Thay đổi ở da và tóc khi có thai là bình thường?
Nhan sắc xuống hạng khi có thai là điều có thể xảy ra. Nhưng thay đổi thế nào là bình thường? BS. Lê Tiểu My - chuyên gia Sản Nhi sẽ giải đáp cho các bạn rõ.
Em thấy mấy chị có bầu da dẻ xuống cấp trầm trọng, Một chị ở cơ quan em nám cả mặt và cổ, bụng rạn hết trơn. Nhìn vậy em sợ quá! Làm sao để bầu mà da dẻ vẫn đẹp ạ? Bạn em còn nói vậy là bình thường. Có đúng không bác sĩ?
Nguyễn Thị Hồng Liên ( Đồng Nai)
Nhan sắc xuống hạng khi có thai là điều có thể. Cơ thể thay đổi thì rõ rồi, eo biến mất, da, tóc, cả móng tay móng chân cũng thay đổi luôn. Hầu hết những thay đổi này là bình thường, và sẽ bình phục sau khi sinh xong. Nhưng mà thay đổi thế nào là bình thường?
Rạn da

Thoa kem không có nhiều tác dụng với vết rạn da
Thường sẽ thấy rõ ở bụng, một số trường hợp bị ở ngực, đùi. Khi em bé lớn dần, bụng to lên thì những vết rạn da sẽ xuất hiện. Vết rạn ở ngực cũng do ngực to ra, chuẩn bị "bếp núc" cung cấp sữa cho em bé.
Vết rạn màu nâu, hơi đỏ, hoặc đôi khi có màu tím. Khi sinh xong đa phần tự mờ dần và bạn không tổn hại gì thêm.
Một số lotion, cream hay dầu thoa có thể làm giảm vết rạn, nhưng thật sự đôi khi cũng không có tác dụng, nhất là khi đã hình thành các vết rạn trên da.
Để giảm bớt hiện tượng này, bạn cần kiểm soát chế độ ăn của mình, đừng tăng cân nhiều quá. Như vậy bạn vừa khỏe lại vừa đẹp.
Một số thay đối khác có thể có là:
- Các đốm nâu trên má, mũi.
- Đường sậm màu giữa bụng (dân gian hay nhìn hình dạng đường này đoán con trai hay con gái, bác sĩ thấy có khi đúng, có khi sai)
Để hạn chế mấy khuyết điểm trên da kể trên, bạn nên tránh nắng tốt, đội mũ hoặc mặc áo che nắng, có thể sử dụng kem chống nắng an toàn nhưng đừng sử dụng các chất làm trắng da.
- Ngứa da: thường vào 3 tháng cuối thai kỳ, ngứa da kèm xuất hiện nốt đỏ (không có sốt), cũng thường xuất hiện ở bụng, tay…Cố gắng đừng gãi mạnh làm trầy xước da (cắt móng tay thật ngắn cũng là cách). Nếu ngứa nhiều, ảnh hưởng giác ngủ, sinh hoạt, bạn nên báo bác sĩ khám thai để kiểm tra và cho thuốc bôi hoặc uống.
Tóc - Móng
Một số trường hợp thấy tóc và móng khỏe hơn, nhanh dài hơn. Ngược lại, có người lại rụng tóc, móng tay dễ gãy hơn, đặc biệt là sau sinh.
Trong mọi trường hợp, bạn nên cắt ngắn móng tay (nhất là sau sinh, vì cắt móng tay sạch sẽ, đỡ làm đau, trầy trụa em bé).
Tóc rụng sẽ phục hồi. Vì vậy cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất , uống đủ nước. Không kiêng khem quá mức sau sinh, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo Sức khỏe đời sống

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.