Thành tích… phạt!
GiadinhNet - Theo lý thuyết thì việc xử phạt, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, là nhằm giáo dục đối tượng bị phạt. ở ta, phạt nhiều, mức phạt nặng và đang được đề xuất nặng hơn, nhưng sao số người vi phạm giao thông vẫn chưa giảm, hậu quả tai nạn giao thông hàng năm vẫn rất lớn?
Có nhiều người cho rằng, khi việc xử phạt vi phạm giao thông không được hiểu một cách đúng đắn, biến thành mục đích, thì khi đó người dân sẽ thực hiện theo kiểu đối phó.
Những năm trước, chuyện cảnh sát giao thông núp sau ngã ba, ngã tư chờ người vi phạm giao thông đến để xé vé phạt không hiếm, ấy là ví dụ điển hình cho thấy việc phạt, thay vì nhằm giáo dục người dân, đã bị biến thành mục đích. Lại còn chuyện quận này, tỉnh nọ giao chỉ tiêu xử phạt hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Trong các bản sơ kết, tổng kết của lực lượng chức năng, mục thu tiền phạt được báo cáo đầy tự hào, như một thành tích. Đối tượng bị xử phạt càng nhiều, mức phạt càng cao, thành tích lại càng tăng.
Tất nhiên, phạt nhiều cũng chứng tỏ lực lượng chức năng làm việc nghiêm túc, nhưng nếu coi đó là thành tích thì thấy có điều gì đó không ổn. Bởi lẽ, điều đó chứng tỏ ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tăng, trong khi chúng ta đã mất rất nhiều thời gian, tiền của để tuyên truyền, giáo dục. Bỏ nhiều công của mà tình hình chưa chuyển biến sáng sủa, nên coi đó là bất cập, tồn tại, hơn là thành tích.
Còn chuyện giao chỉ tiêu, việc này nhiều khi đã làm méo mó mục đích của việc xử phạt. Với người xử phạt, họ phải làm cho đủ chỉ tiêu, từ đó dẫn đến chuyện núp chỗ này, ẩn chỗ nọ để bắt người vi phạm, khiến cái tình trong khi thực thi pháp luật không còn. Trong rất nhiều trường hợp, lẽ ra chỉ cần giáo dục bằng lời, nhưng lại bị giáo dục bằng tiền, khiến người vi phạm không phục, chống đối. Với người bị phạt, nếu bị bắt là xin xỏ, xin không được thì lôi ông này, bà kia ra dọa, dọa không được thì hành hung, chửi bới, dẫn đến sự tôn nghiêm của pháp luật bị sứt mẻ...
Có người sẽ bảo, vì ở ta, ý thức pháp luật của người dân còn quá kém, tỷ lệ xe cộ, tai nạn nhiều, thậm chí là nguồn thu ngân sách địa phương “hẻo quá” (chưa kể đến sự hấp dẫn của cái tỉ lệ phần trăm trích lại mà "đơn vị ta" được hưởng) nên việc phạt là đương nhiên, còn kéo dài và không thể khác!
Nói vậy cũng chỉ đúng một phần. Ở một số thành phố du lịch (như Đà Nẵng chẳng hạn), nếu người dân, nhất là khách du lịch vô tình vi phạm giao thông không gây hậu quả nghiêm trọng, đại đa số chỉ bị nhắc nhở rồi cho đi. Vậy nhưng giao thông tại những nơi này có tệ hại không? Người dân ở các địa phương này có tuân thủ luật lệ giao thông không? Hẳn rằng ai đã đến những nơi này đã có câu trả lời.
Vậy nên việc tăng nặng mức xử phạt giao thông, trong điều kiện người dân còn quá nghèo, lại quen với giao thông làng xã hơn giao thông phố phường, có thể chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.
Điều ai cũng thấy một cách rất rõ ràng là, xã hội càng văn minh, con người càng hành xử theo pháp luật. Tất nhiên, để đến được với văn minh, nhiều khi cũng cần các biện pháp mạnh, ví như việc xử phạt. Nhưng chắn chắn văn minh không đồng nghĩa với việc xử phạt!
Thường Sơn/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.