Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa nhìn thấy đã nước mắt đầm đìa

Thứ ba, 16:58 04/07/2023 | Chuyện đó đây

Thật bất ngờ, chiếc kẻng vẫn được nhà trường dùng để báo hiệu hóa ra lại một món bảo vật quý hiếm mà các chuyên gia khảo cổ truy tìm bấy lâu.

Bảo vật được dùng làm kẻng báo hiệu

Sau khi kết thúc chiến tranh, các bảo tàng trên toàn Trung Quốc bắt đầu công cuộc thu thập các di vật văn hóa quý giá đang lưu lạc trong dân gian. Năm 1955, các chuyên gia khảo cổ thuộc bảo tàng Thẩm Dương đã đến Hải Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh để khảo sát.

Khi đi ngang qua một trường tiểu học địa phương, họ vô tình trông thấy một giáo viên đang gõ kẻng báo hiệu tới giờ học. Tiếng kẻng này rất đặc biệt, nó khác hẳn thông thường, họ ngay lập tức bị thu hút. Cả nhóm vào trường học để gặp vị giáo viên và đề nghị anh cho xem chiếc kẻng đó. Chiếc kẻng này không chỉ có âm thanh đặc biệt mà hình dáng của nó cũng kỳ lạ.

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa thấy đã khóc: "Đây là bảo vật tôi tìm kiếm cả đời" - Ảnh 1.

Chiếc kẻng được dùng trong nhà trường phát ra âm thanh rất khác biệt. (Ảnh: Sohu)

Sau khi lau chùi qua, một hàng chữ được khắc ở giữa chiếc kẻng hiện ra là: "Đại kim thiên mệnh quý hợi niên chú ngưu trang thành". Nào ngờ, vừa nhìn thấy dòng chữ này, một vị chuyên gia nước mắt đầm đìa, gào lớn: "Đây chính là khối vân bản, tôi đã dành cả cuộc đời tìm kiếm nó, không ngờ hôm nay lại thấy nó ở đây."

Hóa ra, chiếc kẻng đó vốn là một tấm vân bản từ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Theo "Hải thành huyện chí" đã được sửa lại vào năm 1924 có ghi chép về tấm vân bản này. Vào năm Thiên mệnh thứ 8 (năm 1623), sau khi đội quân Bát kỳ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích chiếm được phía Nam tỉnh Liêu Ninh bao gồm Thạch Thành, Ngưu Trang Thành và Sa Tỉnh.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã yêu cầu các thợ thủ công người Hán tạo ra nhiều tấm vân bản để báo tin quân sự này cho những nơi khác. Sau này, một trong những tấm vân bản đã được tìm thấy vào năm 1922 và được lưu giữ tại công viên Hải Thành Tha Sơn, khi chiến tranh nổ ra, nó đã bị thất lạc.

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa thấy đã khóc: "Đây là bảo vật tôi tìm kiếm cả đời" - Ảnh 2.

Chiếc kẻng mà nhà trường dùng hóa ra là một chiếc vân bản quý hiếm mà các nhà khảo cổ luôn đau đáu tìm kiếm. (Ảnh: Sohu)

Sau khi các chuyên gia kiểm định một cách kỹ cách, họ đã xác nhận rằng tấm vân bản này là một trong những chiếc được đúc năm đó. Cuối cùng, họ đã quyết định mua một chiếc chuông báo hiệu mới cho nhà trường để đổi lấy tấm vân bản kia. Tấm vân bản đã được đem tới trưng bày ở bảo tàng Thẩm Dương và được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia, đồng thời cũng là một trong mười món bảo vật nổi tiếng của bảo tàng.

Lai lịch bất ngờ của "chiếc kẻng" báo hiệu

Trong lĩnh vực quân sự, thông tin liên lạc đóng vai trò rất quan trọng. Thế nhưng, ở thời xưa, công nghệ thông tin chưa phát triển nên người xưa chỉ có thể thử nhiều cách khác nhau để truyền thông tin. Vấn đề đặt ra là tình thế trên chiến trường luôn thay đổi, khi hai quân giao chiến, tướng sĩ không có bộ đàm như ngày nay thì làm sao có thể truyền mệnh lệnh cho binh lính. Và các tướng lĩnh đã nghĩ ra cách giải quyết là sử dụng tiếng trống để điều khiển quân đội tiến và lui thông qua nhịp điệu gõ.

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa thấy đã khóc: "Đây là bảo vật tôi tìm kiếm cả đời" - Ảnh 3.

