Tìm ra thủ phạm 'lạ hoắc' khiến bé trai 2 tuổi ở Hà Nội không thấy 'chim non'
GiadinhNet - 2 tuổi nhưng bé N.L (Hà Nội) không tìm thấy "cậu nhỏ", gần đây bé thường xuyên tiểu tiện khó, viêm nhiễm đường tiểu nhiều lần.
Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội) đã phẫu thuật và tạo hình thành công cho bé trai bị vùi dương vật kết hợp với hạ tinh hoàn ẩn.
Bé Đ.V.N.L (SN 2017 trú tại Long Biên, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu tiện khó, viêm nhiễm đường tiểu nhiều lần, không thấy dương vật.

Mất một tiếng đồng hồ để bác sĩ phẫu thuật, tạo hình thành công cho bé trai 2 tuổi bị lún dương vật
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé L bị lún dương vật, tinh hoàn nằm ở lỗ bẹn nông cần phải phẫu thuật để tạo hình dựng lại, kéo dài dương vật cho bé và đưa tinh hoàn trở về đúng vị trí.
Sau một giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.
Mẹ của bé cho biết, phát hiện ra "cậu nhỏ" của con trai bị ngắn nhưng nghĩ cháu còn bé quá nên chưa phát triển hết.
Thời gian gần đây, gia đình thấy tình hình sức khỏe của cháu không tốt nên đã đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để thăm khám thì mới biết bé bị dị tật lạ hoắc này.
BS Bùi Trường Giang - trưởng kíp phẫu thuật, cho biết: “Lún (vùi) dương vật là dị tật bẩm sinh với biểu hiện dương vật nhỏ, ngắn do bị lún sâu vào vùng mu, thân "cậu nhỏ" bị tụt ra phía sau chỉ còn ống da bọc.
Bệnh nhi mắc dị tật này luôn phối hợp với điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Các bé trai phải ấn vào vùng mu để "cậu nhỏ" thò ra khi tiểu tiện.
Tình trạng bệnh này ảnh hưởng xấu đến chức năng tiểu tiện, sinh dục và thẩm mỹ.
Nếu việc chẩn đoán phiến diện, chỉ nhận thấy biểu hiện hẹp bao quy đầu mà không hiểu biết về bệnh lún dương vật sẽ đưa đến quyết định sai lầm không thể sửa chữa được là cắt bỏ bao quy đầu.
Đó là bởi da bao quy đầu (ngay cả khi hẹp) là vật liệu vô giá để che phủ thân dương vật khi phẫu thuật tạo hình dựng lại, kéo dài dương vật để điều trị dị tật lún dương vật này.
BS Bùi Trường Giang cũng khuyến cáo cách khám vùi dương vật bằng việc ấn ngón tay ở gốc dương vật để kéo da dương vật và bao quy đầu về phía xương mu, sẽ xác định được thân dương vật bình thường. Khi buông tay ra thân dương vật lại chìm xuống dưới ngấn da trước xương mu.
Việc khám sơ bộ, lâm sàng cha mẹ có thể tự thực hiện. Nếu nghi ngờ con bị dị tật này, cha mẹ nên mạnh dạn đưa con đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, điều trị sớm tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
T.Nguyên

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.