Thực hư công dụng chữa bệnh ung thư của loại cây được ví như 'thần dược' của người nghèo, mọc dại đầy làng quê Việt
GĐXH - Hiện nay, nhiều hội nhóm cộng đồng đang rộ lên thông tin cây xương khỉ có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư... Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định không một loại thuốc hay thảo dược đơn lẻ nào có thể điều trị khỏi được ung thư.
Cây xương khỉ (tên khoa học là Clinacanthus) còn được biết đến với các tên gọi dân gian như cây bìm bịp, cây mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo. Đây là loài cây nhỏ, mọc thành bụi. Trước đây, cây mọc hoang ở nhiều vùng nông thôn Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Một số địa phương trồng loại cây này để lấy lá nấu canh, làm bánh. Một số nơi bà con thu hái để dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc chữa bệnh. Người ta cũng dùng cây bìm bịp để ngâm rượu, bôi đắp ngoài da,... Tất cả các bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng. Ngày nay, xương khỉ là loài dược liệu được nhân giống và trồng phổ biến để phục vụ cho việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Thực hư công dụng chữa bệnh ung thư của cây xương khỉ?
Hiện nay, nhiều hội nhóm cộng đồng đang rộ lên thông tin cây xương khỉ có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, đại tràng, tử cung, ung thư máu… thậm chí cả ung thư giai đoạn cuối. Nhiều bệnh nhân từ bỏ phác đồ đang điều trị của bác sĩ, để chuyển sang sử dụng cây xương khỉ, kỳ vọng như một loại thuốc chữa bách bệnh.
Tuy nhiên, TS.BS Trần Hải Bình (Phó khoa Ung bướu - BVĐK Tâm Anh Hà Nội) khẳng định: Không một loại thuốc hay thảo dược đơn lẻ nào có thể điều trị khỏi được ung thư. Mặc dù trong cây xương khỉ có chứa flavonoid và một số chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và phục hồi sức khỏe, nhưng chưa có bằng chứng y học cho thấy hiệu quả của nó trong điều trị ung thư.
Thực tế, flavonoid trong cây xương khỉ cũng có trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc khác như trà xanh, táo đỏ, trái cây họ cam quýt… mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Do đó không nên quá thần thánh công dụng của loài cây này.
Người bệnh ung thư cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
"Cây xương khỉ có thể dùng hỗ trợ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến như phẫu thuật, hóa trị, miễn dịch, thuốc đích. Sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh tin vào những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng và bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại", TS Hải Bình khẳng định.
Theo TS Hải Bình, ung thư là bệnh lý phức tạp và cần được điều trị dựa trên y học bằng chứng, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Xu hướng điều trị ung thư ngày nay hướng đến "cá thể hóa - đa mô thức", tức là phối hợp nhiều phương pháp điều trị dựa trên đặc điểm bệnh lý và giai đoạn, thể trạng của từng người bệnh để tối ưu hiệu quả. Do đó không thể có một loại thuốc hay liệu pháp nào có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư cùng lúc.
TS Hải Bình khuyên người bệnh nên tin tưởng vào y học hiện đại, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Trước khi sử dụng loại thảo dược nào nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí tương tác bất lợi với các loại thuốc điều trị ung thư.
Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 phút trướcGĐXH - Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcNgười phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.
Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực...
Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Bé 14 tuổi ở Vĩnh Phúc bị thiếu máu, thiếu sắt nặng vì bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nguyên nhân khiến bệnh nhi 14 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt được xác định do chảy máu kéo dài từ một polip đại tràng trong gần một năm.
Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn ốc cần biết điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Ăn ốc giúp người bệnh tiểu đường không bị tăng đường huyết, nhưng vẫn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với loại thực phẩm này.
Người phụ nữ ở Hà Nội bị u tuyến giáp suốt 30 năm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc u tuyến giáp 'khổng lồ' cho biết, 30 năm nay bệnh nhân xuất hiện tuyến giáp đa nhân hai thùy, tuy nhiên không đi khám định kỳ cũng như điều trị.
Đau họng, khó nói, người đàn ông bất ngờ phải nhập viện gấp vì nhiễm trùng uốn ván
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị uốn ván toàn thân có dấu hiệu đau họng, khó há miệng khó nói và ăn uống kém...
Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.