Thực hư loại hải sản “nuôi dưỡng tinh binh”
GiadinhNet - Trong các loài hải sản, hàu nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu của nhiều quý ông bởi công năng tăng cường “bản lĩnh phái mạnh” được dân gian lưu truyền.

Từ thời cổ đại, loài sinh vật biển này đã được sử dụng với mục đích kích thích ham muốn, cải thiện chuyện “gối chăn” cho nam giới và có tên trong hầu hết các cuốn sách về bí kíp phòng the. Lời đồn rằng, tay “sát gái” huyền thoại người Ý Giacomo Casanova từng ăn 50 con hàu mỗi ngày như là bí quyết giữ gìn phong độ.
Những gì ông làm chỉ để đi theo một thứ vui duy nhất - theo đuổi phụ nữ. Phụ nữ là “chuyện lớn” của đời Casanova. Tài liệu ghi lại rằng Casanova có đến 122 người tình trong quãng thời gian gần nửa thế kỷ. Trong số đó, có người mang đến cho ông đam mê đắm đuối, có người mang đến cho ông tai họa, bệnh tật và đau khổ. Một số tình nhân của ông là người đức hạnh, còn số khác thì phóng túng. Nhưng nhìn chung, tất cả đều biết ơn Casanova bởi ông “biết cách yêu say đắm, biết cách chiếm đoạt nhiệt thành và cũng biết cách rời bỏ lịch lãm”. Chính vì vậy, nhân vật này được mệnh danh là gã lãng tử “sát gái nhất mọi thời đại”.
Ngoài vẻ đẹp ngoại hình, sự thông minh, hiểu biết và tài chơi đàn violin cực hay thì sự hấp dẫn của Casanova được cho là đến từ khả năng “chăn gối” tuyệt hảo của ông. Đây cũng là một khía cạnh trong cuộc sống được gã lãng tử nghiêm túc coi trọng bởi ông cho rằng, tình dục chính là một phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học. Để có sự “mạnh mẽ” như vậy, người ta đồn đoán rằng bí quyết của Casanova chính là hàu bởi ông thường ăn 50 con hàu sống mỗi ngày. Nếu xét trên công năng của loài hải sản này trong lĩnh vực phòng the từ thời cổ đại đến thời hiện đại thì việc “tay sát gái nhất mọi thời đại” sử dụng hàu trong thực đơn hàng ngày chắc chắn không chỉ nhằm mục đích giải quyết sự ưa thích.

