Tìm ra thần dược chống ung thư lẫn mọi biến chủng COVID-19
Trong quá trình phát triển một thuốc chống ung thư thế hệ mới, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện nó đồng thời ngăn chặn được 4 biến chủng COVID-19 bao gồm Omicron.
Theo SciTech Daily, "thần dược" đầy hứa hẹn là chất ức chế phân tử nhỏ RK-33, vốn được các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa thuộc Đại học John Hopkins - Mỹ theo đuổi nhiều năm nay nhằm tạo nên một thuốc chống lại sự phát triển và di căn của bệnh ung thư.
RK-33 được thiết kế dựa trên một protein có tên là DDX3, một RNA helicase, có chức năng tháo xoắn loại RNA có chức năng kiểm soát nhiều loại tế bào khối u, từ đó cho phép dịch mã RNA. RK-33 sẽ ức chế DDX3, ngăn cản việc dịch mã RNA, từ đó ngăn khối u phát triển và di căn.

Ảnh minh họa về khả năng kháng virus của RK-33 - Ảnh: SCITECH DAILY
DDX3 trước đó cũng được chứng minh là thứ giúp một số virus RNA tăng khả năng lây nhiễm vào tế bào, bao gồm HIV và virus hợp bào hô hấp RSV. Do đó, các nhà khoa học đã thử kiểm tra nó có thể được sử dụng như một chất kháng virus RNA phổ rộng hay không.
Câu trả lời là có, theo bài công bố vừa đăng tải trên Frontiers in Microbiology. Kết quả đặc biệt quan trọng khi có một loại virus RNA khác đang ám ảnh nhân loại vài năm qua: SARS-CoV-2.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng kháng virus của RK-33 không bị ảnh hưởng bởi các đột biến trên protein đột biến, do đó tác dụng vẫn nhất quán trên 4 biến chủng SARS-CoV-2" - Giáo sư - bác sĩ về X-quang, ung thư và dược học Venu Raman từ Trường Y khoa Đại học John Hopkins cho biết tin mừng "nhân đôi".
Trước đó, không chỉ vắc-xin COVID-19 được thiết kế trên chủng gốc mà cả các thuốc kháng virus từng rất hiệu quả với các biến chủng cũ cũng cho thấy nguy cơ sụt giảm tác dụng ít nhiều khi đối diện với "ma trận" đột biến thoát miễn dịch của các chủng COVID-19 càng về sau, nhất là dòng họ Omciron.
Giáo sư Raman giải thích rằng khả năng vượt qua các đột biến SARS-CoV-2 phức tạp của RK-33 là nhờ nó không được thiết kế để nhắm vào protein đột biến, mà được thiết kế nhắm vào quá trình dịch mã RNA, hoàn toàn độc lập với protein đột biến. Do đó, nó được dự đoán sẽ hiệu quả với các biến chủng khác nhau cho dù virus gây bệnh COVID-19 đột biến như thế nào.
Hiện họ chỉ bắt đầu thử nghiệm "thần dược" này trên dòng họ Omicron, nhưng với sự lạc quan. Giáo sư Raman và các cộng sự hy vọng sẽ có thể công bố kết quả của bước tiếp theo này vào cuối năm nay.

"Thủ phạm" thiểu năng tuần hoàn não và cách phòng ngừa
Sống khỏe - 2 giờ trướcThiểu năng tuần hoàn não ngày càng có xu hướng trẻ hóa với nguyên nhân chính là máu cung cấp tới não bị thiếu hụt. Điều này làm cho tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn đồ ngọt? Đây là 4 thời điểm cơ thể cần đồ ngọt, cần bổ sung đúng để cải thiện sức khỏe
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ăn đồ ngọt khi cơ thể có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi... sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và lấy lại thăng bằng cho cơ thể.

8 tư thế yoga kích thích tiêu hóa, kiểm soát cholesterol
Sống khỏe - 5 giờ trướcCholesterol cao là hậu quả của chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý và là nguy cơ cao dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Việc điều chỉnh lối sống, trong đó có thực hành các tư thế yoga hàng ngày có thể giúp bạn kiểm soát tốt cholesterol.

7 động tác có thể thực hiện ngay giúp giảm đau lưng, mỏi vai gáy cho dân văn phòng
Sống khỏe - 20 giờ trướcViệc dành hàng giờ ngồi trước máy tính có thể gây ảnh hưởng đến các cơ vùng lưng, hông, cổ và vai, nhất là dân văn phòng. Có thể giảm đau, mỏi vai gáy, lưng bằng các bài tập tại chỗ đơn giản dưới đây…

Nữ sinh lớp 9 tử vong trong giờ tập thể dục mắc bệnh mà không biết, đây là 7 dấu hiệu cảnh báo tuyệt đối không chủ quan!
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh lý tim mạch tiềm ẩn cướp đi sinh mạng của nữ sinh lớp 9 trong giờ tập thể dục có triệu chứng liên quan đến các vấn đề tim, nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác.

9 công dụng tuyệt vời của hạt vừng đối với sức khỏe
Sống khỏe - 23 giờ trướcVừng được coi là thực phẩm kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Mẹ bầu ăn dứa có giúp chuyển dạ nhanh?
Mẹ và bé - 23 giờ trướcGĐXH - Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về lợi ích của việc ăn dứa trong giai đoạn cuối của thai kỳ, sẽ kích thích mở cổ tử cung, giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng. Vậy thực hư việc này đúng hay sai?

Người phụ nữ xinh đẹp hôn mê do ăn đồ hộp sai cách, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cần tuyệt đối tránh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Để tránh bị ngộ độc độc tố botulinum, tuyệt đối không ăn những thực phẩm để quá lâu, hết hạn sử dụng...

Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh con
Mẹ và bé - 1 ngày trướcPhụ nữ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh. Nếu không nhận biết và khắc phục kịp thời, những vấn đề tưởng chừng như nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khôn lường.

Tự chăm sóc bản thân khi mang thai và sau sinh
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi mang thai và sau sinh, người mẹ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự chăm sóc bản thân để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và con.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.