Thứ quả Việt Nam được ví "tốt ngang 10 vị thuốc", nhưng hãy ghi nhớ 3 cấm kỵ khi ăn
Hồng là một trong những thứ quả Việt Nam được yêu thích nhất, ngoài hương vị giòn ngon, hồng còn có màu sắc rực rỡ rất đẹp mắt.
Người Trung Quốc vẫn thường lưu truyền câu nói dân gian: "Một quả hồng, mười vị thuốc". Ý muốn nói đến việc ăn quả hồng thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tương đương với việc dùng thuốc bổ. Điều này chủ yếu là do trong quả hồng có nhiều đường và các loại vitamin khác nhau.

Trong Đông y, quả hồng khi chín có vị ngọt chát, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiêu chảy, ho có đờm, trĩ...
Tìm hiểu mới thấy, trong Đông Y, hồng cũng là thứ quả đem nhiều giá trị về mặt sức khỏe.
Lợi ích của việc ăn hồng thường xuyên là gì?
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), quả hồng ở nước ta có nhiều loại, phổ biến nhất là hồng ngâm, hồng không hạt... Trong Đông y, quả hồng khi chín có vị ngọt chát, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh tiêu chảy, ho có đờm, trĩ...
Những người bị táo bón có thể ăn quả hồng để giúp đại tiện dễ dàng hơn, bởi vì chất xơ trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa đường ruột, nhuận tràng, giảm táo bón.
Quả hồng rất giàu vitamin C, dễ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa. Sau khi dạ dày hấp thụ vitamin C, nó có thể mang lại vẻ đẹp cho cơ thể, cải thiện nếp nhăn và trì hoãn quá trình lão hóa.

Quả hồng rất giàu chất sắt. Ăn quả hồng có thể kích thích hemoglobin và giúp cơ thể tổng hợp sắt tốt hơn. Dưới tác động chung của các yếu tố này, nó có thể đưa khí và máu đến cơ thể con người.
Theo lương y Trung, không chỉ phần thịt của quả hồng mà ngay cả tai quả hồng (phần đầu cuống), vỏ và rễ cây hồng cũng có tác dụng chữa bệnh trong Đông y.
Tai quả hồng có thể phơi khô rồi đốt, sau đó nghiền mịn trộn cùng nước cơm hoặc cháo loãng. Sử dụng ngày 2 lần uống vào lúc đói bụng, mỗi lần 6 gram để chữa tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, tai hồng cũng có thể dùng kết hợp trong bài thuốc Đông y để cầm máu.
Ngoài ra, vỏ quả hồng cũng có thể dùng chữa bệnh. Những ai bị viêm da lở loét có thể lấy 50 gram vỏ quả hồng, đốt rồi tán nhỏ trộn với mỡ lợn để bôi. Hoặc mọi người cũng có thể dùng rễ hoặc thân cây hồng để cầm máu.
Hồng rất bổ dưỡng nhưng cần nhớ 3 lưu ý khi ăn
1. Không ăn hồng khi đói
Khi bụng đói, dạ dày là môi trường có tính axit cao, chất tanin có trong quả hồng sau khi vào cơ thể sẽ kết hợp với protein tạo thành sỏi, vì vậy ăn quả hồng khi bụng đói dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.

2. Bị một số bệnh không ăn hồng
Khuyến cáo những người tỳ vị hư yếu ăn ít quả hồng vì dễ gây tiêu chảy, khó tiêu. Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa tốt nhất không nên ăn quả hồng, nếu không sẽ dẫn đến bệnh thêm nghiêm trọng.
Quả hồng tính lạnh, những người có cơ địa lạnh cần hạn chế ăn quả hồng để tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt đối với những người hay bị tiêu chảy, tay chân lạnh thì ăn quả hồng sẽ làm bệnh nặng thêm.
Người tiểu đường cũng không nên ăn quả hồng. Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
3. Không ăn quá nhiều hồng trong một lúc
Mặc dù quả hồng rất ngon và tốt cho cơ thể nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, bởi ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Người khỏe mạnh không nên ăn quá hai quả hồng mỗi ngày.

Đối với những nhóm người đặc biệt như người có hệ tiêu hóa yếu, bệnh nhân tiểu đường, người trung niên và người cao tuổi thì việc ăn quả hồng phải được kiểm soát chặt chẽ. Chất axit tannic chứa trong quả hồng có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt nên những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt không nên ăn nhiều quả hồng trong thời gian dài.

Clostridium botulinum là gì? Lưu lượng nhỏ độc tố botulinum gây ngộ độc thực phẩm để lại hậu quả khôn lường
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Độc tố botulium được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí. Ngộ độc thực phẩm do botulinum để lại nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Thông tin mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua
Y tế - 10 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy vừa báo cáo Bộ Y tế về chùm ca ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam.

4 nhóm người mạch máu dễ bị lão hóa, muốn sống thọ hãy bổ sung thường xuyên 5 thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm này vào thực đơn
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Mạch máu được coi là bộ phận quan trọng trong cơ thể. Khi mạch máu khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh, và ngược lại.

Hỗ trợ khám sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Sống khỏe - 14 giờ trướcGần 800 người lao động (NLĐ) đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bản tỉnh Hà Nam được khám sức khỏe lưu động miễn phí trong 2 ngày từ 18 đến 19/3/2023.

Ăn cá chép muối ủ chua nhất định không được bỏ qua thao tác này để phòng tránh ngộ độc
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Sau hàng loạt bệnh nhân nhập viện vì ăn cá chép muối ủ chua, các chuyên gia khuyến cáo người dân tốt nhất không nên ăn trực tiếp và hướng dẫn cách đề phòng ngộ độc botulinum.

Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Trong lúc bắt rắn chẳng may bị rắn cắn vào tay, anh H. đã mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện và cầu cứu bác sĩ.

Rối loạn nội tiết 9 tháng, người phụ nữ đi khám mới biết bị ung thư buồng trứng
Sống khỏe - 15 giờ trước“Những người điều trị thành công ung thư đều là người thắng cuộc, thắng căn bệnh quái ác ấy và chính số phận nghiệt ngã này…”

Báo động gia tăng vấn đề sức khoẻ phụ khoa của phụ nữ Việt
Sống khỏe - 16 giờ trướcNhiều chị em bất an và ngại ngùng khi gặp triệu chứng viêm vùng kín. Thực tế các con số mỗi năm ghi nhận việc chị em gặp các vấn đề sức khoẻ vùng kín ngày càng gia tăng - tăng 15% - 27%, theo Bộ Y tế.

Sử dụng thuốc xịt mũi quá liều tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe
Sống khỏe - 16 giờ trướcThuốc xịt mũi rất hiệu quả trong việc làm dịu đi triệu chứng nghẹt mũi, tuy nhiên sử dụng quá nhiều sẽ khiến sức khỏe của bạn bị đe dọa.

Lội nước bẩn khi bị thương ở chân, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy thận cấp
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Sau khi lội nước bẩn 2 ngày, cẳng chân phải người bệnh bị sưng nề, bầm tím, nổi phỏng nước, tổn thương diễn biến nhanh và xuất hiện sốt rét run không rõ nhiệt độ, tiểu ít...

Không ăn sau buổi trưa để giảm cân và cái kết của người đàn ông 32 tuổi sau 6 tháng
Sống khỏeGĐXH - Đi xem mắt bị chê vì quá béo, anh Ngô quyết tâm tập luyện để giảm cân nhưng kết quả không như mong đợi. Tình cờ lướt mạng thấy mô hình "không ăn sau buổi trưa", anh đã áp dụng trong 6 tháng...