Thực đơn bồi bổ cơ thể, tăng cường trí lực cho sĩ tử mùa thi
GiadinhNet - Với các bậc phụ huynh, đảm bảo cho con cái có sức khỏe tốt nhất, trí tuệ minh mẫn nhất để ôn luyện chính là mối quan tâm hàng đầu. Trong đó, bồi dưỡng cho các sĩ tử bằng thực đơn phù hợp chính là trọng tâm.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 sẽ diễn ra. Thời điểm này, hàng trăm ngàn thí sinh trên khắp mọi miền đang bước vào giai đoạn ôn luyện khẩn trương, vất vả nhất. Còn với các bậc phụ huynh, đảm bảo cho các sĩ tử có sức khỏe tốt nhất, trí tuệ minh mẫn nhất để ôn luyện chính là mối quan tâm hàng đầu. Trong đó, bồi dưỡng cho các sĩ tử bằng thực đơn phù hợp chính là trọng tâm.

Sĩ tử ôn luyện căng thẳng cần được bồi bổbằng thực đơn khoa học
Sĩ tử ăn thế nào tốt nhất?
Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (Q.5, TP. HCM) những ngày này luôn trong trạng thái khẩn trương. Chị Hoa có con trai đang ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 sắp tới. “Còn gần một tháng nữa là thi nên lịch ôn luyện của cháu rất nặng. Nhiều hôm, cháu học mệt và căng thẳng nên than không nuốt trôi cơm. Trời Sài Gòn lại nóng nực. Tôi chỉ lo cháu ăn uống không được sẽ kiệt sức”.
Nỗi lo của chị Hoa cũng là nỗi lo chung của hàng triệu ông bố, bà mẹ đang thấp thỏm theo kỳ thi Tốt nghiệp THPT đang đến gần. Trong hàng trăm ngàn sĩ tử sắp “lai kinh ứng thí”, có người đặt mục tiêu xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng; có người mong hoàn thành thi Tốt nghiệp THPT rồi rẽ ngang học nghề, nhanh chóng bước vào đời. Nhưng dù với mục tiêu nào thì kỳ thi Tốt nghiệp THPT vẫn đóng vai trò quyết định, là tấm “giấy thông hành” cho tất cả. Đó cũng là lý do, các sĩ tử phải dành toàn bộ tâm sức, trí lực vào giai đoạn ôn luyện cam go này. Và đó cũng là lý do, các gia đình có con chuẩn bị thi Tốt nghiệp THPT đều lo lắng, tìm mọi cách chăm sóc các sĩ tử tốt nhất.
Chia sẻ tâm tư này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng: “Trí lực và thể lực của sĩ tử trong giai đoạn ôn luyện này cần phải được chăm sóc tốt nhất. Muốn trí lực các con hoạt động tốt, cung cấp cho tế bào thần kinh các chất dinh dưỡng cần thiết đặc thù như axít béo omega-3 (có trong dầu phộng, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, hạt dẻ, hạt điều, các loại cá béo như cá basa, cá thu, cá bạc má, cá nục)”.
Cũng theo PGS.TS Lâm, các vitamin nhóm B cũng rất cần cho các tế bào thần kinh hoạt động hài hòa. Chẳng hạn vitamin B9 (axít folic) có trong dưa hấu, rau cải xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen. Vitamin B12 có trong cá, trứng, thịt. Các sĩ tử không nên chờ đến ngày thi mới mua uống các viên omega-3 hay vitamin mà nên thường xuyên ăn các thực phẩm nói trên.
Thực đơn cho mùa thi

Sĩ tử nên dùng trứng, sữa để tăng cường trí lực
Đặc biệt, với mong muốn giải tỏa lo lắng cho các bậc phụ huynh, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng chia sẻ một vài lựa chọn cho ba bữa chính và một bữa phụ (rất cần để bổ sung năng lượng cho sĩ tử - PV). Thực đơn này được thiết kế như sau:
Bữa sáng: Tinh bột bảo đảm khả năng hoạt động trí tuệ và trí nhớ cho suốt buổi sáng. Một tô phở bò, tô bún bò, tô cháo thịt, chén cơm chiên trứng có chứa glucid, protein, lipid, vitamin rất cần cho người học thi. Kèm thêm 1 ly sữa cacao, 1 quả trứng gà luộc giúp đầu óc luôn luôn minh mẫn.
Bữa trưa: Để buổi chiều làm việc trí óc thoải mái như buổi sáng, tuyệt đối tránh bia, rượu, thuốc lá, cà phê. Tránh thức ăn quá béo và ăn quá nhiều chất bột. Phải có một bữa ăn giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa). Khác với lao động chân tay hay vận động viên, các sĩ tử nên ăn trưa vừa phải. Để có đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ, nên dùng thêm một quả chuối, một quả cam hay một quả quít.
Bữa chiều (bữa ăn phụ): Để học hành tốt, vào khoảng 16-17 giờ, cần ăn thêm. Tốt nhất là vài trái chuối chín để được cung cấp glucid, vitamin, chất khoáng.
Bữa tối: Không ăn quá nhiều chất béo vì khó ngủ. Ăn nhiều chất bột như cơm, khoai, đậu. Giảm bớt thịt vì protein gia tăng nhiệt độ cơ thể làm khó ngủ.
Các bậc cha mẹ cũng có thể tùy biến, điều chỉnh chút ít trong thực đơn mỗi bữa cho phù hợp khẩu vị của con mình. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đặc biệt lưu ý: Các phụ huynh không nên thay đổi đột ngột chế độ ăn uống trong những ngày đi thi. Lý do là bởi cơ thể con người cần có thời gian để thích nghi với một chế độ ăn uống mới. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy luôn bên cạnh, động viên các con không nên lo lắng. Hãy luôn chú ý đến giấc ngủ cho các sĩ tử. Mỗi buổi trưa nên ngủ ít nhất 30 phút. Giấc ngủ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp thu và nhớ kiến thức. Những khoảng thời gian trống thích hợp, hãy khuyến khích con vận động để ăn ngon hơn và giấc ngủ sâu hơn.
Thực phẩm nào sĩ tử bắt buộc phải dùng hàng ngày?
Trứng, sữa mỗi ngày là thức ăn bổ sung tốt nhất cho trí não và giàu protein, vitamin, đặc biệt là lecithin tạo chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Các bậc phụ huynh cần nhớ cho con dùng hàng ngày, với mức độ phù hợp để giúp trẻ luôn minh mẫn. Một lưu ý, trứng được chọn phải là trứng an toàn, có nguồn gốc và kiểm định chất lượng. Sữa cũng nên mua của các thương hiệu uy tín, tránh mua hàng trôi nổi để loại bỏ nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Nguyên Nhung/Báo Gia đình & Xã hội

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.