Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thắt chặt chi tiêu vì lo không đủ tiền sắm Tết

Thứ bảy, 09:19 04/12/2021 | Xu hướng

E ngại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tới mức thưởng cuối năm, nhiều người trẻ làm văn phòng đã sớm thắt chặt chi tiêu, dành dụm để lo cho gia đình dịp Tết.

Đối với Huy Đỗ (23 tuổi, Hà Nội), sắm Tết là chủ đề khiến anh "đau đầu" nhất trong những tháng cuối năm.

"Năm nay, tôi dự định dành ra 7-10 triệu đồng gửi bố mẹ sắm Tết, mua quà biếu gia đình bạn gái và chi tiêu cho bản thân. Ngoài ra, tôi vẫn phải trả tiền nhà, sinh hoạt phí vì đã ra ở riêng", Huy chia sẻ với Zing.

 Thắt chặt chi tiêu vì lo không đủ tiền sắm Tết - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ đắn đo khi mua sắm dịp cuối năm do dịch bệnh ảnh hưởng tới mức lương, thưởng. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.

Song, do mới nhận vị trí kỹ sư viễn thông được hơn nửa năm và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, anh chưa kịp tích cóp đủ để có thể thoải mái mua sắm.

"Tôi mới ra trường hồi đầu năm, đi làm chính thức từ tháng 7 nên chưa vững vàng về tài chính. Cuối năm, thứ gì cũng cần đến tiền nên tôi có chút áp lực", anh nói.

Sự lo lắng của Huy Đỗ cũng là nỗi niềm chung của nhiều người trẻ, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng đến mức lương, thưởng Tết.

Đứng trước dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm với nhiều khoản cần sắm sửa cho gia đình, họ cảm thấy căng thẳng và có phần áp lực khi phải cân đối chi tiêu cá nhân cẩn thận hơn trước.

Không dám chi tiêu

Dù 2 tháng nữa mới đến Tết, Vân Linh (23 tuổi, Hà Nội) đã lo lắng chi phí mua sắm cho gia đình.

Linh cho biết từ khi có thu nhập, cô thường biếu bố mẹ 5 triệu đồng sắm Tết, để ra một khoản lì xì người thân và mua đồ cá nhân. Ước tính, những khoản chi tiêu này có thể lên đến hơn một tháng lương của cô.

Năm nay, điều này lại trở thành nỗi trăn trở với Linh do cô vẫn đang thử việc cho vị trí thiết kế đồ họa cho một công ty, có thể không được nhận thưởng cuối năm.

“Tôi mới chuyển từ freelance sang làm văn phòng được hơn một tháng, tới tháng 1 năm sau mới được cất nhắc lên chính thức. Tôi chưa được nhận 100% lương, các đãi ngộ cũng hạn chế mà còn phải chi tiêu nhiều nên rất đắn đo", cô kể.

 Thắt chặt chi tiêu vì lo không đủ tiền sắm Tết - Ảnh 3.

Vân Linh gặp áp lực khi mua sắm cuối năm cho gia đình do vẫn đang thử việc, có khả năng chưa được nhận thưởng Tết.

Trước tình hình đó, Linh buộc phải nhận thêm các yêu cầu thiết kế bên ngoài để có thêm thu nhập, đủ trang trải chi phí sinh hoạt và tiết kiệm.

"Dịch bệnh kéo dài khiến kinh tế của tôi bị ảnh hưởng ít nhiều. Giờ, tôi chỉ còn cách 'siết hầu bao', làm việc siêng hơn để có thể chi trả các khoản theo dự tính".

Tương tự Vân Linh, Hoàng T. (25 tuổi, TP.HCM) "nhiều khả năng" không có thưởng Tết do mới tìm được công việc khác sau dịch.

Sau một thời gian làm freelance, cô chuyển sang làm thiết kế cho một công ty thời trang với mong muốn có mức thu nhập ổn định hơn.

"Tôi được nhận vào làm từ tháng 7, song 2 tháng nay mới quay lại văn phòng. Đợt trước, tôi làm việc online nên thu nhập giảm 20%, gần đây mới ổn định hơn", cô kể với Zing.

