Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Thí sinh” tuổi 60 và những cuộc thi đặc biệt trên núi thiêng Đền Hùng

Thứ bảy, 11:00 20/04/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi năm một lần, cuộc thi lựa chọn thủ từ trên núi thiêng Đền Hùng (Phú Thọ) diễn ra. Và “thí sinh” đặc biệt tham dự cuộc thi này không ai khác, chính là những người cao tuổi của địa phương.


Một cụ từ đang thực hiện công việc tại Đền Hùng. Ảnh: TL

Một cụ từ đang thực hiện công việc tại Đền Hùng. Ảnh: TL

Được làm thủ từ là niềm vinh dự của dòng họ

Chiêm bái, dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tại Đền Hùng (Phú Thọ) diễn ra nhằm ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, có lẽ không còn xa lạ với du khách thập phương. Tuy nhiên, người đảm nhiệm làm cầu nối anh linh vua Hùng với nhân dân khi đến với Đền Hùng thì không nhiều người tỏ tường. Đó là trọng trách của những thủ từ, hay còn gọi là cụ từ.

Năm 2019, người đảm nhiệm thủ từ chính tại đền Thượng là cụ Đào Văn Muôn (63 tuổi, trú tại khu 4, xã Hy Cương, TP Việt Trì), thủ từ phụ tại đây là cụ Triệu Chí Thanh (63 tuổi, trú tại khu 7, xã Hy Cương). Tại tỉnh Phú Thọ, xã Hy Cương và thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) là hai địa phương có số lượng người cao tuổi nhiều nhất, được vinh dự đảm nhiệm công việc thủ từ tại Đền Hùng và dòng họ Triệu luôn giữ thế “độc tôn”, chiếm hơn 50% số người làm thủ từ.

Trong một ngày đầu Hạ, chúng tôi gặp cụ từ Triệu Chí Thanh khi vừa hướng dẫn nghi thức cúng bái cho du khách thập phương, vừa nhanh tay chỉnh trang đồ lễ trên các bệ thờ. Với chất giọng hơi khàn, cụ từ Thanh thở phào nhẹ nhõm bởi những bận rộn, lo toàn cho ngày chính giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3) đã qua.

Cụ từ Thanh tiết lộ: “Là người con đất Tổ, chúng tôi thấy may mắn được địa phương đề xuất để tham gia cuộc thi làm thủ từ để phục vụ nhân dân đến hành hương trong năm, đặc biệt là trong dịp giỗ Tổ. Có thể nói, với người lớn tuổi, vui chơi bên con cháu là niềm vui nhưng với chúng tôi, hoàn thành trách nhiệm với nhân dân thì chuyện gia đình cũng phải bố trí, sắp xếp hài hoà”.

Nhắc đến khái niệm “từ”, cụ Thanh lý giải: “Theo giáo lý nhà Phật, từ là từ bi hỷ xả. Khi tiếp nhận công việc thủ từ thì người làm từ phải dốc hết sức, hết lòng để làm cầu nối từ các vua Hùng với người dân thập phương”.

Theo cụ từ Thanh, những thủ từ tại Đền Hùng đều có tuổi đời từ 60 trở lên đến 70 tuổi và đã gia nhập Hội người cao tuổi tại địa phương. Để được chọn làm thủ từ chính, thủ từ phụ các đền trên núi thiêng Đền Hùng, các “thí sinh” phải trải qua kỳ thi “có một không hai” với các bước nghiêm ngặt từ tuyển chọn, bình xét của địa phương đến xác minh lý lịch nhân thân từ phía cơ quan chức năng. Vì vậy, ngoài yêu cầu về thể chất, tư chất đạo đức, lý lịch “trong sạch”, chấp hành tốt các quy định pháp luật tại địa phương, cũng như là yêu cầu về ngoại hình thì người được đề xuất để tham gia cuộc thi tuyển chọn thủ từ phải hiểu rõ lịch sử, văn hoá về các vua Hùng, về vùng Đất Tổ. Ngoài ra, yếu tố kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp sẽ quyết định ai là thủ từ ở đền Trung hay đền Giếng, đền Thượng.

Chính vì vậy, khi được hỏi đến công việc làm thủ từ, cụ Triệu Chí Thanh cho hay: “Khi nhận được kết quả thi tuyển làm thủ từ, cảm xúc của tôi rất khó tả, vừa vinh dự, vừa lo lắng vì đây là công việc hoàn toàn mới với mình. Liệu tôi có giải đáp hết những thắc mắc của du khách, có đủ sức khoẻ để hàng ngày quay cuồng với du khách thập phương từ 6h sáng đến 18 giờ tối hay không? Nhất là những công việc lau chùi bao sái, đồ thờ tự và giúp du khách cúng khấn, chúng tôi phải học từ tác phong làm việc, cách cầu khấn cho từng đối tượng dâng hương. Đặc biệt là mỗi người chỉ được làm từ một lần trong một năm. Làm thế nào để tròn trách nhiệm cũng hết sức nặng nề. Nhất là khi, dòng họ đã có nhiều người làm thủ từ thì con cháu được hưởng tiếng thơm. Tiếng thơm đầu tiên là cho bản thân, cho dòng họ, sau là con cháu. Con cháu tốt thì sau này tiếp tục được xét để làm thủ từ”.

