Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư virus Adeno khiến 6 trẻ tử vong nguy hiểm như thế nào? Chuyên gia khuyến cáo "mọi người cần bình tĩnh!"

Thứ bảy, 20:01 17/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”, bác sĩ Khanh khẳng định.

Bé sốt cao mấy ngày không khỏi, mẹ bàng hoàng khi biết con nhiễm virus AdenoBé sốt cao mấy ngày không khỏi, mẹ bàng hoàng khi biết con nhiễm virus Adeno

Biểu hiện chung của những bé mắc bệnh do virus Adeno gây ra thường là sốt li bì mấy ngày không khỏi, viêm kết mạc 2 bên và tiêu chảy cấp...

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thông tin về tình trạng gia tăng đột biến trẻ mắc bệnh do virus Adeno. Số trẻ nhập viện vì virus này tăng mạnh từ tháng 8 và đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong.

Thực hư căn bệnh nhiễm virus adeno khiến 6 trẻ tử vong nguy hiểm như thế nào? Chuyên gia chỉ cách phòng tránh! - Ảnh 2.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, virus Adeno là loại virus rất cũ, quen thuộc với bác sĩ nhi khoa và hô hấp. Giống như RSV (virus hợp bào) và cúm, virus Adeno lưu hành quanh năm.

Virus Adeno được phân lập lần đầu năm 1953 từ các mảnh hạch hạnh nhân và tổ chức tuyến được cắt bỏ sau khi phẫu thuật. Đến nay, các nhà chuyên môn biết khoảng trên 100 chủng của virus này, trong đó có 47 chủng gây bệnh ở người.

“Virus Adeno từ lâu đã gây bệnh hô hấp ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Người nhiễm virus Adeno có triệu chứng nóng, ho, sổ mũi giống như bị cảm hoặc viêm hô hấp. Có trẻ khi mắc bệnh sẽ biểu hiện nhẹ nhàng, nhưng cũng có trẻ thở mệt phải đi bệnh viện”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Bác sĩ Khanh cho biết: "Số ca tử vong do virus Adeno gây ra sẽ chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, có bệnh lý nền, phát hiện và điều trị bệnh trễ...".

Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh do virus Adeno gây ra, vì đa số bệnh tự hết. Những trường hợp trở nặng thường do trẻ có miễn dịch kém hoặc nhiễm thêm vi trùng, nhất là vi trùng kháng thuốc.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi sát các dấu hiệu của trẻ, khi thấy trẻ có biểu hiện chuyển nặng như thở rút lõm ngực, rối loạn tri giác, lừ đừ... thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám.

“Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”

Thực hư căn bệnh nhiễm virus adeno khiến 6 trẻ tử vong nguy hiểm như thế nào? Chuyên gia chỉ cách phòng tránh! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

 “Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”, đó là khẳng định của bác sĩ Khanh.

Bác sĩ Khanh cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa có vắc xin phòng virus Adeno vì có quá nhiều chủng. Loại virus này xâm nhập qua đường tiêu hóa, tiếp xúc, hô hấp, do đó, khẩu trang và rửa tay vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Người lớn bị cảm hoặc mắc bệnh hô hấp phải tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, che miệng khi ho hay hắt hơi. Trẻ nhỏ cần tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Bên cạnh đó, mỗi người cần uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, bác sĩ Khanh khuyến cáo, trẻ nhỏ cần được chích ngừa mũi vắc xin 6 trong 1, vắc xin phế cầu, vắc xin cúm nhằm tránh nguy cơ mắc cùng lúc nhiều bệnh.

Đáng chú ý, virus Adeno cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc, bệnh dạ dày, tiêu hóa, từng được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra viêm gan bí ẩn thời gian qua.

Những thông tin cần biết về căn bệnh Adenovirus

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, virus adeno chia làm 7 nhóm từ A-G, trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các tổn thương thường gặp nhất do mắc virus adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…Bệnh do virus adeno gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa.

Về con đường lây truyền, virus adeno lây qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người. Bệnh cũng có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh và thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.

Về đối tượng mắc bệnh, virus adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi). Trong đó các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ nhiễm cao do sức đề kháng kém.

"Virus adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi" – PGS.TS Lê Thị Hồng Hạnh cho biết.

Làm thế nào để biết trẻ mắc virus Adeno – thủ phạm khiến hàng loạt trẻ nhập viện, 6 trẻ bị tử vongLàm thế nào để biết trẻ mắc virus Adeno – thủ phạm khiến hàng loạt trẻ nhập viện, 6 trẻ bị tử vong

GiadinhNet – Bệnh do virus Adeno gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông. Trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt, rối loạn tiêu hoá, khó thở…

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 6 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 15 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top