Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: "Hy vọng TP HCM đang đạt đỉnh dịch và sẽ giảm dần"

GiadinhNet - "Khi bắt đầu giảm, chúng tôi cũng đề xuất thành phố không nên dừng đột ngột Chỉ thị 16 mà lùi từng bước để đưa về tình trạng bình thường mới" - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Hy vọng TP HCM đang đạt đỉnh dịch và sẽ giảm dần - Ảnh 1.

Thứ trưởng nhận định như thế nào về tình hình dịch tại TP HCM?

- Với sự nỗ lực của Thành phố và các tỉnh thành ở khu vực phía Nam trong công tác rà soát, phát hiện sớm các đối tượng bị nhiễm COVID-19 trong các khu cách ly, vùng phong tỏa và đặc biệt là sàng lọc trong cộng đồng, số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại các địa bàn trên trong thời gian vừa qua tăng và tăng rất nhanh. 

Ví dụ, trong ngày 15/7, tại TP HCM có gần 3.000 ca nhiễm COVID-19. Đây là gánh nặng rất lớn khi ngành y tế phải tổ chức các đơn vị để thu dung, điều trị ban đầu. 

Trong trường hợp bệnh nhân trở nặng thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến 2 và một số trường hợp nặng hơn phải chuyển lên tuyến 3, 4 là các trung tâm hồi sức của TP HCM hoặc khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.

Ngày 14/7, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5599/BYT-MT về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 (gọi tắt là công văn số 5599) để hướng dẫn cho các tỉnh thành, TP HCM, trong đó giảm bớt thời gian điều trị, theo dõi các bệnh nhân F0 không triệu chứng, giảm thời gian cách ly tập trung với F1.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Hy vọng TP HCM đang đạt đỉnh dịch và sẽ giảm dần - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Tôi nghĩ đây là điều kiện cần thiết để các tỉnh phòng, chống dịch. Đồng thời với những người ở khu cách ly tập trung, cách ly y tế sẽ có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, được gần gũi với gia đình, giảm bớt gánh nặng tâm lý. 

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của chúng ta luôn sẵn sàng để tiếp nhận, thu dung những bệnh nhân mới và đội ngũ nhân lực y tế làm việc ở khu cách ly y tế, các bệnh viện, khu trung tâm hồi sức cũng giảm bớt gánh nặng.

Hiện nay chúng ta đã cho phép thực hiện điều trị, theo dõi bệnh nhân F0 tại nhà. Theo ông, nguồn nhân lực của TP HCM có khả năng đáp ứng khôngTP liệu sẽ vấp phải khó khăn gì khi thực hiện?

- Khi chúng ta đưa những ca F0 đã có đạt đủ tiêu chuẩn sau ngày thứ 10 với 2 lần xét nghiệm âm tính hoặc có tải lượng virus bằng xét nghiệm RT- PCR thấp (Ct value >=30) trở về nhà thì đã dựa trên những căn cứ khoa học. 

Thông thường, theo nghiên cứu, bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường trở nặng trong tuần đầu tiên. Đồng thời khuyến cáo của WHO đã cho mốc 10 ngày cho phép bệnh nhân xuất viện nếu không có triệu chứng hoặc bệnh nhân có triệu chứng nhưng 3 ngày sau khi hết triệu chứng là có thể xuất viện. Với Ct>=30, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng đã được hạn chế thấp nhất.

Khó khăn của TP HCM hoặc các địa phương khác khi đưa những trường hợp F0 xuất viện trở về theo dõi tại nhà đó là gánh nặng của hệ thống y tế cơ sở. 

Đối với mỗi địa phương, chúng tôi yêu cầu phải có sự theo dõi của hệ thống y tế cơ sở, các nhân viên y tế sẽ thăm hỏi, kiểm tra các trường hợp F0 đã được đưa về nhà để theo dõi. 

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Hy vọng TP HCM đang đạt đỉnh dịch và sẽ giảm dần - Ảnh 4.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Hà Văn Đạo

Bên cạnh đó, hệ thống liên lạc thông qua đường dây nóng, qua công nghệ giúp kiểm soát và phát hiện các triệu chứng bất thường nhanh nhất để có thể tiếp tục theo dõi quá trình điều trị, có thể không phải tại nhà mà tại một cơ sở y tế phù hợp nhất. 

Đây là những khó khăn mà tôi nghĩ TP HCM cũng phải tổ chức để đảm bảo việc áp dụng thành công cách ly F0 tại nhà cũng như đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân COVID-19 sau 10 ngày đảm bảo đủ điều kiện về nhà.

