Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Thứ năm, 08:43 29/12/2022 | Dân số và phát triển

Tuy là căn bệnh phổ biến nguy hiểm có thể gây tử vong nhưng ung thư cổ tử cung nếu được tầm soát phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Vậy thời điểm nào phụ nữ nên đi khám tầm soát căn bệnh này?

1. Vì sao phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung ?

Theo các chuyên gia y tế, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, tài chính, tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể biểu hiện mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng ít người nghĩ đến ung thư cổ tử cung, không đi khám sớm dẫn đến điều trị muộn nên hiệu quả điều trị kém.

Thời điểm chị em phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 1.

Hình ảnh ung thư cổ tử cung.

Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có những thay đổi tiền ung thư nhưng chỉ một số phụ nữ tiền ung thư cổ tử cung mới phát triển thành ung thư thực sự. Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư.

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

2. Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục. Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

Phụ nữ nên thực hiện khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên.

Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

3. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có phức tạp không?

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.

Quy trình thực hiện xét nghiệm PAP thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường thực hiện trong vòng vài phút. Chị em phụ nữ sẽ được các bác sĩ và y tá hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm PAP chính xác nhất chị em phụ nữ cần lưu ý:

  • Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Không thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung khi đang có kinh nguyệt . Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.
  • Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung như: soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung… để có chẩn đoán chính xác.

Thời điểm chị em phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 3.

Quy trình tầm soát tầm soát ung thư cổ tử cung đơn giản, dễ thực hiện.

Có hai biện pháp quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả là tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên để phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư và điều trị kịp thời.

Vaccine phòng HPV được tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ trước và trong độ tuổi sinh sản từ 9-26 tuổi. Những phụ nữ đã được tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung vẫn cần khám và tầm soát ung thư cổ tử cung đều đặn.

Mục tiêu của khám tầm soát ung thư cổ tử cung là phát hiện sớm tiền ung thư hoặc ung thư khi nó có khả năng điều trị và chữa khỏi cao hơn. Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Vân Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 51 phút trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top