Hoàng T. cho biết cô đã sử dụng phần lớn tiền lương để trả khoản vay mua laptop, lo sinh hoạt phí cho gia đình. Vì thế, khi nghĩ tới những thứ cần phải sắm sửa cuối năm, cô lại "phát hoảng".

"Sau khi trả các khoản vay, gửi mẹ phí sinh hoạt, tôi không còn nhiều tiền để mình chi tiêu nữa. Có lẽ từ giờ tới Tết, tôi sẽ hạn chế đi ăn ngoài, bớt mua sắm quần áo, mỹ phẩm... để lo cho gia đình trước".

Lập kế hoạch tiết kiệm

Thay vì lao vào các "cuộc chiến săn sale" dịp cuối năm, Thùy Anh (23 tuổi, Hà Nội) chọn cách lên kế hoạch chi tiêu, cẩn trọng khi rút hầu bao.

Chia sẻ với Zing, nữ nhân viên marketing cho biết trong thời gian giãn cách xã hội, cô phải làm việc tại nhà và thu nhập cũng giảm so với bình thường.

 Thắt chặt chi tiêu vì lo không đủ tiền sắm Tết - Ảnh 4.

Thùy Anh cho biết cô không quá áp lực chuyện chi tiêu dịp Tết năm nay do có kế hoạch từ trước.

Vì thế, khi quay lại văn phòng, cô quyết định cân đối chi tiêu hợp lý hơn, dành tiền vào những mục đích cần thiết hơn nhu cầu cá nhân.

"Ngoài sinh hoạt phí cố định, tôi phải để dành tiền mua vé xe về Hải Phòng ăn Tết, gửi bố 6-7 triệu đồng mua sắm cuối năm, mua quà biếu, lì xì họ hàng... Nếu không có kế hoạch tiêu xài, tôi chỉ sợ sẽ hao hụt tiền", Thùy Anh nói.

Tương tự, Thành Đạt (24 tuổi), một kỹ sư xây dựng ở quận Ba Đình (Hà Nội), cũng chủ động cắt giảm các khoản chi tiêu cá nhân từ tháng 11 để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Vì đây là năm đầu tiên chính thức đi làm sau khi tốt nghiệp, anh cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc đóng góp tài chính cho gia đình mua sắm Tết.

Thành Đạt đã liệt kê sẵn danh sách các khoản, bao gồm 5 triệu đồng gửi về cho bố mẹ ở Quảng Ninh, 5 triệu đồng để lì xì gia đình, họ hàng và khoảng 2 triệu đồng tiền đi chơi trong dịp nghỉ lễ.

Sau khi nhẩm tính, tổng số tiền cần chi tiêu nhỉnh hơn một tháng lương của anh. Cùng lúc đó, Thành Đạt phải lo tiền thuê nhà và trang trải sinh hoạt phí tại Hà Nội. Bởi vậy, những tháng cuối năm có phần căng thẳng hơn với nam kỹ sư.

 Thắt chặt chi tiêu vì lo không đủ tiền sắm Tết - Ảnh 5.

Thành Đạt hạn chế ăn ngoài, khéo léo từ chối một số cuộc liên hoan, nhậu nhẹt cuối năm để tiết kiệm tiền, lo sắm Tết cho gia đình.

“Cách đây không lâu, tôi cũng mới dồn hết tiền tiết kiệm và vay mượn thêm bạn thân một chút để đổi xe máy mới. Có thể nói, hiện tôi đang trắng tay và làm lại từ đầu”, anh cười, nói.

Thành Đạt cho biết anh “sớm tự đưa mình vào khuôn khổ” để cắt giảm chi tiêu cá nhân. Anh chủ động xóa các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại để không bị “cám dỗ” bởi những đợt săn sale lớn và hấp dẫn.

Trước đó, vì là một người đam mê thể thao, trung bình mỗi tháng anh chi khoảng 500.000-1.000.000 đồng cho những món phụ kiện để hỗ trợ môn đạp xe và chạy bộ.

Ngoài ra, anh hạn chế ăn uống ngoài hàng quán, thay vào đó chăm chỉ nấu cơm ở nhà hơn. Anh cũng khéo léo từ chối một số cuộc liên hoan, nhậu nhẹt cuối năm.

