Thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh cãi: 'Triu… uýt… huýt… tu hìu…' là gì?
Liệu học sinh lớp 6 có đủ khả năng để hiểu được bản ký xướng âm giọng của tiếng chim chào mào ở câu thơ hay không?
Những ngày qua, bài thơ "Bắt nạt" trong SGK tiếng Việt lớp 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh gây tranh cãi gay gắt. Nội dung bài thơ phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường, đó là học sinh bắt nạt nhau.
Tuy vậy, nhiều người nhận xét nội dung bài thơ quá trẻ con, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có. Những câu từ như "trêu mù tạt", "nhảy híp hóp cho hay"... bị nhận xét vô tri, so sánh khập khiễng, không có giá trị về ý nghĩa.
Bên cạnh "Bắt nạt", bài thơ “Con chào mào” của nhà thơ Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối tri thức) cũng đã và đang nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau. Bài thơ gồm 16 dòng viết theo thể thơ tự do, khổ thơ có nhiều biến tấu, mỗi dòng có số chữ dài ngắn linh hoạt, nhiều hình ảnh, màu sắc... tạo cảm giác bình yên, trong trẻo.
Nhiều người nhận định, bài thơ tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên; gợi nhắc về sự tương tác giữa con người và tự nhiên. Qua đó, học sinh sẽ nhận ra con người không thể sở hữu tự nhiên, chỉ có thể sống hòa hợp, tương giao với vạn vật trong đó. Tuy nhiên, bên cạnh lời khen, có không ít độc giả bày tỏ ý kiến không hài lòng.
Yếu tố thu hút nhiều quan điểm trái chiều trong bài thơ nằm ở câu 3 của khổ 1: "Triu… uýt… huýt… tu hìu…" - mô tả tiếng chào mào kêu. Nhiều người nhận định, liệu học sinh lớp 6 có đủ khả năng để hiểu được bản ký xướng âm giọng của tiếng chim chào mào ở câu thơ hay không?
"Từ lúc có mặt trên cuộc đời này, 38 năm, chưa bao giờ thấy con chào mào mũ đỏ bao giờ?"; "Triu… uýt… huýt… tu hìu…" con chào mào này hót sai cú pháp à?"; "Mình đọc còn khó hiểu huống chi là học sinh, lớp 6 mà thơ trúc trắc khó đọc, chưa kể chim chào mào hót tiếng ngoại ngữ", một số cư dân mạng bình luận.
Nói về bài thơ này, một giáo viên chia sẻ, ngay cả với thầy cô cũng không dễ dàng để giải thích cho học trò những từ ngữ trong câu thơ này như từ "triu", từ "hìu"… Mặc dù theo tác giả đó tiếng chim kêu nhưng giảng thơ, cảm thơ,... thì từ ngữ phải rõ nghĩa mới mang lại hiệu quả cho giờ học, nhất là đối với học sinh lớp 6 ở nhiều vùng, miền khác nhau, cách cảm thụ khác nhau.
"Nếu học trò mà yêu cầu thầy cô giải thích từ "triu", từ "hìu" trong câu thơ này thì chúng tôi tin rằng thầy cô sẽ rất khó trả lời vì chúng tôi tra trong từ điển tiếng Việt cũng không thấy có 2 từ này", giáo viên này nói.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho biết, nội dung bài thơ quá trừu tượng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh lớp 6. “Tôi không chê bài thơ này, nhưng các em đọc có hiểu hay không thì là một chuyện khác. Cứ phải gồng mình để phân tích mấy ý tứ sâu xa thì có phù hợp với một đứa trẻ lớp 6 không?”, một người nhận định.
Hiện bài thơ vẫn thu hút sự chú ý cùng nhiều tranh luận trên mạng xã hội.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 2 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 12 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 16 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).