Tiêm vaccine COVID-19 xong mới biết mang thai có ảnh hưởng gì không?
GiadinhNet - Một trong rất nhiều băn khoăn thắc mắc của mẹ bầu gửi đến các bác sĩ Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc khi hỏi về vaccine COVID-19 đó chính là tiêm vaccine xong thì mang thai liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Cơ chế hoạt động của vaccine được hiểu như sau: Vaccine hoạt động bằng cách gửi một thông điệp đến cơ thể với một "bản thiết kế", cho phép nó tạo ra một đoạn nhỏ, vô hại trong "protein gai" đặc biệt của virus corona.
Việc này thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu hoạt động, tạo ra các kháng thể và tế bào bạch cầu để chống lại virus - và nhận ra nó nếu bạn gặp lại nó.
Nó không thể mang virus cho bạn và không có cách nào ảnh hưởng đến thông tin di truyền của chính bạn.
Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không thì vẫn còn một số băn khoăn, lo lắng.
Chúng tôi đã tìm đến bác sĩ CKI Chu Hoàng Giang- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đức Phúc để giúp độc giả giải đáp băn khoăn thắc mắc này.
Theo bác sĩ Chu Hoàng Giang thì COVID-19 là chủng mới, vaccine COVID-19 chỉ mới đưa vào áp dụng nên các công trình nghiên cứu khoa học cũng chưa nhiều. Một vài công trình được công bố nhưng vẫn chỉ ở phạm vi tương đối, chưa mang tính phổ quát rộng rãi. Để làm được điều đó thì các nhà khoa học cần có thời gian và điều kiện để thử nghiệm nhiều hơn nữa.
Tương tự, các nghiên cứu đánh giá tác động của vaccine lên phụ nữ mang thai còn khá ít nhưng theo một số công bố trên thế giới thì việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian mang thai còn giúp bảo vệ cho thai nhi và trẻ sơ sinh chống lại virus SARS – COVID2 do kháng thể sinh ra trong máu mẹ có thể truyền qua rau thai và sữa mẹ.
Bác sĩ Chu Hoàng Giang
Nghiên cứu gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG); Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh quốc (RCOG) khuyến cáo: Hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
Với trường hợp tiêm vaccine liều thứ nhất xong mới biết mình mang thai thì có nên tiếp tục tiêm mũi 2 không? Bác sĩ Chu Hoàng Giang cho biết: "Theo các công bố nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong trường hợp này vẫn có thể tiêm mũi vaccine thứ hai nhưng tốt nhất là tiêm mũi thứ 2 sau tuần thứ 12 của thai kỳ vì 3 tháng đầu là thời điểm hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng nên rất nhạy cảm.", bác sĩ Giang nói.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Đức Phúc cũng khuyến cáo rằng cũng còn tùy vào từng tình trạng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ để đưa ra các cân nhắc hợp lý.
Bác sĩ Giang cũng nói thêm rằng nếu mang thai mà mắc COVID-19 thì nguy cơ cho sức khoẻ mẹ và bé rất cao vì virus làm suy giảm hệ hô hấp, chức năng chuyển hóa và sức đề kháng của người mẹ. Nếu bị nhiễm virus thì em bé rất dễ bị dị tật. Vì thế, dự định mang thai thì nên tiêm vaccine phòng COVID-19. Tiêm vaccine trước khi mang bầu sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19 hoặc bị bệnh nặng.
Một vấn đề nữa mà nhiều chị em đến khám tại Bệnh viện Đức Phúc quan tâm là có nên tiêm vaccine COVID-19 nếu đang trong quá trình thực hiện IVF không? (thụ tinh ống nghiệm). Về vấn đề này, bác sĩ Giang cho biết: "Khi đang trong chu kỳ điều trị kích thích buồng trứng hoặc chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi thì nên tránh vì tác dụng phụ của tiêm vaccine COVID-19 như: sốt, mệt mỏi có thể sẽ làm ảnh hưởng. Nên tiêm ngoài chu kỳ điều trị sẽ tốt hơn".
Nếu bạn còn thắc mắc về mang thai liên quan đến tiêm vaccine COVID- 19, bạn có thể tư vấn thêm bác sĩ tại Bệnh viện Đức Phúc. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản, vô sinh hiếm muộn… các bác sĩ tại đây sẽ giúp bạn có câu trả lời hợp lý, giúp bạn an tâm trong hành trình tìm kiếm con yêu.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC ĐỨC PHÚC
Địa chỉ: 48 Ô Đồng Lầm (Hồ Ba Mẫu) - Đống Đa - Hà Nội
Hotline tư vấn 24/7: 0971195050
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 3 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 3 giờ trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 4 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 10 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 10 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 12 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 12 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 1 ngày trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...