Tống Thái Tổ là người là đã chuyển đổi dùng trống hiệu sang vân bản để truyền quân lệnh. (Ảnh: Sohu)

Phương thức truyền lệnh này đã tiếp diễn cho đến thời nhà Tống. Người đã thay đổi phương pháp này chính là Tống Thái Tổ - Triệu Khuông Dận. Ông chính là người là vạch ra kế hoạch Binh biến Trần Kiều đoạt chính quyền nhà Hậu Chu và lập nên hoàng triều Tống.

Ông là hoàng đế Nhà Tống duy nhất có xuất thân võ tướng nên dù đã trở thành vua nhưng trong lòng ông vẫn luôn canh cánh về việc huấn luyện binh tướng. Thế nhưng, vào những năm cuối đời, Triệu Khuông Dân lại trở nên sợ hãi khi nghe thấy tiếng trống quân lệnh.

Nỗi sợ hãi ngày càng nghiêm trọng đến nỗi nhà vua chỉ cần nghĩ tới đã trằn trọc không ngủ được. Để giải quyết vấn đề này, nhà vua đã ra lệnh cho các binh tướng sử dụng vân bản để truyền lệnh. Kể từ đó vân bản truyền lệnh đã ra đời.

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa thấy đã khóc: "Đây là bảo vật tôi tìm kiếm cả đời" - Ảnh 4.

Vân bản được thiết kế với hình 2 đám mây lớn nhỏ ở 2 đầu, chuyên dùng để truyền tin trong quân đội. (Ảnh: Sohu)

Vân bản thực chất là một tấm gang hoặc hợp kim lớn và dày được thiết kế với hình 2 đám mây ở 2 đầu. Sau thời nhà Tống, nhà Hán cũng sử dụng vân bản để truyền tin trong quân đội. Đồng thời, quân đội nhà Hán đã thiết kế hẳn một hệ thống ám hiệu riêng cho vân bản, tương tự như hiệu lệnh trống. Sau này, nhà Nguyên học cách sử dụng ám hiệu này. Người Nữ Chân ở Liêu Đông cũng học hệ thống này và truyền lại nó cho thế hệ sau.

Các nhà sử học Trung Quốc đã đọc được những ghi chép về vân bản trong sách cũ và rất quan tâm đến món cổ vật này. Tuy nhiên, đáng tiếc, trong tay họ không có một chiếc vân bản nào để nghiên cứu. Chính vì thế, trong mắt các nhà khảo cổ, việc tìm thấy một chiếc vân bản cũng khó như hái sao trên trời.

Vì sao vân bản trong mắt các nhà khảo cổ vô cùng quý hiếm?

Trên thực tế, các nhà khảo cổ cho rằng vân bản vô cùng quý hiếm là bởi 2 lý do.

Thầy giáo đem miếng gang làm kẻng báo hiệu, chuyên gia vừa thấy đã khóc: "Đây là bảo vật tôi tìm kiếm cả đời" - Ảnh 5.

Vân bản quý hiếm là bởi nó đã bị lưu lạc khắp nơi và rất khó bảo quản. (Ảnh: Sohu)

  • Cô gái trẻ nhặt được hòn đá óng ánh, chuyên gia thẩm định giá trị 3.300 tỷ đồng

    Cô gái trẻ nhặt được hòn đá óng ánh, chuyên gia thẩm định giá trị 3.300 tỷ đồngĐỌC NGAY

Thứ nhất, hầu hết các vân bản được làm bằng gang thỏi. Gang thỏi là một loại gang hình thành như sản phẩm trung gian sau quá trình nung chảy quặng sắt với một loại nhiên liệu rất giàu cacbon như than cốc cùng đá vôi thường là trong lò cao.

Loại gang này chứa 4-5% cacbon nên rất cứng và giòn. Vì những chiếc vân bản này được quân lính vận chuyển thường xuyên nên chúng thường không được bảo quản hay xử lý chống ăn mòn. Đặc biệt, những chiếc vân bản bị chôn dưới đất càng bị ăn mòn nhanh và nghiêm trọng hơn. Do đó, chúng thường bị hủy hoại trước khi các nhà khảo cổ tìm thấy.