Từ thời xa xưa, hàu đã được coi là thực phẩm của tình yêu bởi mang lại sinh lực cho phái mạnh. Theo đó, cư dân cổ Hy Lạp và La Mã vốn được biết đến là những người sáng tạo tài hoa trong tình dục. Theo thời gian, cùng với sự trải nghiệm của cơ thể và xu hướng ngày càng cởi mở về tình dục, họ đã thiết lập được cả một bảo tàng các loại “thần dược” kích thích bản năng tất yếu của con người. Trong số các loại “thần dược” đó, hàu xếp trong danh sách hàng đầu. Hàu mang biểu tượng da thịt của nữ thần Aphrodite – vị thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh nở trong Thần thoại Hy Lạp. Người ta còn gọi Aphrodite là nữ thần của dục vọng. Có lẽ vì mang biểu tượng của vị thần liên quan đến “sex” này mà con hàu được các cư dân cổ đại áp dụng vào lĩnh vực “phòng the” từ rất sớm.
Từ thực tế sử dụng của người cổ đại, sau này, hàu nhanh chóng rơi vào “tầm ngắm” của các nhà y học. Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, có tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, nam giới có chứng di tinh mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn. Trong khi đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47,8mg kẽm (lượng kẽm trong 100g thịt chỉ là 5,2mg và 0,8mg trong 100g cá tươi). Bên cạnh đó, mỗi 100g thịt hàu còn gồm có: 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg can-xi; 10mg magiê; 5,5mg sắt; 11,5mg đồng; 100mg phốt-pho, ngoài ra còn chứa vitamin A, B1, B2, Acid taurine và các vi nguyên tố khác, lượng Iod cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng. Thịt hàu còn chứa các acid amin và nhiều chất hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả.
Các nhà nghiên cứu kết luận, khả năng “đánh thức đam mê” từ hàu mà người ta nhận thấy bấy lâu nay thực chất bắt nguồn từ nguồn kẽm dồi dào trong nó. Kẽm là một yếu tố vi lượng quan trọng cho quá trình hoạt hoá của tinh trùng. Lượng kẽm có trong cơ thể nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sinh hoạt tình dục, sinh lực và khả năng duy trì nòi giống ở nam giới. Nếu lượng kẽm không được đảm bảo thì số lượng “tinh binh” của quý ông giảm tới 40-50%, có thể làm mất khả năng sinh sản. Kẽm còn giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất testosterone – chất chịu trách nhiệm cho việc gia tăng ham muốn “chuyện ấy” ở nam giới. Các chuyên gia cho biết, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm “tê liệt” cadmium, một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Vì những giá trị quý báu trên, các quý ông thường cho rằng, thưởng thức món hàu biển tươi sống chính là cách để bổ sung kẽm nhanh nhất, tăng cường “bản lĩnh phòng the”. Tuy nhiên hàu sống ở nước lợ tại các cửa sông thông ra biển, bám vào các rạn đá ngầm, dải san hô hay mạn tàu thuyền nên dễ nhiễm một số kim loại nặng không có lợi cho cơ thể người. Việc ăn hàu trực tiếp cũng gặp những vấn đề như mất vệ sinh an toàn do chế biến (như nướng dính nhiều bụi bẩn…), ăn thịt hàu sống thì rất dễ nhiễm phải các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh và thành phần kim loại nặng. Không những thế, thịt con hàu sống vắt chanh (món ăn phổ biến) có thể gây nên viêm dạ dày và ruột non. Vì vậy, cách sử dụng hàu an toàn và hiệu quả nhất chính là qua chế biến, tránh ăn sống để đảm bảo vệ sinh an toàn. Ngoài món hấp đơn giản thì hàu cũng thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như nấu canh, nấu cháo, chiên giòn…
Đặc sản truyền thống của người Pháp
Mỗi năm vào dịp Giáng sinh, trên bàn tiệc của người Pháp không thể thiếu một thứ đặc sản, đó là những con hàu. Truyền thống này ít nhất có từ thế kỷ 19. Những con hàu thuộc loại Tsarskaya là thương hiệu hàu nổi tiếng nhất ở đất nước này. Đây vốn là loại hàu được các Sa hoàng ưa chuộng bởi sự ngon, bổ và được nhập ồ ạt về Nga suốt thế kỷ 19. Theo đó, Tsars trong tiếng Pháp có nghĩa là Sa hoàng, vì thế, vùng xuất khẩu loại hàu này đặt tên cho dòng sản phẩm thượng hạng của mình là Tsarskaya. Giá mỗi con hàu loại này ở Nga có thể lên tới 7 euros một con. Một vùng cung cấp hàu nổi tiếng khác ở Pháp là Bretagne, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Ở đây có hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô, những làng chài thơm nồng mùi cá, những điệu múa dân gian rộn ràng, sôi động và một nền văn hoá ẩm thực phong phú. Hải sản Bretagne được đánh giá cao trên toàn thế giới vì chất lượng, độ tươi ngon, giàu đạm và vị đậm đà. Và sẽ rất thiếu sót nếu không liệt kê hàu vào gia tài hải sản của Bretagne. Người Bretagne ăn hàu quanh năm, nó là món ăn truyền thống trong các lễ hội và có mặt trong thực đơn của các nhà hàng bên cạnh dòng giới thiệu “mang lại niềm đam mê mãnh liệt cho quý ông”. |

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 7 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 10 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 23 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏeGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.