Cuộc thi đặc biệt, mỗi năm chỉ có một lần


Cụ Triệu Văn Tiến, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hy Cương chia sẻ với PV.

Cụ Triệu Văn Tiến, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hy Cương chia sẻ với PV.

Nói về cuộc thi “có một không hai”, cụ từ Đào Văn Muôn tiết lộ, năm 1997 là thời điểm đầu tiên diễn ra cuộc thi tuyển thủ từ hết sức đặc biệt với kết quả 17 cụ trúng tuyển. Đây là thời điểm đặt nền móng “giữ lề” cho cuộc thi diễn ra hàng năm để tuyển chọn ra cụ từ, phục vụ trong các đền trong năm.

Cũng theo cụ Muôn, làng Vi (thời xưa) có sự tích là được giữ gìn và trông coi đền Hạ, đền Trung. Sau này làng Vi sát nhập về thị trấn Hùng Sơn, nên lượng người cao tuổi được tuyển chọn làm từ cũng xuất phát từ nền móng này. Với đền Thượng và đền Giếng thì được giao cho người cao tuổi xã Hy Cương trông nom, bao sái phục vụ tổ tiên. Sở dĩ, người dân xã Hy Cương luôn giữ thế “độc tôn” trong việc lựa chọn “thí sinh” làm từ là bởi có đến 50% số lượng cụ từ trú tại xã Hy Cương.

Trong buổi gặp gỡ chúng tôi, ông Triệu Văn Tiến, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hy Cương cũng cho biết: “Thống kê sơ bộ từ năm 1997 đến nay, dòng họ Triệu đã có 17 cụ trúng tuyển thủ từ, trông coi đền Thượng và đền Giếng. Đây là dòng họ có người làm từ nhiều nhất, nên đây không chỉ là niềm vinh dự của bản thân tôi, mà là sự hãnh diện của cả dòng họ. Bởi trúng tuyển làm từ, người họ Triệu không chỉ thấy vinh dự, vui mừng, mà còn thể hiện, đây là những gia đình, dòng họ văn hoá, vợ chồng hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn, gia đình không có người vi phạm pháp luật”.

Cụ Tiến tiết lộ: “Người trúng tuyển kỳ thi tuyển đầu tiên vào năm 1997 chính là bố tôi - Triệu Khí Hùng. Đối với tôi và gia đình thì bố là một chuẩn mực sống, từ đối nhân xử thế hài hoà với làng xóm, dòng họ”.

Theo bà Phạm Thị Oanh, Phó Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sở dĩ người dân bản xứ tại xã Hy Cương và thị trấn Hùng Sơn được tuyển chọn làm từ nhiều nhất là bởi đã có công cùng nhau xây dựng, sửa chữa, trông nom các đền.

Cũng theo bà Oanh, cuộc thi được xem là “có một không hai” bởi các điều kiện thi tuyển vô cùng khắt khe, người có thể làm từ phải gia nhập Hội Người cao tuổi, đủ sức khoẻ, đủ tài - đức, lý lịch và nhân thân “sạch”. Sau khi được bình xét và đề xuất từ phía cơ sở, đại diện Ủy ban MTTQ địa phương đề xuất danh sách đến xã và xã lại sàng lọc để chuyển hồ sơ đến Công an tỉnh Phú Thọ để xác minh lý lịch nhân thân. Sau khi lực lượng chức năng xác minh lý lịch thì thông tin thí sinh được gửi về Khu di tích Đền Hùng để tổ chức cuộc thi chọn thủ từ với sự hỗ trợ nghiêm ngặt của lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ.

Công việc ở Đền Hùng bận nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán đến hết ngày giỗ Tổ. Công việc này là trách nhiệm của địa phương giao và cũng là sự tín nhiệm của chính quyền và khu di tích, nên các cụ từ luôn đặt cái tâm lên trên hết và với tinh thần tận tâm nhất. Làm thủ từ công việc tưởng chừng đơn giản nhưng kỳ thực để xứng đáng với sự tín nhiệm của chính quyền và người dân các thủ từ đã phải nỗ lực hết mình, không chỉ để làm tròn trách nhiệm mà còn mong muốn mình là tấm gương để con cháu dòng tộc nhìn vào đó mà làm theo.

Cụ từ Triệu Văn Chính chia sẻ: “Mỗi người chỉ có cơ hội được làm từ một lần trong đời. Đây là quy định của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Có thể nói, những điều kiện cần ban đầu về nhân thân, lý lịch của cụ từ để tham dự cuộc thi, chính là niềm vinh dự, niềm tự hào của gia đình, dòng họ về sau này”.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top