Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thức ăn của cơ thể mỗi ngày là rau, cá, thịt, vậy não bộ của bạn cần 'ăn' gì để mạnh khoẻ, minh mẫn?

Thứ sáu, 07:00 10/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chúng ta đã nghe đến cơ thể bị suy dinh dưỡng, còn não bộ thì sao? Hàng ngày chúng ta cung cấp thức ăn cho cơ thể bằng rau, cá, thịt... Vậy não bộ của chúng ta thì sao, cần "ăn gì" để luôn mạnh khỏe, minh mẫn?


Bộ não - cơ quan phức tạp nhất của con người

Bộ não được coi là cơ quan phức tạp nhất cơ thể người. Nó được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, tiếp nhận thông tin từ các nơi trong cơ thể, là trung tâm điều phối, kiểm soát hầu hết các hoạt động của cơ thể.

Não còn có chức năng tạo những hoạt động cao cấp như suy nghĩ, tính toán, phán xét, tưởng tượng, vận động, cảm giác, trí nhớ, tư duy, sáng tạo, học tập... đều do não kiểm soát và chi phối.

Thức ăn của cơ thể mỗi ngày là rau, cá, thịt, vậy não bộ của bạn cần ăn gì để mạnh khoẻ, minh mẫn? - Ảnh 2.

Não bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong suy nghĩ, hành động của con người.

Bộ não hoạt động như một thiết bị lưu trữ một cách an toàn, gìn giữ những kỷ niệm đáng quý nhất của một người. Tính cách của một người, ý thức, cảm xúc cũng chịu ảnh hưởng của não.

Não người thường được biết là nơi quyết định độ thông minh của con người, quyết định phản xạ, cách thức con người hành động, và từ đó điều khiển mọi bộ phận cơ thể thực hiện những quyết định đó.

Khả năng não bộ tái kết nối, tái sắp xếp qua hệ thần kinh là rất rõ ràng. Trường học có thể tác động tới quá trình này qua quá trình xây dựng kỹ năng, suy ngẫm, nghệ thuật và kỹ năng suy nghĩ giải quyết vấn đề.

Não bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bạn cần chú ý tăng cường "chất dinh dưỡng", rèn luyện sức đề kháng của não bằng cách duy trì lối sống lạc quan, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên... để giúp não bộ luôn luôn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Thông tin - "món ăn" trực tiếp bổ dưỡng cho não

Nói đến suy dinh dưỡng thường chúng ta hình dung ngay đến một cơ thể suy nhược, còi cọc, ốm yếu. Song ít người để ý đến việc có một tình trạng đang phổ biến là "suy dinh dưỡng" của não.

Theo các chuyên gia, não rất cần được cung cấp đủ dinh dưỡng qua cả chế độ ăn uống lẫn chế độ thu nạp thông tin.

Não là một cơ quan tiếp nhận, lưu trữ và xử lý "thông tin", luôn cần một lượng "thông tin" đủ nhiều để tư duy, phân tích và điều khiển mọi hoạt động chức năng của cơ thể. Nếu hàng ngày chúng ta không cho não "ăn" bằng các chất bổ dưỡng là "thông tin" thì não sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.

Thức ăn của cơ thể mỗi ngày là rau, cá, thịt, vậy não bộ của bạn cần ăn gì để mạnh khoẻ, minh mẫn? - Ảnh 4.

Khả năng hấp thụ "thông tin" của não là không giới hạn.

Não khác với cơ thể là khả năng hấp thụ "thông tin" là không giới hạn, không bội thực. Một ngày, chúng ta chỉ có thể ăn được 3 bữa cơm. Trong khi, não có thể "ăn thông tin" mọi lúc mọi nơi. Các noron thần kinh là những đơn vị lưu trữ thông tin.

Cơ thể con người được thiết kế rất thông minh: nếu một bộ phận nào đó không được sử dụng đến thì nó sẽ dần bị loại bỏ, trở nên hoại tử, một lượng lớn noron thần kinh hàng ngày bị chết đi.

Não cũng như các bộ phận khác của cơ thể, từ lúc sinh ra cho đến 20 tuổi là giai đoạn phải học tập, tiếp thu thông tin để trưởng thành. Sau 20 tuổi, não bắt đầu chuyển sang trạng thái phát triển sâu rộng. Nhưng ngược lại cũng là giai đoạn nếu như não không tiếp thu thông tin mới thì các tế bào sẽ hoại tử và sẽ chết dần, và làm cho người đó dần dần chậm chạp, sẽ mau quên, lãng trí. Đây là triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng não. Có nghĩa là não rất gầy gò, ốm yếu.

