Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tháp tùng 'tư lệnh tiền phương' nơi tâm dịch: Chuyện bây giờ mới kể

Thứ sáu, 11:44 04/02/2022 | Y tế

Báo Sức khỏe&Đời sống đã cử nhiều nhóm phóng viên trực tiếp tham gia các đoàn công tác của Bộ phận Thường trực đặc biệt và tận mắt chứng kiến những giây phút căng thẳng và cả những lúc đời thường của "tư lệnh ngoài tiền phương" chống dịch.

Báo Sức khỏe&Đời sống đã cử nhiều nhóm phóng viên trực tiếp tham gia các đoàn công tác của Bộ phận Thường trực đặc biệt và tận mắt chứng kiến những giây phút căng thẳng và cả những lúc đời thường của "tư lệnh ngoài tiền phương" chống dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

Người chiến sĩ ấy!

Cuối tháng 6/2021, tôi nhận lệnh tham gia Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch tại Bắc Giang. Đây là lần đầu tiên đi vào tâm dịch nên với tôi, tất cả còn rất bỡ ngỡ.

Thời gian đầu, tình hình dịch COVID -19 tại Bắc Giang rất nóng, các cuộc họp giữa Bộ phận Thường trực đặc biệt với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh Bắc Giang diễn ra rất nhiều, bất kể ngày hay đêm.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn động viên y bác sĩ đang tích cực điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn động viên y bác sĩ đang tích cực điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Ấn tượng đầu tiên của tôi với Thứ trưởng là sự giản dị. Giản dị từ ngày đầu gặp mặt. Mái tóc bạc không hề bóng bẩy, làn da ngăm, áo sơ mi ngắn tay hơi cũ cùng với chiếc quần kaki.

Thời tiết tại Bắc Giang khi ấy đúng thời điểm nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến gần 40 độ C. Thế nhưng hàng ngày, Thứ trưởng luôn dành thời gian để đi kiểm tra thực tế tại cơ sở về công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Không chiêng trống linh đình mà chỉ lặng lẽ. Có khi đến cơ sở rồi lãnh đạo địa phương mới biết, chạy vội ra tiếp Thứ trưởng. Có những hôm, chiếc áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi nhưng chưa bao giờ tôi nghe Thứ trưởng than nóng. Bởi khi ấy còn rất nhiều y, bác sĩ, ngay cả các bạn sinh viên, cũng đang khoác trên mình bộ đồ bảo hộ vô cùng nóng nực.

Trước khi là lãnh đạo, Thứ trưởng cũng là bác sĩ, nên hơn ai hết, Thứ trưởng  thấu hiểu sự vất vả của các y, bác sĩ, cùng nỗi niềm luôn đau đáu trong tâm: Làm sao để anh em chống dịch đỡ vất vả?

Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra. Thay đổi giờ xét nghiệm vào lúc sáng sớm và chiều tối để tránh nắng, sử dụng buồng lấy mẫu có điều hòa, vận động ủng hộ thực phẩm cho y, bác sĩ... là rất nhiều biện pháp được Thứ trưởng chỉ đạo các bộ phận trong Bộ phận Thường trực đặc biệt triển khai.

Phải chứng kiến những đau thương, mất mát quá lớn lúc bấy giờ, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã rất đau xót. Cả Bộ phận Thường trực đặc biệt khi ấy, rất nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, có lúc khóc vì bất lực. Thế nhưng người thủ lĩnh ấy chưa bao giờ gục ngã. Bởi phía sau Thứ trưởng, là hàng chục nghìn y, bác sĩ đang căng mình "chiến đấu" ngày đêm.

Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất về Thứ trưởng trong những ngày tại Bắc Giang, có lẽ là lần tháp tùng Thứ trưởng đến thăm thầy và trò các trường y dược đang hỗ trợ tại Bắc Giang. Đến đâu, Thứ trưởng cũng bắt tay từng bạn sinh viên, ân cần hỏi thăm, động viên. Khi đến nơi ở của thầy trò Trường Đại học Y Dược Thái Bình, thấy các bạn sinh viên đứng trên tầng, Thứ trưởng giơ tay vẫy chào hỏi lớn: "Ăn có ngon không?". Lúc đó, tất cả các bạn sinh viên đều đồng thanh đáp "Có".

Hình ảnh Bộ phận Thường trực đặc biệt nắm bàn tay đặt lên trái tim để thể hiện tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc "COVID", cũng là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết. Sau này, hình ảnh xúc động đó đã trở thành bìa cuốn sách "Bắc Giang, những ngày không quên".

 Ngày hoàn thành nhiệm vụ, rời Bắc Giang, tôi nhận tin Thứ trưởng lại tiếp tục nhận trọng trách phòng chống dịch tại TP.HCM. Người "Thầy" tóc bạc ấy, có khi chẳng kịp nghỉ ngơi, lại tiếp tục lao vào "trận đánh".

Những ngày TP.HCM nóng dần lên, trở thành tâm dịch còn khủng khiếp hơn cả Bắc Giang, tôi quyết định xung phong vào tâm dịch, để có thể "ghi lại" những khoảnh khắc lịch sử. Và lần này, tôi may mắn được gặp Thứ trưởng lần thứ 2.

