Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19

Thứ năm, 09:48 10/09/2020 | Y tế

GiadinhNet - Bên cạnh tập trung chống dịch bạch hầu, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý Kon Tum phải chú trọng các dịch bệnh khác như COVID-19, sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt rét.

Trong 2 ngày 9 - 10/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Kon Tum.

Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra cơ sở ở xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy – một xã có ca bệnh dương tính bạch hầu.

"Phục" từ trưa đến tối để vận động 3 người dân đi tiêm vaccine bạch hầu

Báo cáo với Thứ trưởng, y sĩ Lê Thị Phượng - Trưởng Trạm Y tế xã Đăk Ruồng cho biết xã có 5.000 nhân khẩu. Xã đã lập danh sách các thành viên theo hộ gia đình, lập các điểm tiêm ở trạm y tế hoặc điểm thôn để triển khai tiêm vaccine cho người dân từ 7/9. Đến nay, Đắk Ruồng ghi nhận một ca dương tính bạch hầu là bé gái 15 tuổi ở thôn 10 (hôm 15/8), đã điều trị khỏi.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân ở huyện Kon Rẫy.

Bà Đinh Thị Hồng Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay, từ đầu năm đến nay, huyện này ghi nhận 5 ca dương tính với khuẩn bạch hầu (trong độ tuổi từ 11-39 tuổi) và 2 ca nghi ngờ, trong đó có 4 ca đã khỏi bệnh; 1 ca ở xã Đăk Tờ Re (17 tuổi, ở thôn 7) đang điều trị. 2 ca nghi ngờ cũng ở xã Đăk Tờ Re. Xã này đang cách ly 172 trường hợp.

Trên cả nước, tính đến hết ngày 7/9 đã ghi nhận 179 trường hợp dương tính bạch hầu (trong đó có 50 ca là người lành mang trùng), tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên gồm: Kon Tum (48); Gia Lai (38); Đắk Lắk (43); Đắk Nông (39). Có 3 ca tử vong ở Gia Lai (1) và Đắk Nông (2). Tại Quảng Trị ghi nhận 4 ca bệnh và 6 người lành mang trùng; Bình Phước có 1 ca mắc bệnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy, điểm khó khăn trong công tác phòng chống dịch bạch hầu ở đây là địa bàn tương đối rộng, dân cư sống không tập trung, chia cắt địa giới hành chính, khó khăn trong đi lại. Huyện, xã lập các chốt trạm tiêm vaccine ở nhà văn hoá thôn hoặc trung tâm nhà rông, với những hộ không đến thì cán bộ phải trực tiếp đi vận động.

"Cách đây ít hôm, qua rà soát chúng tôi phát hiện có 3 trường hợp chưa tiêm vaccine Td phòng bạch hầu. Chúng tôi phải kiên trì chờ, "phục" họ từ trưa đến 6h tối chờ họ đi làm rẫy về để vận động, tránh bỏ lọt bỏ sót đối tượng" – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 3.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại buổi làm việc với ngành Y tế tỉnh Kon Tum tại huyện Kon Rẫy. Ảnh: V.Thu

Ông Võ Văn Thanh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, cho biết luỹ tích từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh có 48 trường hợp dương tính bạch hầu tại 5 huyện/thành phố (cao hơn tổng số ca dương tính trong giai đoạn 2016-2019); trong đó có 37 ca bệnh và 11 ca là người lành mang trùng, không có ca tử vong. Toàn tỉnh có 32 ổ dịch bạch hầu, đã có 31 ổ đã qua 14 ngày.

Ông Thanh nhận định trong quần thể cư dân có một bộ phận người lớn tuổi không có miễn dịch với bạch hầu nên nguy cơ tiếp tục xuất hiện ca bệnh là có thể xảy ra.

Đảm bảo cung ứng đủ vaccine phục vụ phòng chống dịch

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ (VSDT) Trung ương, cho hay thời gian qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng và Viện VSDT Tây Nguyên đã cung cấp dây chuyền lạnh, kho lạnh, tủ bảo quản vaccine, vaccine cho tỉnh Kon Tum phục vụ công tác phòng dịch.

Bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho hay, tỉnh xác định phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 4.

Kiểm tra sổ sách ghi chép tại trạm

Để làm tốt công tác phòng chống dịch, theo Phó Chủ tịch tỉnh, việc tuyên truyền vận động để người dân đồng lòng cùng thực hiện rất quan trọng. Kon Tum đã đa dạng trong các hình thức truyền thông chiến dịch tiêm chủng vaccine bạch hầu. Toàn tỉnh có 43 dân tộc thiểu số, địa phương vừa truyền thông bằng pano áp phích, đồng thời phải ghi âm bằng đĩa để tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để người dân dễ tiếp cận.

Không "quên" phòng chống các dịch bệnh khác, thực hiện tốt việc tiêm nhắc lại

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao công tác phòng chống dịch của tỉnh Kon Tum, đặc biệt trong phòng chống dịch COVID-19 và dịch bạch hầu "đã được kiểm soát tốt".

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành không lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch để tránh tình trạng bùng phát các ổ dịch. Bên cạnh tập trung chống dịch bạch hầu, Thứ trưởng lưu ý phải chú trọng các dịch bệnh khác như COVID-19, sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt rét.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 5.

Thứ trưởng trực tiếp kiểm tra nơi bảo quản vaccine tại Trạm Y tế xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: V.Thu

Thứ trưởng cũng đề nghị Kon Tum thiết lập, duy trì các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng để đẩy mạnh việc "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", không chỉ trong thực hiện phòng chống dịch COVID-19 hay bạch hầu mà còn với các dịch bệnh khác. Thẩm quyền thành lập các tổ này thuộc về UBND các xã/phường/thị trấn.

Thứ trưởng nhắc lại, hiện Việt Nam đang thực hiện phòng chống dịch trong tình hình mới nên cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu kép (vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội). 

"Tiếp tục thực hiện chiến lược phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch sớm. Trong công tác xét nghiệm cần lựa chọn đối tượng phù hợp, tránh tràn lan" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý. Việc khoanh vùng cần thực hiện ở diện hẹp phù hợp.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 6.

Phần mềm tiêm chủng được triển khai tại Trạm Y tế xã. Thứ trưởng yêu cầu Kon Tum khi đẩy mạnh tiêm chủng dịch vụ phải cập nhật đối tượng tiêm vào hệ thống phần mềm tiêm chủng để quản lý, đánh giá sát tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn. Ảnh: V.Thu

Riêng đối với dịch bạch hầu, địa phương cần yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị, đoàn thể liên quan rà soát đến tận nhà, tận thôn/buôn làng để tránh bỏ sót đối tượng, thực hiện việc tiêm vét.

Thứ trưởng đặc biệt lưu ý việc phải duy trì tiêm nhắc lại đúng thời điểm, đúng độ tuổi và đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả của tiêm chủng. Đặc biệt, lưu ý vùng sâu vùng xa - "vùng lõm" tiêm chủng.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 7.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 8.

Thứ trưởng đi kiểm tra kho bảo quản lạnh vaccine tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum

Liên quan đến việc công bổ dịch bạch hầu trên địa bàn xã, huyện, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Kon Tum nghiên cứu kỹ điều 2, Quyết định 02/QĐ-TTg, ngày 28/01/2016 của Thủ tướng quy định điều công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm

Phát huy những bài học về truyền thông phòng chống dịch mà Kon Tum đã và đang thực hiện rất tốt, ngoài công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng đề nghị Kon Tum cần duy trì tốt chương trình tiêm chủng mở rộng; Đẩy mạnh tiêm chủng các loại vaccine theo hình thức dịch vụ, đặc biệt tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, Thứ trưởng yêu cầu phải cập nhật đối tượng tiêm vào hệ thống phần mềm tiêm chủng để quản lý, đánh giá sát tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch của các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế ngoài công lập. Địa phương cũng cần chuẩn bị sẵn các khu cách ly tập trung để phục vụ công tác cách ly phòng chống dịch COVID-19 khi nước ta mở lại đường bay quốc tế.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top