Thành Đạt thừa nhận đây là điều dễ thực hiện nhất bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

“Mặc dù hơi lo lắng, tôi vẫn tự tin rằng mình thu xếp được theo kế hoạch đề ra. Tết Nguyên đán chỉ có mỗi năm một lần và tôi muốn ưu tiên cho gia đình”, anh khẳng định.

Vô tình đi khám bệnh, bác sĩ tiết lộ điều bất ngờ khiến người chồng căm hận vợ đến tận cùngVô tình đi khám bệnh, bác sĩ tiết lộ điều bất ngờ khiến người chồng căm hận vợ đến tận cùng

GiadinhNet - Nếu không có cuộc kiểm tra sức khỏe bất ngờ này hẳn anh chồng không bao giờ nghĩ tới việc vô đạo đức mà chị vợ đã làm.

Muốn trị mất ngủ mà không cần thuốc hãy tìm hiểu những cách sau đây

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cho vịt nghe nhạc, lắp camera theo dõi, kỹ sư điện thu 3 tỷ đồng/năm

Cho vịt nghe nhạc, lắp camera theo dõi, kỹ sư điện thu 3 tỷ đồng/năm

Xu hướng - 4 giờ trước

Vốn là một kỹ sư điện, năm 2018, anh Nam xin nghỉ về quê mở trang trại nuôi vịt ứng dụng công nghệ cao, doanh thu mỗi năm hơn 3 tỷ đồng.

Những chuyến bay đắt đỏ nhất thế giới, chỉ dành cho giới siêu giàu

Những chuyến bay đắt đỏ nhất thế giới, chỉ dành cho giới siêu giàu

Xu hướng - 18 giờ trước

Có những chuyến bay mà chỉ giới siêu giàu mới dám"xuống tiền" để mua vé bởi mức giá đắt đỏ đến mức khó tưởng tượng nổi.

Dân mạng đua nhau lùng mua đặc sản bánh trứng kiến độc lạ

Dân mạng đua nhau lùng mua đặc sản bánh trứng kiến độc lạ

Xu hướng - 1 ngày trước

Trứng kiến, thứ đặc sản dân dã được làm thành bánh, mỗi ngày tiểu thương tiêu thụ hết cả vài trăm chiếc bánh loại này.

Vườn dừa 25.000 cây, có thể thu 25.000 USD từ bán tín chỉ carbon

Vườn dừa 25.000 cây, có thể thu 25.000 USD từ bán tín chỉ carbon

Xu hướng - 2 ngày trước

Không chỉ lúa, những ngày này cây dừa – thế mạnh tỷ USD của nước ta cũng bắt đầu bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon trong thời gian tới.

'Đột nhập' vườn ca cao trĩu quả đang vào vụ thu hoạch

'Đột nhập' vườn ca cao trĩu quả đang vào vụ thu hoạch

Xu hướng - 3 ngày trước

Những quả ca cao xanh, đỏ, vàng lúc lỉu trên cây điểm xuyết những bông hoa trắng li ti, mang đến cảm giác mới lạ, thú vị khiến nhiều người xao xuyến. Thời điểm này giá ca cao tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng phấn khởi.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 5 ngày trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 6 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 6 ngày trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Kiếm tiền tỷ từ ý tưởng đưa cả cánh rừng… vào chậu kính

Kiếm tiền tỷ từ ý tưởng đưa cả cánh rừng… vào chậu kính

Xu hướng - 1 tuần trước

Từ ý tưởng thu nhỏ không gian chơi cây cảnh, những cánh rừng nguyên sinh vào chậu thủy tinh (terrarium) mini, Lưu Viết Chung (SN 2000, chủ cơ sở Chung RainForest, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Nghỉ lễ dài ngày, người Hà Nội đi du lịch Hà Giang, Tuyên Quang, chi phí chỉ hơn 1 triệu đồng/người

Xu hướng - 1 tuần trước

GĐXH - Thay vì đến những điểm du lịch biển nổi tiếng trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân đã tìm đến những điểm du lịch vùng Tây Bắc để trải nghiệm với giá chỉ hơn 1 tiệu đồng/người.

Top