Ngày gặp lại, tôi nhận ra vẫn đôi giày ấy, chiếc áo sơ mi kẻ ca rô quen thuộc ấy, đã cùng Thứ trưởng từ Bắc vào Nam. Có điều, lần này, nhìn Thứ trưởng đã "già hơn", đôi mắt "nặng trĩu" hơn. Có lẽ do thời điểm ấy, dịch tại TP.HCM diễn biến quá phức tạp, số ca nhiễm và tử vong tăng lên từng ngày.

Mỗi lần nghe tin một cán bộ, một nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2, có người đã vĩnh viễn nằm xuống, là Thứ trưởng lại trầm ngâm...

Thế rồi sau bao khó khăn, gian khổ, cuối cùng "chúng ta đã thấy được ánh sáng phía cuối đường hầm" (trích lời Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại buổi làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 16 TP.HCM). Tôi kết thúc nhiệm vụ trở về Bắc.

Xin dành một câu trong bài hát "Người chiến sĩ ấy" của nhạc sĩ Hoàng Vân để nói về người "Thầy" giản dị và gần gũi ấy:

"Người chiến sĩ ấy

Ai đã gặp Anh

Không thể nào quên

Không thể nào quên!".

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Quyết liệt trong công việc nhưng ấm áp như người Anh

Trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của nước ta, tại làn sóng dịch lần thứ ba bùng phát tại Bắc Ninh, cuối tháng 5/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập Bộ phận Thường trực đặc biệt phòng chống dịch tại Bắc Ninh do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng Bộ phận.

Vốn là một người lính, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên luôn có tác phong của nhà binh với kỷ luật của quân đội. Trước mỗi buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của các địa phương, Thứ trưởng luôn yêu cầu cán bộ của Bộ phận Thường trực chuẩn bị đầy đủ các số liệu, bảng biểu chính xác, tỉ mỉ và chi tiết về dịch của từng địa bàn "nóng". Để có được những số liệu tỉ mỉ như vậy, các cán bộ của các Cục, Vụ, đơn vị (thành viên các bộ phận) phải luôn lăn xả vào thực tế, đi đến từng địa bàn, xuống đến tận nhà dân điều tra dịch tễ.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (thứ hai từ trái sang) làm việc với cán bộ xã của tỉnh Bắc Ninh ngay tại hiện trường. Ảnh: Anh Tuấn

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (thứ hai từ trái sang) làm việc với cán bộ xã của tỉnh Bắc Ninh ngay tại hiện trường. Ảnh: Anh Tuấn

Tôi còn nhớ, một xã của huyện Yên Phong khi đang thực hiện phong tỏa, Thứ trưởng Tuyên cùng lái xe của mình trực tiếp đi xuống xã quan sát, gặp gỡ người dân, cán bộ đang trực chốt tìm hiểu công tác chống dịch và phong tỏa. Cán bộ trực tại điểm chốt cứ ngỡ như đang nói chuyện với một cán bộ bình thường qua đường mà không biết rằng đang nói chuyện với Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế về phòng chống dịch, nên họ nói thẳng, nói thật những khó khăn, vất vả trong chống dịch tại cơ sở. Thứ trưởng lặng lẽ nghe, ghi nhớ và khi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hương Giang cùng các thành viên Ban Chỉ đạo đã trực tiếp trao đổi lại những điều mắt thấy, tai nghe để cùng với địa phương tìm giải pháp, tháo gỡ ngay tại buổi làm việc.

Không chỉ dựa vào báo cáo số liệu của cán bộ, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trực tiếp đi kiểm tra thực địa mà không báo trước với địa phương. Ông thường nói với các cán bộ của mình: Chúng ta về đây là giúp địa phương, nên cần giúp cho thực chất và thật hiệu quả. Các đồng chí làm việc hết sức và cẩn trọng. Tôi cũng đi xuống xã và xem dưới đó họ làm như thế nào? Và ông đi thật, mà không báo trước.

Bắc Ninh là địa bàn có nhiều khu công nghiệp và rất đông công nhân. Thời điểm tháng 5/2021, khi dịch bùng phát trên địa bàn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp phải dừng sản xuất. Dịch lan rộng vào các khu nhà trọ công nhân. Trước tình hình đó, Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã lăn lộn đến từng nhà máy, khu công nghiệp để lắng nghe, hỗ trợ doanh nghiệp. Đánh giá việc đi về của công nhân giữa nhà máy và các khu trọ tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ làm bùng phát dịch, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cùng các chuyên gia của Bộ phận Thường trực đặc biệt đã đề nghị Bắc Ninh "tấn công" dịch ở 2 đầu, vừa "khóa chặt" nguy cơ trong khu công nghiệp vừa "khóa chặt" trong khu dân cư, nhà trọ để không lây lan vào khu công nghiệp. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức ngay trong đêm để phân tích và đi đến các quyết định chống dịch táo bạo và chưa có tiền lệ, đó là, đưa công nhân vào lưu trú trong nhà máy vừa làm việc, vừa ăn ở tập trung tại nhà máy. Bắc Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện sáng kiến "3 cùng" (3 tại chỗ) trong nhà máy để duy trì sản xuất - ăn cùng, ở cùng, làm cùng. Hay "1 cung đường, 2 điểm đến" nghĩa là doanh nghiệp có thể thuê địa điểm là ký túc xá, nhà nghỉ, khách sạn bên ngoài, nhưng đảm bảo "biệt lập", có xe đưa đón hàng ngày tới nhà máy và ngược lại. Sau những giờ làm việc căng thẳng, có những buổi đến hơn 24 giờ, các thành viên trong đoàn mới trở về khách sạn nơi ăn, nghỉ của đoàn. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên như một người Anh cả của Bộ phận Thường trực đặc biệt, Thứ trưởng đến từng bàn động viên, hỏi han cán bộ dưới quyền. Một tình cảm ấm áp, thân tình, không còn khoảng cách giữa "tư lệnh chiến trường" và người chiến sĩ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Sát sao đến từng chi tiết

