Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thông tin hàng triệu người lao động cần nắm rõ khi bị sa thải trái pháp luật

Chủ nhật, 14:46 14/01/2024 | Đời sống

GĐXH - Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi cho mình. Vậy để đòi lại quyền lợi, người lao động cần làm gì?


Chủ doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động trong những trường hợp nào?Chủ doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động trong những trường hợp nào?

GĐXH - Người lao động cần phải tuân thủ kỷ luật lao động do tổ chức, doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình làm việc, một số người lao động còn gặp nhiều sai sót vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, để kỷ luật lao động, người sử dụng lao động cần tuân thủ những quy định của pháp luật.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình nhờ những cách sau:

Khiếu nại:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về trình tự thực hiện khiếu nại của người lao động bị sa thải trái pháp luật.

- Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.

- Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nhờ hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:

Ngoài ra, người lao động có thể thực hiện hòa giải với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, tranh chấp về kỷ luật sa thải có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Điểm a, Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tố giác tới cơ quan công an:

Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 32, Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Theo đó, trường hợp bị sa thải trái quy định pháp luật mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì người lao động có thể tố giác tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.

Thông tin hàng triệu người lao động cần nắm rõ khi bị sa thải trái pháp luật - Ảnh 2.

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình. Ảnh minh họa: TL

Bị sa thải trái luật, người lao động có được bồi thường không?

Đối với việc sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định, doanh nghiệp buộc phải nhận lại người lao động, đồng thời phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền sau:

- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

- Trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 02 khoản tiền được bồi thường trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc.

Sa thải người lao động thông qua lời nói có phải là trái pháp luật?

Nếu người lao động thuộc một trong 11 trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền sa thải.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động nói chung cũng như kỷ luật sa thải đều phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Điều này.

Việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải đảm bảo sự có mặt của phía người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được lập thành biên bản, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm.

Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước:

- Xác nhận hành vi vi phạm.

- Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.

- Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.

- Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các bước trên và ban hành quyết định sa thải gửi tới người lao động thì mới coi là sa thải đúng quy định.

Do đó, việc sa thải bằng miệng là trái pháp luật. Đây cũng là một trong những hành vi bị xử phạt hành chính tại Khoản 2, Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động khi người lao động đó vi phạm các trường hợp bị kỷ luật sa thải, đồng thời việc sa thải người lao động phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Nếu sa thải bằng miệng hay hình thức khác không đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Nắm quy định này, công chức và viên chức biết rõ những hình thức kỷ luật được áp dụng khi vi phạm Nắm quy định này, công chức và viên chức biết rõ những hình thức kỷ luật được áp dụng khi vi phạm

GĐXH - Kỷ luật là những quy định có tính chất bắt buộc đối với các thành viên trong một cơ quan, tổ chức đặt ra. Trường hợp công chức, viên chức vi phạm kỷ luật bị xử lý thế nào?

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Việc thực hiện thủ tục cấp lại hộ chiếu (passport) hết hạn kịp thời là rất quan trọng, giúp đảm bảo các kế hoạch không bị gián đoạn. Vậy thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) năm 2025 được quy định thế nào?

Top