Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm lại thính giác cho bác sĩ lây quai bị từ bệnh nhân

Thứ bảy, 07:58 15/09/2018 | Y tế

Từng mất thính lực hoàn toàn sau khi mắc quai bị, tương lại sụp đổ, nữ bác sĩ đã có thể làm lại nhờ kỹ thuật cấy ghép điện cực ốc tai hai bên.

Chị Hoàng Thị Phương (30 tuổi, khoa Tai Mũi họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) từng bị biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị gây điếc hoàn toàn hai tai, không có khả năng hồi phục ngay trong tuần đầu bị bệnh.

Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, nữ bác sĩ miệt mài cùng đồng nghiệp học hỏi, tìm tòi và ứng dụng các thành tựu tiên tiến nhất của y học trong điều trị bệnh điếc cho mình và bệnh nhân.

Bác sĩ Phương tình nguyện đăng ký trở thành bệnh nhân đầu tiên phẫu thuật và cấy ghép điện cực ốc tai hai bên ngay tại nơi mình làm việc. Ca phẫu thuật đã thành công.

Ngày 12/9, tại Khu khám và điều trị theo yêu cầu của bệnh viện, chị Phương chính thức được trở lại vị trí là bác sĩ điều trị Tai Mũi Họng, với tư cách là một chuyên viên thính học. Cùng ngày, bác sĩ Phương trực tiếp bật máy cấy điện cực ốc tai thành công cho một bệnh nhân 20 tuổi, bị điếc bẩm sinh.

Nữ bác sĩ chia sẻ về câu chuyện của mình. Ảnh: HQ.
Nữ bác sĩ chia sẻ về câu chuyện của mình. Ảnh: HQ.

Nhớ lại thời điểm năm 2016, chị cho biết: "Trong quá trình khám bệnh cho bệnh nhân tôi đã bị lây quai bị. Bị bệnh 2 ngày, một tai tôi không nghe được, tới ngày thứ 5 tôi mất cả thính giác hai tai".

Căn bệnh quai bị tưởng chừng điều trị rất đơn giản nhưng không may ngay trong tuần đầu bị bệnh, chị Phương đã gặp biến chứng mất hoàn toàn thính giác (điếc cả hai bên tai). Biến chứng này sẽ không có khả năng hồi phục đồng nghĩa với việc bác sĩ Phương sẽ bị điếc suốt đời.

"Tôi đã sốc rất lớn, tôi cảm thấy tương lai và niềm tin sụp đổ hoàn toàn. Khi đó tôi mới sinh con được 8 tháng. Nhìn thấy con tôi không kìm được nước mắt, tôi còn chưa được nghe con gọi tiếng mẹ", chị Phương nhớ lại.

ThS.BS Nguyễn Minh Ngọc, Phó chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay ngoài biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam và nữ, quai bị còn để lại hậu quả nặng nề là gây ra điếc không phục hồi cho bệnh nhân nhưng ít người biết tới.

"Điếc tai xảy ra ở giai đoạn đầu do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Theo thống kê, quai bị biến chứng điếc tai cả hai tai rất hiếm gặp, với tỷ lệ gặp khoảng 1/10.000 trường hợp quai bị", bác sĩ Ngọc nói.

Cấy ốc tai điện tử là cách duy nhất giúp bệnh nhân có thể nghe rõ, nghe trọn vẹn. Để hỗ trợ khả năng nghe cho bệnh nhân, hệ thống ốc tai điện tử là thiết bị điện cực được đưa vào bên trong ốc tai giúp đưa các tín hiệu âm thanh vượt qua các phần bị tổn thương của tai trong và truyền thẳng tới dây thần kinh thính giác.

Với công nghệ ốc tai điện tử, những trường hợp bệnh nhân bị mất thính giác đột ngột, mất thính giác bẩm sinh sẽ có cơ hội tìm lại âm thanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công nghệ ốc tai điện tử đã được nghiên cứu rất an toàn cho người cấy ghép, hạn chế tổn thương phần ốc tai, bảo tồn lông thần kinh thính giác còn lại để giữ mức thính lực tốt nhất có thể của mỗi bệnh nhân sau khi bật máy.

Hiện nay, công nghệ cấy ốc tai điện tử cho phép bác sĩ có thể thực hiện đồng thời hai bên cùng một lúc.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 4 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 5 ngày trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Top