Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Thủ phạm' gây ung thư thực quản

Chủ nhật, 07:40 16/10/2022 | Bệnh thường gặp

Nuốt nghẹn, sặc khi ăn… là những dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản nhất là ở những bệnh nhân uống nhiều rượu, hút thuốc lá.

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 37 tuổi xuất hiện đau tức sau xương ức khoảng 1 tuần nay, đau tăng khi ăn, chưa có triệu chứng nuốt nghẹn và sặc khi ăn.

Bệnh nhân đến Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu khám, bác sĩ cho chỉ định nội soi thực quản dạ dày. Kết quả nội soi cho thấy khối u thực quản 1/3 giữa chiếm 2/3 chu vi thực quản. Theo dõi K thực quản. Bệnh nhân đã được chỉ định sinh thiết khối u.

Theo bệnh nhân, dù còn trẻ nhưng anh có thâm niên uống rượu và hút thuốc lá nhiều năm liền. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán ung thư thực quản, bệnh nhân và người nhà đều sốc, họ không nghĩ mắc căn bệnh này khi còn quá trẻ.

Tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ cũng tiếp nhận nhiều trường hợp như nam bệnh nhân này. Đa số họ đều có tiền sử uống rượu và khi có dấu hiệu nuốt nghẹn, sặc mới vào viện kiểm tra.

Tại Bệnh viện K 2, cơ sở Tam Hiệp, nhiều bệnh nhân ung thư thực quản đang chờ xạ trị. Ông Nguyễn T.L. 61 tuổi, quê Nam Định vào viện khám vì nuốt nghẹn, đau ở thượng vị. Ông L. cho biết bản thân xuất hiện triệu chứng nuốt nghẹn, đau bụng nhưng chỉ nghĩ là bệnh đau dạ dày.

Ông ngại đi khám. Khi sụt cân, ăn uống không ngon ông mới đến bệnh viện tỉnh khám. Bác sĩ nghi ngờ K thực quản nên giới thiệu lên tuyến trên. Tại BV K, giải phẫu tế bào học chẩn đoán ung thư thực quản.

Bác sĩ tư vấn cho gia đình mở thông ống dạ dày để cho ăn vì bản thân ông đã bị u bít tắc, khó ăn uống, suy dinh dưỡng. Hiện ông đang chuẩn bị xạ trị để mong thu nhỏ kích thước khối u.

'Thủ phạm' gây ung thư thực quản - Ảnh 1.

Phiếu nội soi của bệnh nhân 37 tuổi.

Theo vợ ông L. ông nghiện rượu khoảng 20 năm. Trung bình mỗi ngày ông uống từ 300 – 500ml. Không chỉ uống rượu, ông còn hút thuốc lào từ ngày thanh niên. Khi vào viện, ông L. chia sẻ đa số bệnh nhân cùng phòng đều là ung thư thực quản, đều có thâm niên uống rượu, hút thuốc. Bản thân ông thấy ân hận vô cùng vì đã không bỏ rượu sớm.

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam – bộ môn Ung thư, trường Đại học Y Hà Nội, cho biết theo thống kê của Hiệp hội ung thư thế giới, trong năm 2020 đã có hơn 3.200 người dân Việt Nam được chẩn đoán Ung thư thực quản, và hơn 3000 người bệnh tử vong vì căn bệnh này, xếp thứ 9 về số tử vong do bệnh ung thư. Hơn thế, con số này đang không ngừng gia tăng nhanh chóng.

Đặc biệt, bác sĩ Nam cho biết chỉ có chưa đến 2% số người bệnh được chẩn đoán ung thư thực quản ở giai đoạn sớm, trong khi với các ung thư khác, tỷ lệ chẩn đoán sớm có thể lên tới 20%, thậm chí gần 50% (ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Khi ở giai đoạn muộn, tiên lượng điều trị rất khó khăn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt xấp xỉ 5%.

Thủ phạm gây ung thư thực quản

Theo bác sĩ Nam, yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản như rượu bia, thuốc lá, thói quen ăn uống. Đặc biệt thuốc lá, rượu là nguyên nhân chính gây ung thư thực quản biểu mô vảy tại vị trí 2/3 trên của thực quản, gặp ở cả châu Âu, Mỹ, châu Á.

Hút xì gà và tẩu cũng tăng nguy cơ ung thư biểu mô vảy, nhưng mức độ thấp hơn thuốc lá. Rượu mạnh làm tăng nguy cơ ung thư cao hơn bia và rượu vang.

Ngoài ra, người châu Á, trong đó có Việt Nam, với chế độ ăn nhiều Nitrosamin như thịt nướng và một số thực phẩm đặc thù: dưa cà muối. Nitrosamin đã được chứng minh là yếu tố sinh ung thư. Thói quen nhai trầu cau cũng là một yếu tố gây ung thư thực quản biểu mô vảy.

Ăn, uống đồ nóng tăng nguy cơ ung thư thực quản. Riêng uống nước chè nóng từ 60-64 độ hoặc rất nóng là trên 65 độ, hoặc uống chè trong vòng 3 phút sau khi pha làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư thực quản biểu mô vảy.

Ngoài ra, người mắc các chứng bệnh co thắt thực quản, tiền sử cắt dạ dày, viêm dạ dày thể teo đét, HPV, bệnh tăng tạo chai lòng bàn tay, bàn chân, dùng thuốc Biphosphonate và mắc ung thư đường hô hấp trên.

Để phòng bệnh, bỏ rượu, bỏ thuốc được xem là biện pháp cần thiết. Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt hạn chế thức ăn làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Một chế độ ăn giàu chất xơ từ hạt ngũ cốc, beta-caroten, folate, vitamin C, B6, chất chống oxi hóa làm giảm nguy cơ bệnh Barrette thực quản và ung thư biểu mô tuyến.

Ngược lại, chế độ ăn giàu cholesterol, đạm động vật và vitamin B12 làm tăng nguy cơ loại ung thư này.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Top