Trong trường hợp những ca F0 được xuất viện sớm này không tuân thủ những quy định của ngành y tế đưa ra thì nguy cơ lây nhiễm đối với cộng đồng có còn không thưa Thứ trưởng?

- Trên nguyên tắc với tải lượng virus rất thấp như vậy (Ct>=30) hoặc âm tính thì khả năng lây lan cho những người trong gia đình và cộng đồng đa được hạn chế ở mức thấp nhất. 

Chúng tôi hi vọng, khả năng lây lan này không ảnh hưởng lớn đến hoạt động điều trị COVID-19 cũng như hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng. 

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến cáo là những người nhiễm COVID-19 sau khi đã đạt đủ tiêu chuẩn để cách ly tại nhà phải tuyệt đối tuân thủ những quy định, hướng dẫn của ngành Y tế. 

Đối với gia đình khi đón người thân F0 nhiễm COVID-19 về để điều trị, chúng tôi đề nghị phải có sự hợp tác với cán bộ y tế, đồng thời động viên F0, đảm bảo đúng hướng dẫn trong công văn 5599 như vấn đề về điều kiện ăn ở, điều kiện sinh hoạt, xử lý chất thải. 

Tôi hi vọng với sự hỗ trợ của hệ thống y tế, chúng ta sẽ đảm bảo thành công việc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của công văn 5599.

Hiện TP HCM đã có bệnh nhân F0 nào được điều trị tại nhà chưa thưa Thứ trưởng?

- Từ vài ba hôm nay, TP HCM đã bắt đầu thí điểm cách ly tại nhà một số trường hợp F1 sau thời gian cách ly tập trung cũng như một số trường hợp F0 được cách ly, điều trị tại nhà. 

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế sẽ theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho TP HCM  không chỉ trong công tác thực tiễn mà có thể chúng ta sẽ điều chỉnh chính sách phù hợp với thời gian tới để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh thành công.

Hiện tại Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội) đang có mô hình các bệnh nhân F0 không triệu chứng tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho nhau. Theo ông, có nên thực hiện mô hình này để giảm bớt gánh nặng cho ngành Y tế không?

- Đối với các bệnh nhân F0 khi thực hiện cách ly trong 1 phòng, cùng trong 1 khu thì chúng ta không còn sợ lây nhiễm chéo vì tất cả các ca bệnh này đều dương tính. 

Vì thế, trong trường hợp các F0 không triệu chứng có thể chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho nhau thì theo tôi đây là vấn đề nhân văn và nên được khuyến khích. 

Tuy nhiên, đối với những trường hợp F0 (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) đang được theo dõi thì có thể một số dấu hiệu chỉ nhân viên y tế mới phát hiện được. 

Ví dụ có 2 dấu hiệu để nhân viên y tế phát hiện và can thiệp y tế là nhịp thở của người bệnh và nồng độ SpO2 được đo bằng máy đo kẹp ngón tay. Với 2 dấu hiệu này, nếu chưa có đủ chuyên môn thì cũng khó thực hiện. Do đó, việc F0 tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho nhau vẫn cần thiết có sự giám sát của nhân viên y tế.

Hiện TP HCM đã qua hơn 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16, theo đánh giá của Thứ trưởng thì sau 15 ngày, TP HCM có khống chế được dịch bệnh hay không hay phải tiếp tục khéo dài thêm thực hiện Chỉ thị 16?

- Việc thực hiện Chỉ thị 16 trên một địa bàn rộng lớn và phức tạp như TP HCM có nhiều khó khăn. Thành phố phải chuẩn bị đầy đủ các phương án như: Dừng thực hiện Chỉ thị 16 đúng thời hạn cũng như có thể kéo dài hoặc kéo dài một số nội dung của Chỉ thị 16 trên địa bàn thành phố để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch đạt được thắng lợi. 

Tuy nhiên, qua theo dõi 1 tuần tại TP HCM, chúng tôi nhận thấy những biện pháp của chính quyền, hệ thống chính trị thì gần ngày thực hiện thứ 7 thì càng được tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt công tác giãn cách được thực hiện nghiêm túc tại các địa bàn trong thành phố. 

Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng nỗ lực làm xét nghiệm cho các khu vực có nguy cơ cao, rất cao và các công tác theo dõi F1, F0 bằng xét nghiệm RT-PCR được thực hiện nhanh chóng với số lượng ngày càng tăng lên. 

Tham gia hỗ trợ TP HCM trong thời gian qua, chúng tôi hi vọng đỉnh dịch của TP HCM đang đạt được sẽ giảm dần. Khi bắt đầu giảm, chúng tôi cũng đề xuất thành phố không nên dừng đột ngột Chỉ thị 16 mà lùi từng bước để đưa về tình trạng bình thường mới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Võ Thu (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top