Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hiện 15 việc này là bí quyết để không bao giờ ốm mà các bác sĩ mách cho bạn

Thứ tư, 19:00 25/10/2017 | Sống khỏe

Những chuyên gia y tế hàng đầu tiết lộ cách họ giữ gìn sức khỏe trong những giai đoạn giao mùa, thời điểm người ta dễ bị cảm cúm nhiều nhất.

Bác sĩ thường biết điều gì tốt nhất cho cơ thể bạn. Điều đó lý giải tại sao họ là nguồn tham khảo đáng tin cậy khi bạn cần cải thiện sức khỏe nói chung của mình. Trên thực tế, để giúp mọi người khỏe mạnh hay hồi phục sau khi ốm đau, bác sĩ nhất định phải duy trì sức khỏe của chính họ, ở cơ quan và cả ở nhà.

Trong giai đoạn mùa cúm này, rất nhiều bác sĩ không hề bị ốm, dù lịch trình của họ cực kỳ bận rộn và tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn lây lan. Cùng tham khảo bí quyết tăng cường hệ miễn dịch, giữ gìn sức khỏe để cho cơ thể khỏe mạnh thông qua những việc không hề khó dưới đây:

1. Ngủ đủ giấc

Bạn đã bao giờ để ý lần nào bận rộn nhất là nguy cơ ốm tăng cao nhất không? Không hề có sự trùng hợp ở đây mà thực tế, bỏ qua những giây phút ngủ nghỉ đáng giá sẽ gây tổn hại cho hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị cảm, thậm chí bị dính cúm hơn.

Jennifer Stagg, bác sĩ theo liệu pháp thiên nhiên, cho biết: "Giấc ngủ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Do đó, tôi luôn đảm bảo ngủ được 7-8 tiếng/đêm". Vì vậy, dù bạn có phải bỏ lỡ chương trình truyền hình yêu thích, vẫn cứ nên đi ngủ đúng giờ.

2. Đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng

Nếu bạn liên tục hắt hơi, ngứa họng và nhìn chung cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bạn có thể cho rằng, mình bị cảm. Nhưng thực chất, có thể chỉ là bạn bị dị ứng thôi. Tệ hơn, những kiểu dị ứng này có thể dẫn tới một trận cảm hay cúm mà bạn không hề hay biết.

Heather Barlett, bác sĩ gia đình, cho biết: "Dị ứng là một trong những nhân tố góp phần gây ra cảm và cúm hay bị bỏ qua nhất. Tôi gợi ý mọi người nên sử dụng một liều dị ứng mua tại tiệm thuốc hàng ngày để ngăn ngừa nghẹt mũi, đặc biệt ở những vùng địa lý có mùa thu kéo dài và hiếm khi có gió mạnh".

3. Tiêm vắc-xin ngừa cúm

Thực tế là rất nhiều người bỏ qua mũi tiêm cúm mỗi năm, chỉ để lại bị ốm khi mùa cúm tới. Sadie LaPonsie, bác sĩ nhi, khẳng định: "Tôi tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm ngay khi có và luôn cập nhật lộ trình tiêm của tôi".

4. Ăn thật nhiều Prebiotic - loại thức ăn dành cho lợi khuẩn

Wills Bulsiewicz, chuyên gia về dạ dày – tiêu hóa, tiết lộ: "Sức khỏe bắt nguồn từ đường ruột – nơi chiếm tới 70% hệ miễn dịch của chúng ta. Đường ruột khỏe mạnh sẽ củng cố sức mạnh hệ miễn dịch, giúp nó sẵn sàng hành động và bảo vệ tôi khỏi sự tấn công của những kẻ xấu. Đơn thuốc để đảm bảo sức khỏe tối ưu và bảo vệ cơ thể khi giao mùa là một liều chất xơ prebiotic mỗi ngày.

Prebiotic là dạng thức ăn không tiêu hóa được, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật có lợi trong ruột. Nói cách khác, prebiotic không phải thức ăn dành cho tôi, mà chúng là thức ăn dành cho vi khuẩn đường ruột của tôi. Nguồn prebiotic tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như hành, măng tây, cám mì và chuối".

5. Ăn tỏi sống

Bác sĩ Bulziewics cho biết thêm: "Khi tôi bắt đầu cảm thấy dù chỉ một chút thôi ốm mệt, đã đến lúc tận dụng sức mạnh chữa lành của tỏi sống đối với đường ruột. Tỏi sống không chỉ là giàu prebiotic mà còn có các thành phần kháng virus, kháng khuẩn, biến nó trở thành thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa cảm.

Lúc nào thấy hơi khó chịu ở cổ họng, tôi sẽ lấy 3-4 nhánh tỏi, thái nhỏ bằng kích cỡ viên thuốc, rồi đợi trong khoảng 10 phút. Khoảng thời gian này là để một enzyme có tên alliinase kích hoạt hiệu quả tối ưu của tỏi.

Nếu bạn nấu nướng với tỏi, bạn có thể làm mất đi tác dụng này. Sau 10 phút đó, tôi sẽ nuốt hết số tỏi. Cách này giúp tôi rất nhiều lần chặn đứng được một trậm cảm. Phần lớn trường hợp, tôi đều cảm thấy khỏe hơn vào ngay ngày hôm sau".

