Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục?

Thứ năm, 07:16 21/09/2023 | Giáo dục

Thế giới đã chi khoảng 5 nghìn tỷ USD cho giáo dục, chiếm 4,33% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2020. Ở châu Âu, Greenland dẫn đầu khi phân bổ 10,5% GDP cho ngành này, gần gấp đôi mức trung bình 5,13% của Liên minh châu Âu.

Giáo dục là nền tảng của tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi học sinh trên nhiều khu vực trên thế giới bước vào năm học mới 2023-2024, thời báo Al Jazeera đã khảo sát xem những quốc gia nào đang đầu tư nhiều nhất vào hệ thống giáo dục.

Cam kết tài chính này không chỉ phản ánh sự đầu tư của một quốc gia trong việc đào tạo lực lượng lao động có kiến thức và kỹ năng mà còn tạo tiền đề cho sự thịnh vượng tương lai của quốc gia đó.

Thêm một năm học, tiền lương theo giờ lại tăng thêm 9%

Đầu tháng 9 vừa qua, hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới đã trở lại trường học khi kỳ nghỉ hè kết thúc ở nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu.

Giáo dục đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cứ mỗi năm học tăng thêm, tiền lương theo giờ lại tăng thêm 9%.

Trình độ học vấn toàn cầu

Theo dữ liệu do Trung tâm Nhân khẩu học và Vốn Nhân lực Toàn cầu Wittgenstein tổng hợp, chỉ dưới 10% dân số thế giới trên 15 tuổi không được giáo dục chính quy, nghĩa là các em không đến trường hoặc hoàn thành lớp một.

Khoảng 10% người dân đã hoàn thành giáo dục tiểu học, từ mẫu giáo đến 11 hoặc 12 tuổi và thêm 5% chưa hoàn thành giáo dục tiểu học. Gần 40% dân số thế giới đã được giáo dục THCS hoặc THPT, thường từ 11 hoặc 12 tuổi đến 18 hoặc 19 tuổi.

12% dân số thế giới còn lại đã đạt trình độ học vấn qua giai đoạn trung học, so với chỉ 1% vào năm 1950. Những cá nhân có trình độ học vấn cao hơn thường có sức khỏe và phúc lợi tổng thể tốt hơn.

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục? - Ảnh 1.

Dân số thế giới theo trình độ học vấn.

Những quốc gia nào có thời gian đi học lâu nhất?

Theo số liệu từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), một người dành trung bình 12,8 năm để đi học. Số năm này bao gồm việc học tập cơ bản ở bậc tiểu học, nghiên cứu sâu hơn ở bậc trung học, đào tạo chuyên ngành sau trung học và giáo dục bậc đại học.

Đây là thước đo toàn diện về thời gian người dân mỗi nước đầu tư vào hành trình học tập của mình trước khi gia nhập lực lượng lao động hoặc theo đuổi bậc nghiên cứu cao hơn.

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục? - Ảnh 2.

Số năm đi học trung bình của người dân.

Theo đó, Úc dẫn đầu với thời gian đi học dự kiến dài nhất là 21,1 năm, tiếp theo là New Zealand là 20,3 năm và Hy Lạp là 20 năm.

Nam Sudan có số năm đi học dự kiến thấp nhất (5,5 năm), tiếp theo là Niger (6,9 năm) và Mali (7,4 năm).

Sự chênh lệch này làm nổi bật sự khác biệt trong khả năng tiếp cận và cơ hội giáo dục giữa các quốc gia ở các châu lục khác nhau này. Điều này cũng phần nào phản ánh sự phát triển cá nhân và tiến bộ kinh tế của quốc gia đó.

Các nước chi bao nhiêu cho giáo dục?

Năm 2020, thế giới đã chi khoảng 5 nghìn tỷ USD, chiếm 4,33% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho giáo dục. Để dễ so sánh, thế giới đã chi khoảng 9 nghìn tỷ USD cho chăm sóc sức khỏe và gần 2 nghìn tỷ USD cho chi tiêu quân sự trong cùng năm đó.