Để não bộ mạnh khoẻ, minh mẫn, hàng ngày chúng ta hãy dành thời gian hợp lý để đọc báo, đọc sách, tìm hiểu, suy nghĩ. Đây là phương pháp tốt nhất để cho não nạp thêm thông tin, liên kết và xử lý thông tin để tăng thêm chất bổ dưỡng cho não, từ đó não luôn trong tình trạng được nuôi dưỡng và trưởng thành.

Đừng để não bộ của chính mình bị suy dinh dưỡng, đừng chỉ lo được cho cái bụng đủ no, còn quên cung cấp "thức ăn", bỏ đói não bộ triền miên.

Thực đơn gián tiếp cho não bộ - rèn luyện thể chất và tinh thần

Rèn luyện thể chất

Hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa các bệnh tật, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể giúp hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng và quan trọng hơn là duy trì lượng máu lên não.

Thức ăn của cơ thể mỗi ngày là rau, cá, thịt, vậy não bộ của bạn cần ăn gì để mạnh khoẻ, minh mẫn? - Ảnh 6.

Rèn luyện thể chất duy trì lượng máu lên não.

Hãy tập thói quen đi bộ mỗi ngày, bơi lội, đi xe đạp thư giãn.

Rèn luyện tinh thần

Việc thư giãn tinh thần có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não. Giữ một tinh thần hoạt bát, thách thức bản thân trải nghiệm những điều thú vị như: thử đánh răng bằng tay không thuận, viết bằng tay không thuận; xem phim tiếng nước ngoài không cần phụ đề; tan làm và đi một con đường khác để về nhà thay vì con đường cũ.

Bằng các hoạt động nghe nhạc, đọc sách, chơi xúc xắc, thậm chí là ngủ đúng cách, đúng giờ sẽ giúp não bạn mạnh khoẻ không ngờ.

Nghe nhạc: Lắng nghe một loại nhạc nào đó khiến bạn tập trung, điều đó có thể cải thiện năng suất làm việc của bạn lên tới 15% và rất tốt cho não. Hoặc trước khi thức dậy hãy bật một bài nhạc Mozart khoảng 15 phút, cách này giúp bạn thoải mái và hỗ trợ điều hoà nhịp sinh học.

Thức ăn của cơ thể mỗi ngày là rau, cá, thịt, vậy não bộ của bạn cần ăn gì để mạnh khoẻ, minh mẫn? - Ảnh 7.

Âm nhạc là phần thưởng cho não bộ.

Đọc sách: Tác dụng tuyệt vời của sách chúng ta không cần bàn cãi. Nó không chỉ giúp ta gia tăng vốn từ vựng, cách diễn đạt mà còn giúp não trở nên thông thái hơn. Hãy đọc nhiều thể loại sách, kể cả sách trẻ em.

Chơi xúc xắc: Trò chơi này giúp bạn rèn luyện trí nhớ. Lấy 3 - 4 hạt xúc xắc, ném xuống bàn, lấy tay che lại. Giơ tay lên 1 giây, rồi che lại rồi nhớ xem các con số trên mỗi viên xúc xắc là số mấy. Thời gian đầu bạn chơi với 3 - 4 hạt, sau đó tăng số lượng hạt xúc xắc lên. Chơi trò này 5 - 7 phút mỗi ngày.

Ngủ: Não con người cần 7 - 8 giờ để ngủ mỗi đêm. Bóng tối giúp kích thích sản xuất melatonin, điều hoà cơ thể trong giấc ngủ. Trong khi đó, ánh sáng lại khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol gây stress, làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây thèm ăn và trầm cảm.

Vì vậy chúng ta nên ngủ trong phòng tối thoáng gió, lúc này não bộ sẽ được thư giãn và phục hồi nhanh chóng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cơ thể cũng như là não bộ. Việc cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là thực đơn ăn uống và những việc cần làm hàng ngày để tốt cho não:

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc như bông cải xanh, súp lơ, xà lách; quả mâm xôi đen, dâu tây, nho khô, quả anh đào;... Chúng ta đều biết loại thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh mãn tính như tim, tiểu đường, ung thư nhưng bên cạnh đó chúng còn có một vai trò tuyệt vời trong việc bảo vệ chức năng của não. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể uống thuốc bổ như vitamin D, vitamin E, vitamin B12 và axit folic có thể bảo vệ não bộ.

Tránh các chất béo từ động vật. Thay vào đó hãy tập thói quen thay thế bằng dầu oliu, dầu hạt cải khi chiên, xào, nướng thức ăn. Hãy hấp thụ omega-3 có trong cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu. Nên ăn 1 - 2 lần trong tuần và có thể dùng dầu cá để thay thế.

Cuối cùng là quản lý cân nặng. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về điều này nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Vì vậy, việc quản lý cân nặng với các thực phẩm bổ dưỡng không chỉ khiến bạn có một vóc dáng thon gọn mà còn ngăn chặn việc suy dinh dưỡng não.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Top