Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thay đổi chiến lược ứng phó với cúm A/H1N1

Thứ hai, 08:07 03/08/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - "Hiện nay, dịch cúm A/H1N1 đã bắt đầu lây lan trong cộng đồng, chiến lược ứng phó với dịch cũng cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để giảm thiểu tác hại của dịch cúm A/H1N1 đối với cuộc sống người dân" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh.

 
Tăng cường giám sát chùm ca bệnh

Theo Bộ trưởng, cần tăng cường việc giám sát chùm ca bệnh tại cộng đồng, đặc biệt chú trọng đến các trường hợp có biến chứng nặng, các đối tượng có nguy cơ tử vong cao. Trong khi đó vẫn phải giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu để phát hiện các trường hợp xâm nhập. Ở giai đoạn này, công tác điều trị chẩn đoán, phân loại và xử trí kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế tối đa tử vong là hết sức quan trọng.

Để người dân hiểu rõ các biện pháp phòng chống bệnh, không hoang mang, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh hơn, đa dạng các hình thức truyền thông, có những thông điệp cụ thể để người dân dễ áp dụng, đặc biệt có các tài liệu truyền thông dành riêng cho các trường học, các nhà máy, xí nghiệp, nơi làm việc, là những nơi có nguy cơ lớn bùng phát dịch trong thời gian tới.

Từ trước khi dịch cúm A/H1N1 xảy ra tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã có những chuẩn bị phục vụ công tác giám sát, điều trị, truyền thông, hậu cần để phù hợp với từng giai đoạn của dịch cúm A/H1N1.
 
Phun thuốc khử trùng ở lớp học tại Trường Lomonosov ngay sau khi phát hiện
thấy một học sinh bị nhiễm cúm A/H1N1. (Ảnh: Lương Mỹ)

Khó dự đoán

Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, sau 7 tuần khống chế thành công dịch ở các ca bệnh xâm nhập rải rác từ các nước và vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam, từ giữa tháng 7/2009 dịch bắt đầu có dấu hiệu lan ra cộng đồng, tăng số người mắc tại các nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan công sở. Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì dự báo trước đây của các nhà chuyên môn. Kể từ khi dịch lan ra cộng đồng đến nay ở Việt Nam, trong số 356 trường hợp dương tính với virus cúm A/H1N1, đa số các trường hợp là học sinh sinh viên (88%), tập trung ở nhóm tuổi từ 11 đến 30 tuổi.

Cũng theo PGS.TS Hiển, mọi người cần có hiểu biết đúng về bệnh cúm và các biện pháp phòng chống, cần bình tĩnh và không quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan. Cho tới thời điểm hiện nay, diễn biến của bệnh cúm nhẹ như cúm mùa thông thường, hầu hết các ca bệnh diễn biến nhẹ, không có biến chứng nặng.

Cũng theo PGS.TS Hiển, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đang tiến hành các nghiên cứu, phân tích trình tự chuỗi nucleotide của gene HA trên các chủng virus, kết quả phân lập virus bước đầu cho thấy: Gene HA của virus cúm đại dịch A/H1N1 lấy ở người bệnh tại Việt Nam có độ tương đồng cao với toàn bộ các chủng virus cúm đại dịch A/H1N1 đang lưu hành trên thế giới từ 99%-100%.
 
Kết quả nuôi cấy và giải trình tự gene NA để tìm đột biến liên quan đến kháng thuốc Tamiflu không phát hiện đột biến tại các vị trí 274 và 294 liên quan đến sự kháng hoặc giảm độ nhạy của Tamiflu với virus cúm đại dịch A/H1N1. Các hoạt động giám sát sự lưu hành các chủng virus cúm ở cộng đồng tại 15 điểm giám sát ở cả nước cũng đã được tăng cường và cũng đã phát hiện được một số ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1 ở một điểm giám sát.
 
Theo PGS.TS Hiển, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy cần phải chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch phòng chống đại dịch ở các cấp. WHO nhận định là rất khó dự đoán về những diễn biến sắp tới, tốt nhất là nên chuẩn bị càng kỹ càng tốt và ngay từ bây giờ. Cách tốt nhất để dự báo dịch chính là tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phân tích thường xuyên các đặc điểm dịch tễ học, virus học và lâm sàng của bệnh dịch để có thể đưa ra dự báo và các biện pháp ứng phó kịp thời.

Vân Khánh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 56 phút trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 20 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Top