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục? - Ảnh 3.

Chi tiêu công cho giáo dục tính trên GDP.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), các nước thu nhập cao đã chi gần gấp đôi số tiền cho giáo dục so với các nước thu nhập thấp vào năm 2020.

Năm 2020, Mỹ chi khoảng 6,05% GDP cho giáo dục trong khi ở khu vực Nam Mỹ, Bolivia dẫn đầu khu vực với mức 9,84%.

Ở châu Phi, Namibia phân bổ tỷ lệ nhiều nhất, dành 9,64% GDP cho giáo dục. Trong khi ở châu Á, Ả Rập Xê-út là quốc gia chi tiêu nhiều nhất với mức 7,81%.

Ở châu Âu, Greenland dẫn đầu khi phân bổ 10,5% GDP cho giáo dục, gần gấp đôi mức trung bình 5,13% của Liên minh châu Âu (EU).

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm 2025 tới, nhiều trường đại học dự kiến sẽ giảm, bỏ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025 tới, nhiều trường đại học dự kiến sẽ giảm, bỏ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Dự kiến đến năm học 2025, một số trường đại học như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Nha Trang sẽ bỏ phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.

Thông tin mới nhất về thi vào lớp 10 trường chuyên ở TPHCM năm 2025

Thông tin mới nhất về thi vào lớp 10 trường chuyên ở TPHCM năm 2025

Giáo dục - 17 giờ trước

Năm tới, học sinh thi lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) với 7 môn chuyên gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học và 3 môn không chuyên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Giáo dục - 22 giờ trước

Để chia sẻ khó khăn với người dân sau bão Yagi, Bộ GD&ĐT đề nghị không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.

Nhiều trường ĐH trao học bổng, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Nhiều trường ĐH trao học bổng, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Giáo dục - 1 ngày trước

Nhiều trường ĐH tại TP HCM thực hiện chính sách giảm, giãn đóng học phí đối với sinh viên chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) và lũ lụt.

Hơn 40 trường đại học trên cả nước chốt điểm xét tuyển bổ sung, cao nhất gần 29 điểm

Hơn 40 trường đại học trên cả nước chốt điểm xét tuyển bổ sung, cao nhất gần 29 điểm

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Hiện nay, có hơn 40 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2024, số điểm xét tuyển bổ sung cao nhất là 28,89 điểm ở ngành sư phạm.

Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Các trường học thiệt hại hơn 1.200 tỷ, mất 41.500 bộ SGK do bão Yagi

Giáo dục - 2 ngày trước

Đó là con số thống kê về thiệt hại cơ sở vật chất và thiết bị dạy học do cơn bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão gây ra.

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày 16/9, gần 100 học sinh thôn Làng Nủ (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã tập trung, học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt, các em sẽ ăn, ngủ tại trường Phúc Khánh.

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Gần 100 trường tại Hà Nội và 5 tỉnh chưa thể cho học sinh đến trường

Giáo dục - 3 ngày trước

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, thiệt hại của ngành giáo dục do bão số 3 là rất lớn. Tính tới ngày 16/9, còn 99 trường học tại 6 tỉnh ngày hôm nay chưa thể hoạt động được.

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Xúc động bức tâm thư của bé gái bị từ chối góp tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - "Đây là tiền tiêu vặt con để dành được. Mong các cô, các chú gửi giúp con cho các bạn ở vùng lũ lụt. Mong các bạn vượt qua khó khăn và cố lên”, dòng chữ đầy cảm động của bé Phan Thiên An (lớp 2/4, Trường tiểu học Hòa Phú) gửi đến đồng bào các tỉnh miền Bắc.

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Điều ít biết về cô giáo Yên Bái lấm lem bùn ăn mì tôm gây sốt mạng

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Hoàng Minh Diệp (giáo viên của Trường TH&THCS Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) rất bất ngờ về khoảnh khắc khi dọn dẹp trường sau lũ được nhiều người khen ngợi, động viên.

Top