Thông tin mới nhất về chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son
GĐXH - Chấn thương của Xuân Son khiến anh bị gãy 2 đoạn xương ống đồng chân phải và rời xa sân cỏ trong 5-8 tháng. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào quá trình phẫu thuật và tập hồi phục của tiền đạo này.
Nguyễn Xuân Son không may gặp chấn thương nặng ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Chấn thương của Nguyễn Xuân Son là "nốt trầm" trong ngày vui đại thắng của đội tuyển Việt Nam. Nỗ lực đột phá căng ngang trong hiệp một đã khiến chân sút chủ lực của "Những chiến binh sao vàng" gặp vấn đề nghiêm trọng và phải nhập viện điều trị khẩn cấp.
Trên trang cá nhân, Marcele Seippel đăng tải khoảnh khắc Xuân Son ở bệnh viện, hai vợ chồng nói chuyện động viên nhau. Xuân Son gửi nụ hôn gió đến mọi người, thể hiện tinh thần lạc quan.
Bà xã Nguyễn Xuân Son viết: "Gửi đến tất cả những ai đang lo lắng, Rafaelson sẽ vượt qua chấn thương này một cách mạnh mẽ. Chúa đang chăm sóc anh ấy. Cảm ơn tất cả những lời cầu nguyện bình an, hãy tiếp tục cầu nguyện cho anh ấy".
Lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã tới bệnh viện thăm hỏi tình hình chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son. Theo nguồn tin của phóng viên Kinh tế & Đô thị, VFF quyết định đưa Nguyễn Xuân Son về Việt Nam điều trị tại một bệnh viện theo chương trình hợp tác giữa hai bên.
Trong khi đó, phía CLB chủ quan của Xuân Son là Nam Định cũng thông tin: "Bằng mọi cách, dùng điều kiện tốt nhất chữa trị cho Xuân Son, để cầu thủ này sớm trở lại cống hiến cho tuyển Việt Nam".
Cập nhật tình hình chấn thương của Xuân Son sau chấn thương
Theo nguồn tin của phóng viên Báo điện tử VTC News đang tác nghiệp tại Thái Lan, Nguyễn Xuân Son gặp chấn thuơng rất nặng. Anh bị gãy 2 đoạn xương ống đồng chân phải và rời xa sân cỏ trong 5-8 tháng.
Thời gian nghỉ thi đấu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào quá trình phẫu thuật và tập hồi phục của tiền đạo sinh năm 1997.
Một người bạn của Xuân Son cho biết anh rất đau vẫn cố gượng cười. Điều an ủi cho Xuân Son Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng và anh chắc chắn giành ngôi vua phá lưới với 7 bàn thắng và 2 pha kiến tạo dù chỉ thi đấu chưa đầy 5 trận tại giải.
Trao đổi phóng viên Báo Người Lao Động về tình trạng của Xuân Son, một bác sĩ - chuyên gia hàng đầu về chấn thương chỉnh hình của TP HCM cho biết: Với trường hợp gãy xương của Xuân Son, khả năng phẫu thuật thành công khá cao và thời gian hồi phục trung bình kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Khoảng từ nửa năm đến một năm, người bệnh có thể quay trở lại tập luyện, tùy thuộc vào quá trình dưỡng thương và các yếu tố phục hồi.
5 yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi chấn thương của Xuân Son
Theo bác sĩ, quá trình phục hồi thành công hay không phụ thuộc vào 5 yếu tố quan trọng:
1. Mức độ gãy xương: Gãy kín hay gãy hở, gãy đơn giản hay gãy phức tạp.
2. Kỹ thuật phẫu thuật: Sự thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, bao gồm khả năng chỉnh xương, cố định xương đúng vị trí.
3. Quá trình phục hồi chức năng: Việc tập vật lý trị liệu và theo dõi sau phẫu thuật rất quan trọng. Nếu không chăm sóc tốt, dễ xảy ra tình trạng teo cơ hoặc giảm khả năng vận động của chân.
4. Yếu tố rủi ro: Mặc dù ca phẫu thuật có thể thành công, nhưng các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng, tai biến hoặc việc chủ quan trong quá trình dưỡng thương có thể ảnh hưởng đến kết quả hồi phục.
5. Thể trạng người bệnh: Thể lực và khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể đóng vai trò quyết định.
Nếu người bệnh có nền tảng sức khỏe tốt, quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Trong trường hợp gãy xương không quá phức tạp, không bể nhiều mảnh và không có vết gãy hở, khả năng lành thương sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng hồi phục, vì còn phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật và quá trình theo dõi sau đó.
Mùa đông, ăn cam theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Quả cam chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, thêm cam vào chế độ ăn uống mùa đông giúp thải độc tố và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Gia tăng trẻ mắc viêm da cơ địa khi thời tiết thay đổi thất thường, làm sao để phòng bệnh?
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí, bụi bẩn hoặc trong gia đình thường xuyên có lông gia súc, gia cầm, hóa chất tẩy rửa mạnh là các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm da cơ địa.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công
Y tế - 9 giờ trướcChiều nay 7/1, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City thăm sức khoẻ cầu thủ Xuân Son đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại đây. Nam cầu thủ tươi cười sau ca phẫu thuật, trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Y tế.
Loại cá giàu omega 3 bậc nhất, bổ tim chắc xương nhưng người bị sỏi thận nên tránh
Sống khỏe - 9 giờ trướcMặc dù mang lại rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại cá này, đặc biệt là những nhóm người sau.
Phục hồi vận động cho bệnh nhân 63 tuổi ung thư phổi giai đoạn cuối bị gãy xương đùi
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân 63 tuổi ở Quang Ninh bị ung thư phổi giai đoạn cuối di căn não, xương đã được phục hồi vận động, kiểm soát tế bào ung thư, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ô nhiễm không khí đang gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống ảnh hưởng đến sức khỏe
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Loại lá rẻ tiền giúp 'quét sạch' mỡ máu, ngừa đột quỵ, người Việt nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Uống trà xanh thường xuyên có thể góp phần giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ...
Cách sơ cứu khi bị gãy xương nhanh chóng và an toàn nhất
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcNgười bị gãy xương cần được sơ cứu đúng cách để việc điều trị trở nên thuận lợi, giúp xương nhanh chóng được hồi phục.
Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà như thế nào?
Sống khỏe - 16 giờ trướcThủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng. Vậy chăm sóc người bị thủy đậu thế nào cho đúng? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Cầu thủ Xuân Son đã được phẫu thuật thành công
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH – Sau ca mổ thành công, dự kiến hôm nay (7/1), nam cầu thủ có thể bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng và di chuyển bằng nạng.
Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe
Bệnh thường gặpLoại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước. Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.