Thứ hai, vì Trung Quốc từng trải qua thời kỳ loạn lạc do chiến tranh nên nhiều di tích văn hóa quý giá đã bị thất lạc, trong đó bao gồm cả những chiếc vân bản. Vì vậy, nếu các chuyên gia tìm thấy một chiếc vân bản được bảo tồn nguyên vẹn như "chiếc kẻng" ở trường học ở Liêu Ninh thì giá trị lịch sử của nó là vô cùng lớn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Theo dõi người đàn ông vừa ra tù lại mua biệt thự, cảnh sát phát hiện hành vi phạm tội qua 1 lô hàng: Thu giữ 6 tấn giấy, bắt 16 đối tượng

Theo dõi người đàn ông vừa ra tù lại mua biệt thự, cảnh sát phát hiện hành vi phạm tội qua 1 lô hàng: Thu giữ 6 tấn giấy, bắt 16 đối tượng

Chuyện đó đây - 18 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này dù không có nghề nghiệp ổn định sau khi ra tù nhưng lại mua được xe ô tô đắt tiền, ở biệt thự, điều này khiến cảnh sát nghi ngờ và tiến hành điều tra.

Đến Hong Kong rồi chụp ảnh selfie, khi xem lại Youtuber thấy xuất hiện người phụ nữ bí ẩn gây tranh cãi

Đến Hong Kong rồi chụp ảnh selfie, khi xem lại Youtuber thấy xuất hiện người phụ nữ bí ẩn gây tranh cãi

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Youtuber này cho rằng khi chụp bức ảnh selfie ở Hong Kong (Trung Quốc) cô không hề thấy có ai ở cạnh, nhưng khi xem lại ảnh thì thấy xuất hiện một người phụ nữ bí ẩn mặc áo đỏ.

Người đàn ông thất nghiệp 'khoe' kiếm hơn 10 tỷ đồng/ngày, cảnh sát khám xét nhà phát hiện bằng chứng phạm tội trong chiếc điện thoại

Người đàn ông thất nghiệp 'khoe' kiếm hơn 10 tỷ đồng/ngày, cảnh sát khám xét nhà phát hiện bằng chứng phạm tội trong chiếc điện thoại

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

“Giàu lên sau 1 đêm”, người đàn ông Trung Quốc bị người dân xung quanh và cảnh sát để mắt đến.

Bi kịch thần đồng vật lý: Từ niềm hi vọng quốc gia trở thành ăn xin sau 24 năm

Bi kịch thần đồng vật lý: Từ niềm hi vọng quốc gia trở thành ăn xin sau 24 năm

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

GĐXH - Tôn Vệ Đông từng được mệnh danh là "thiên tài Vật lý của Trung Quốc" nhưng cuộc sống hiện tại gây tiếc nuối.

1 người đàn ông ăn mặc rách rưới mang 1 tỷ đồng tiền mặt đi mua vàng bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: Vụ án xảy ra 10 năm trước bất ngờ bị phanh phui

1 người đàn ông ăn mặc rách rưới mang 1 tỷ đồng tiền mặt đi mua vàng bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: Vụ án xảy ra 10 năm trước bất ngờ bị phanh phui

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Người đàn ông ăn mặc rách rưới, trên tay cầm 1 chiếc túi màu đen bước vào cửa hàng vàng. Dẫu có những hoài nghi nhưng chủ tiệm vẫn tiếp đón 1 cách nhiệt tình. Tuy nhiên, cho đến khi thanh toán, ông buộc phải gọi cảnh sát.

Bất ngờ với kích thước 'siêu tàu' Titanic huyền thoại: Thật điên rồ khi nó còn chưa cao bằng boong những con tàu hiện đại

Bất ngờ với kích thước 'siêu tàu' Titanic huyền thoại: Thật điên rồ khi nó còn chưa cao bằng boong những con tàu hiện đại

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Chênh lệch kích thước khổng lổ giữa Titanic và nhiều con tàu hiện đại khiến nhiều người sửng sốt.

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816, khi Trái đất chứng kiến một năm 'không có mùa hè'?

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816, khi Trái đất chứng kiến một năm 'không có mùa hè'?

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Chưa bao giờ thế giới lại phải chứng kiến một năm khắc nghiệt và lạ lùng như vậy về thời tiết.

Lặn sâu xuống vùng biển Florida, phát hiện 'mỏ vàng' nặng 40 tấn trị giá 500 triệu USD: Nhiều trang sức, ngọc lục bảo hơn 400 tuổi được tìm thấy

Lặn sâu xuống vùng biển Florida, phát hiện 'mỏ vàng' nặng 40 tấn trị giá 500 triệu USD: Nhiều trang sức, ngọc lục bảo hơn 400 tuổi được tìm thấy

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Số vàng bạc, đá quý tìm thấy trên con tàu này được ước tính có giá trị lên đến 500 triệu USD.

Top