6. Tăng hấp thụ kháng khuẩn

Ngoài việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh bằng chất xơ prebiotic, lợi khuẩn cũng có thể tăng cường sức khỏe đường ruột cho bạn, từ đó thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.

Bác sĩ Saravan Pramod, chuyên gia về dược phẩm nói chung, gợi ý nên sử dụng lợi khuẩn để nâng cao sức khỏe, dưới dạng thực phẩm bổ sung mua tại tiệm thuốc hoặc những thức ăn lên men giàu lợi khuẩn như dưa muối, kim chi, kombucha hoặc sữa chua hữu cơ.

7. Tránh xa những người bị ốm

Ngay cả khi bạn không bị ốm, những người xung quanh bạn vẫn có thể bị mắc cảm, cúm. Bạn vẫn có thể muốn tiếp xúc với họ nhưng làm vậy sẽ khiến bạn rất dễ bị lây bệnh. Bác sĩ gia đình Stephanie Long khuyên: "Nếu có thể, tránh dành thời gian bên cạnh những người ốm".

8. Mang bữa trưa tới cơ quan

Chia sẻ bát đĩa, vật dụng bếp núc tại cơ quan có thể khiến bạn lây nhiễm vi trùng gây bệnh từ ai đó. Chuyên gia dược phẩm gia đình Christopher Calapai cho biết: "Mùa cúm là thời điểm bạn nên tự chuẩn bị và mang cơm đến cơ quan ăn trưa. Khi đó, bạn có thể kiểm soát việc chế biến thực phẩm và đảm bảo các bề mặt, nơi bạn nấu nướng, sạch sẽ.

9. Xin nghỉ ốm

Với lịch trình công việc bận rộn của mọi người, việc nghỉ ốm một ngày có vẻ hơi quá chiều chuộng bản thân. Nhưng ngày này sẽ mang đến cơ hội để bạn nghỉ ngơi, hồi phục và trở lại công việc với hiệu quả 100%. Nó cũng giúp các đồng nghiệp tội nghiệp của bạn không phải tiếp xúc với mầm bệnh bạn mang trong người. Nếu bạn có triệu chứng cúm, tốt nhất nên nghỉ ở nhà

10. Hoặc xin làm ở nhà

Nếu bạn bắt buộc phải làm việc và công việc cho phép, hãy xin sếp làm ở nhà. Ngày nay, với sự hỗ trợ của e-mail, phần mềm chat online như Slack và họp qua video, việc làm từ xa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát cơn ốm và không lây sang đồng nghiệp. Theo bác sĩ Calapai, hãy khích lệ đồng nghiệp làm việc ở nhà khi cảm thấy ốm.

11. Cắt giảm lượng đường

Ăn quá nhiều đường không chỉ làm tăng vòng eo mà còn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Ngoài ra, đường còn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.

Bác sĩ, chuyên gia dược phẩm gia đình Faisal Tawwab, nhấn mạnh: "Cắt giảm đường, nhất là khi bạn cảm thấy sức khỏe bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Đường làm cho tế bào bạch huyết gặp khó khăn khi chiến đấu với bệnh tật.

12. Tránh thực phẩm chế biến sẵn

Giống như đường, chế độ ăn giàu thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hại cho hệ miễn dịch của bạn. Theo chia sẻ của bác sĩ Stagg, cô thường ăn nhiều loại thực phẩm tự nhiên, toàn phần, ít thực phẩm qua chế biến sẵn và đường để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

13. Đeo khẩu trang

Nếu bạn sống ở vùng ô nhiễm nặng như sân bay hay tàu điện đông đúc, việc đeo khẩu trang có thể bảo vệ bạn khỏi bị ốm. Bác sĩ Settipalli giải thích: "Bạn nên biết phần lớn các trường hợp mắc cúm là do lây nhiễm qua ho, hắt hơi và thậm chí trò chuyện".

14. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Chăm chỉ tập luyện có thể giúp cơ thể và cả hệ miễn dịch của bạn đạt được trạng thái sức khỏe tuyệt vời. Bác sĩ LaPonsie tiết lộ: "Tôi rất chăm tập thể dục thể thao. .Với tôi, cách tốt nhất để đạt được mục tiêu sức khỏe là đăng ký tham gia một cuộc đua hoặc một sự kiện, lên kế hoạch rèn luyện và đưa nó vào trong lịch trình của mình. Một khi đã lên lịch từ trước, tôi hiếm khi bỏ qua các bài tập".

15. Thường xuyên rửa tay

Có lẽ đây là lời khuyên bạn thường nghe thấy nhiều nhất: hãy chăm chỉ rửa tay trong mùa cảm, cúm, nhất là trước khi ăn. Bác sĩ Ian Tong, trưởng phòng dược tại Doctor On Demand, khuyên: "Việc rửa tay hiệu quả cần phải được đảm bảo diễn ra trong khoảng thời gian đúng bằng 2 lần hát bài "Row row row your boat".

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 9 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top