Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ

Thứ hai, 19:31 27/05/2024 | Sống khỏe

Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Những người bị mất ngủ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, khiến họ làm việc kém hiệu quả. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị mất ngủ bao gồm đau đầu do căng thẳng, khó chịu, khó tập trung và suy giảm trí nhớ ...

Hiện nay, các loại thuốc ngủ chính được kê đơn là các thuốc nhóm benzodiazepine (viết tắt là BZD) như estazolam, alprazolam, clonazepam... ; thuốc không chứa benzodiazepine (viết tắt là non BZD) như zolpidem, zopiclone, zaleplon...; chất chủ vận thụ thể melatonin (như ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (như suvorexant)...

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ- Ảnh 1.

Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải.

Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, cách tốt nhất nên bắt đầu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt của mình. Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ, giảm sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, đồng thời cố gắng giữ cho cơ thể và tâm trí thư giãn nhất có thể trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu vẫn không thể giải quyết được, cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để tìm cách điều trị.

Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc ngủ:

1. Không uống rượu và đồ uống có cồn

Một số người bị mất ngủ thường uống rượu để cải thiện triệu chứng, nhưng điều này không được khuyến khích. Uống rượu lâu ngày có thể gây mất ngủ mạn tính, ngoài ra rượu và đồ uống có cồn sẽ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc ngủ.

Dùng các thuốc không thuộc BZD, chất chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (suvorexant) và các loại thuốc ngủ khác cùng lúc, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, giảm tỉnh táo, giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể... trường hợp nghiêm trọng, có thể ức chế hô hấp.

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ- Ảnh 2.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bên cạnh việc tạo môi trường thân thiện cho giấc ngủ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống.

2. Không tiêu thụ quá nhiều đồ uống và thực phẩm có chứa caffein

Những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc đang dùng thuốc ngủ, không nên uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein mỗi ngày và tránh uống sau buổi chiều.

Caffeine ức chế sự chuyển hóa của thuốc ngủ làm tăng nồng độ thuốc, có thể dẫn đến quá liều và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi.

3. Tránh uống nước bưởi khi đang dùng thuốc ngủ

Nước bưởi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của nhiều loại thuốc bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa enzyme CYP3A4 trong cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại của thuốc.

Khi dùng nước ép bưởi cùng với các thuốc điều trị mất ngủ, dễ làm tăng phản ứng phụ như chóng mặt, buồn ngủ và suy hô hấp.

4. Giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo

Những người thích ăn nhiều dầu mỡ, ăn no hoặc ăn khuya... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thực phẩm nhiều chất béo sẽ kéo dài thời gian tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Ví dụ, nếu uống thuốc BZD (như diazepam) ngay sau bữa ăn, chất béo ăn vào sẽ làm tăng khả năng tái hấp thu của thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả, giảm tác dụng của thuốc.

Mời xem thêm video được quan tâm:

5 thực phẩm có lợi cho người khó ngủ | SKĐS

DS. Nguyễn Hải Đăng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội phát hiện u tuyến thượng thận từ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội phát hiện u tuyến thượng thận từ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, nữ sinh 18 tuổi bất ngờ được phát hiện khối u tuyến thượng thận kích thước lớn trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ.

Bé trai nhập viện khẩn do nghịch dây rút quần, khuyến cáo những điều bố mẹ nên biết để bảo vệ con trong dịp nghỉ hè

Bé trai nhập viện khẩn do nghịch dây rút quần, khuyến cáo những điều bố mẹ nên biết để bảo vệ con trong dịp nghỉ hè

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ là đối tượng dễ có nguy cơ gặp các tai nạn thương tích như: Nuốt phải dị vật, ngã chấn thương, điện giật, đuối nước…, đặc biệt là trong bối cảnh dịp nghỉ hè sắp đến.

Đột quỵ ở tuổi 35 sau bữa nhậu hết mình với bạn bè

Đột quỵ ở tuổi 35 sau bữa nhậu hết mình với bạn bè

Sống khỏe - 9 giờ trước

Khi mẹ gọi dậy, anh Nhựt đã bất động, miệng không nói được, mắt, mồm kéo lệch. Khi vào bệnh viện cấp cứu, nam bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ.

Người đàn ông 52 tuổi phát hiện 4 khối u trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 52 tuổi phát hiện 4 khối u trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đi khám nhiều nơi, nhưng với biểu hiện tiêu ra máu, chướng bụng và nghĩ mình có tiền sử mắc bệnh trĩ, nên có thể người bệnh đã khám bệnh không triệt để...

Ca sĩ Phan Đình Tùng bất ngờ tiết lộ tình trạng sức khỏe, căn bệnh của anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Phan Đình Tùng bất ngờ tiết lộ tình trạng sức khỏe, căn bệnh của anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Vợ ca sĩ Phan Đình Tùng cho biết anh nhập viện sau khi có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt và chảy máu tai. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chỉ định anh phải phẫu thuật vá lỗ thủng màng nhĩ tai trái.

Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình

Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình

Y tế - 12 giờ trước

Một bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội) nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ.

Bác sĩ cấp cứu cản vợ dùng một loại thuốc phổ biến để giải rượu

Bác sĩ cấp cứu cản vợ dùng một loại thuốc phổ biến để giải rượu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Bác sĩ Gray Edwards khuyên vợ không dùng thuốc chứa paracetamol khi say rượu vì nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng.

Người đàn ông 56 tuổi ở TP HCM đột tử khi chơi pickleball có tiền sử bệnh tăng huyết áp, bác sĩ khuyến cáo điều này!

Người đàn ông 56 tuổi ở TP HCM đột tử khi chơi pickleball có tiền sử bệnh tăng huyết áp, bác sĩ khuyến cáo điều này!

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột tử, người đàn ông này đang chơi pickleball thì bất ngờ ngã quỵ, gọi không phản ứng. Được biết, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp.

Món nội tạng được khen hết lời nhưng không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần

Món nội tạng được khen hết lời nhưng không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần

Sống khỏe - 16 giờ trước

Gan là món nội tạng được đánh giá có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng người dân cần thận trọng khi ăn.

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe

Y tế - 1 ngày trước

SKĐS -chăm sóc sức khỏe. Khi được kết hợp một cách khoa học và đều đặn, "bộ đôi" này không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn hỗ trợ phòng tránh, cải thiện và kiểm soát nhiều bệnh mạn tính.

Top