Một buổi tối trung tuần tháng 7/2021, trên chuyến bay cuối cùng trong ngày từ Hà Nội vào TP.HCM, chúng tôi may mắn bay cùng Thứ trưởng Trần Văn Thuấn. Sau gần 2h bay, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, nhóm phóng viên cùng đoàn công tác của Bộ Y tế lên xe đợi sẵn hướng nhanh về Đồng Nai. Đêm muộn, về đến "bản doanh" của Tổ công tác, Thứ trưởng không nghỉ ngay mà cùng với một số thành viên trong đoàn hội ý, chuẩn bị làm việc cho ngày hôm sau. Buổi làm việc kéo dài đến 1h sáng, các thành viên mới về phòng nghỉ để 8h hôm sau đến kiểm tra công tác khám, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại BVĐK tỉnh Đồng Nai.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn (đứng giữa) cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiểm tra khu cách ly điều trị F0. Ảnh: Anh Văn

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn (đứng giữa) cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiểm tra khu cách ly điều trị F0.Ảnh: Anh Văn

Với kinh nghiệm làm công tác điều trị ở bệnh viện lớn thuộc Bộ Y tế, nên trong các chuyến đi kiểm tra làm việc tại địa phương, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm việc rất kỹ và chi tiết với các bệnh viện đảm nhiệm công tác điều trị bệnh nhân. Thứ trưởng thường quan sát và đề nghị cung cấp chi tiết nhân lực, số giường bệnh, hệ thống oxy y tế, trang thiết bị cần thiết cấp cứu cho bệnh nhân nặng. Với các đề xuất của địa phương, trong phạm vi được Bộ trưởng phân công, Thứ trưởng quyết ngay tại buổi làm việc. Có giám đốc bệnh viện nói: "Chúng tôi hiện đang quá thiếu máy thở". Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng thông báo có ngay máy thở HFNC đang trên đường đến, đề nghị ngành Y tế khẩn trương bố trí nhân lực tiếp nhận máy thở về phải đưa vào sử dụng ngay cho bệnh nhân.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ các tỉnh miền Đông Nam Bộ chống dịch, gồm nhiều tỉnh thành trải dài, phải di chuyển liên tục, cường độ làm việc cao, nhưng đến tối, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn vẫn tiếp tục hội ý với các chuyên gia trong và ngoài nước để có những ý kiến chỉ đạo chống dịch. Bữa ăn tối thường bắt đầu muộn và kết thúc rất nhanh "để kịp giờ làm việc trực tuyến với chuyên gia". Đó là hình ảnh tôi hay bắt gặp trong lịch trình dày đặc công việc của Thứ trưởng.

Trong những thời khắc căng thẳng, "động đến gì cũng thiếu". Nhân lực thiếu, oxy thiếu. Máy thở thiếu. Monitor thiếu. Phòng hộ cá nhân... cũng thiếu. Chỉ có bệnh nhân là thừa, quá thừa. Có thời điểm 1 điều dưỡng phải chăm sóc 10 - 15 bệnh nhân. Có lúc kíp trực 3 bác sĩ mà cả trăm bệnh nhân cùng cần theo dõi, cấp cứu. Những bài toán "nan giải" từ thực địa buộc các "tư lệnh" phải ra biện pháp ứng phó khẩn cấp. Những cuộc điện thoại nóng ran máy. Những tiếng thúc giục từ thực tiễn buộc "tư lệnh ngoài tiền phương" phải ra quyết định ngay giải quyết, gỡ nút thắt.

Trong những ngày làm việc tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ngoài thời gian làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo chống dịch của địa phương, khi xuống cơ sở, Thứ trưởng luôn dành thời gian động viên nhân viên y tế, những người đang bám trụ ngày đêm điều trị bệnh nhân, đặc biệt là đối với các thầy thuốc được Bộ Y tế điều động vào tăng cường. "Các em vào đây, xa nhà, cần sự hỗ trợ gì từ Bộ?". Những lời động viên chân thành của lãnh đạo Bộ Y tế đã giúp tình nguyện viên vơi đi những vất vả phải đối mặt.     

Anh Văn - Đức Duy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 4 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 6 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 6 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 6 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top