Cô gái 18 tuổi ở Nghệ An tử vong vì bạch hầu, ai có nguy cơ cao mắc căn bệnh này?
GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và có thể gây thành dịch.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Bệnh nhân là P.T.C, 18 tuổi, trú tại Bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn.
Ngày 24/6, bệnh nhân C. có biểu hiện sốt, ho, đau họng, tự mua thuốc điều trị nhưng không đỡ. Đến đêm 30/6, bệnh nhân C nhập viện Trung tâm Y tế Kỳ Sơn với tình trạng mệt mỏi, da, niêm mạc kém hồng, sốt 37,8°C, ho, đau họng, khàn tiếng, sưng vùng cổ phải, nuốt đau, nổi hạch góc hàm 2 bên, amydal to có dịch mủ, có giả mạc trắng bám amydal và lưỡi gà, dễ bóc tách, được chẩn đoán, theo dõi bệnh bạch hầu.
Ngày 4/7, bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: theo dõi sốc nhiễm khuẩn/bạch hầu biến chứng viêm cơ tim; theo dõi đợt cấp suy thận mạn; rối loạn đông máu; giảm tiểu cầu.
Vì tình trạng quá nặng, gia đình xin cho bệnh nhân về. Bệnh nhân tử vong trên đường về địa phương.
Ngày 8/7, theo báo cáo của CDC tỉnh Bắc Giang, ngày 7/7, trên địa bàn phát hiện một trường hợp M.T.B. (18 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) có kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu. Được biết, đây là 1 trong 2 trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân C trước khi bệnh nhân này tử vong.
Bệnh bạch hầu là gì?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác.
Những ai có nguy cơ cao mắc bạch hầu?
Theo các chuyên gia, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bạch hầu. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Cụ thể: Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao; trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, những người đi du lịch đến vùng dịch tễ; những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh; trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch; những người suy giảm miễn dịch… rất dễ mắc bạch hầu và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh cao.
Biểu hiện của bệnh bạch hầu
Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu, viêm họng nhẹ, ho. Bệnh diễn biến tiến triển nhanh khiến bệnh nhân khó thở, đau họng tăng dẫn tới chán ăn, sổ mũi, hơi thở hôi.
Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Lớp màu trắng mọc thành từng mảng lớn, dai và dính, khi bóc màng ra gây chảy máu, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biến chứng thường gặp nhất ở bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao.
Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng liệt màn khẩu cái (màn hầu), biến chứng này thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh; hoặc liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.
Với phụ nữ mang thai, bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với thai phụ là khoảng 50%; 1/3 trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vaccine đầy đủ, đến bệnh viện điều trị ngay khi có những triệu chứng bệnh, để tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Hiện nay tại Việt Nam không có vaccine đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vaccine phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.
Lịch tiêm chủng vaccine bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:
Mũi thứ 1: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi.
Mũi thứ 2: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib sau mũi thứ nhất 1 tháng.
Mũi thứ 3: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib sau mũi thứ hai 1 tháng.
Mũi thứ 4: Tiêm vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 5 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 9 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.