Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thờ ơ về dấu hiệu ung thư, người phụ nữ suýt tử vong trên bàn mổ cấp cứu

Chủ nhật, 18:33 23/03/2025 | Sống khỏe

Thờ ơ với các dấu hiệu cảnh báo ung thư, sau khi vừa sinh con, chị A. phải mổ cấp cứu ngay trong đêm với tiên lượng có thể tử vong trong phòng phẫu thuật vì ung thư đại trực tràng.

Chị V.N.A (28 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng khoảng 5 giờ sau khi mổ sinh con. Nữ bệnh nhân cho biết, trước khi mang thai đã hay bị rối loạn tiêu hóa và đau bụng. Chị A. nghĩ mình bị đau đại tràng nên tự mua thuốc về uống, không đến bệnh viện khám. Khi chị dùng thuốc, bụng giảm đau nhưng vẫn bị rối loạn tiêu hóa.

Mang thai được 32 tuần, chị A. thường xuyên đau bụng hơn, khi đi khám, kết quả siêu âm cho thấy có u ở trực tràng nhưng không thể can thiệp nội soi hay sinh thiết.

Thai được 38 tuần, người mẹ trẻ đau bụng dữ dội nên được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mổ cấp cứu ngay trong đêm. Vào phòng mổ, bác sĩ tiên lượng em bé khỏe nhưng mẹ có thể tử vong trên bàn mổ.

"Đêm hôm đó, con gái chào đời khỏe mạnh còn tôi tiếp tục lên bàn mổ cắt khối u. Con sinh lúc 0h thì đến 5h sáng, tôi có kết quả sinh thiết cho thấy có tế bào ác tính", N.A. nhớ lại.

Thờ ơ về dấu hiệu ung thư, người phụ nữ suýt tử vong trên bàn mổ cấp cứu - Ảnh 1.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ, nội soi tiêu hóa giúp phát hiện sớm bệnh. Ảnh: BSCC.

Bệnh nhân phải đặt hậu môn nhân tạo và điều trị hóa chất ngoại trú tại Khoa Nội 4, Bệnh viện K3 (Tân Triều, Hà Nội).

Chị A. phát hiện bệnh muộn dù có dấu hiệu cảnh báo từ lâu, lúc chưa lập gia đình, chị thường xuyên ăn uống không khoa học. Đây là điều bà mẹ trẻ ân hận nhất khi nằm trên giường bệnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bình Nguyên, Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ung thư đại trực tràng đang trở thành gánh nặng y tế toàn cầu, đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc và thứ 2 về tỷ lệ tử vong theo thống kê GLOBOCAN 2022.

2 cách để phòng bệnh

Theo bác sĩ Nguyên, các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi tác (trên 45 tuổi); gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, đa polyp tuyến, hội chứng Lynch; tiền sử viêm ruột mạn tính (viêm đại trực tràng chảy máu, Crohn).

Bác sĩ Nguyên cho rằng lối sống “Tây hóa” với chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ít chất xơ, kèm theo thói quen hút thuốc, uống rượu và ít vận động là tác nhân hàng đầu. Đáng chú ý, bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà đang trẻ hóa, nhiều trường hợp dưới 45 tuổi đã mắc.

Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, bác sĩ Nguyên khuyến cáo nên làm 2 việc sau đây:

Thứ nhất, thay đổi lối sống bằng việc giảm cân (nếu thừa cân). Tăng cường hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và polyp. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt; ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Giảm hoặc ngừng rượu bia, bỏ thuốc lá.

Thứ hai, sàng lọc định kỳ. Đây là "chìa khóa vàng" phát hiện sớm polyp tiền ung thư. Nếu cắt bỏ polyp kịp thời, nguy cơ ung thư giảm tới 90%. Sàng lọc ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

Hầu hết các ca ung thư đại trực tràng đều phát triển từ polyp tiền ung thư. Polyp phát triển từ nhỏ tới lớn, sau đó là loạn sản và ung thư hóa. Từ thời điểm các tế bào bất thường đầu tiên phát triển thành polyp, thường mất khoảng 10 đến 15 năm để chuyển sang ung thư đại tràng.

Sàng lọc có thể phát hiện polyp, ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm, chưa lan rộng và có thể dễ điều trị hơn, giúp cải thiện tiên lượng bệnh và thời gian sống thêm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, người từ 45 tuổi nên sàng lọc dù không có triệu chứng. Với người có yếu tố nguy cơ cao cần sàng lọc sớm hơn, thậm chí từ 20-30 tuổi.

“Các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài ra máu… thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển. Do đó, người dân không nên chờ đến lúc có dấu hiệu mới đi khám”, bác sĩ Nguyên nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Bệnh thường gặp - 4 phút trước

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Top