Tin 28/5: Bé trai 20 tháng tuổi tử vong bất thường ở trường mầm non; Siêu bão tiến sát Biển Đông
GĐXH - Bé trai 20 tháng tuổi tử vong bất thường khi đi học ở trường mầm non hoạt động không được cấp phép; Siêu bão Mawar nằm ở vị trí 16,6N-132,2E đang tiến sát Biển Đông; Đề xuất năm 2024 giám sát về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Bé trai 20 tháng tuổi tử vong bất thường ở trường mầm non
Thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, khoảng 14 giờ 35 phút, ngày 25/5, chị T. (người giữ trẻ) phát hiện cháu Bách (20 tháng tuổi) có biểu hiện nóng, sốt bất thường nên điện thoại cho mẹ cháu là bà N.T.T. (thường trú ấp Vĩnh Hòa A, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), yêu cầu người nhà đến rước cháu Bách đi khám.
Lúc này chị T. đang làm việc tại khu công nghiệp Bình Hòa. Nhận được thông tin, chị T. điện thoại nhờ cha ruột là ông N.C.Đ. đến rước cháu giúp. Đến khoảng 14 giờ 55 phút, ông N.C.Đ. đến rước cháu Bách. Thấy cháu bị sốt cao, nên Đ. chở cháu về nhà và cùng chị T. đưa cháu đến Bệnh viện huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) để cấp cứu.
Cháu Bách được cấp cứu tại bệnh viện khoảng hơn 1 giờ, đến khoảng 17 giờ cùng ngày, cháu tử vong tại bệnh viện.
Bà Huỳnh Thị Thanh Tuyền, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Châu Thành cho hay, ngay khi nhận được thông tin, Phòng đã đến động viên, thăm hỏi, chia sẻ cùng phụ huynh cháu Bách. Thời điểm đó, Công an huyện Châu Thành đang khám nghiệm để xác định nguyên nhân cháu bé tử vong. Sau khi có kết quả chính thức từ Công an huyện, Phòng GD&ĐT huyện sẽ phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện chỉ đạo, xử lý vụ việc đúng quy định.
Được biết, theo báo cáo của UBND xã Vĩnh Hanh, cơ sở mầm non tư thục M.N tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hoạt động không phép từ đầu năm 2022.
Đề xuất năm 2024 giám sát về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sáng 27/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) trình Quốc hội dự kiến chương trình giám sát năm 2024. Tờ trình của của Ủy ban TVQH nêu rõ các căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả lựa chọn của thành viên Ủy ban TVQH trình Quốc hội 4 chuyên đề để xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức giám sát.
Trong số đó, nổi bật chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát, Ủy ban TVQH yêu cầu chuẩn bị công tác đánh giá sơ kết tình hình triển khai các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia và vay trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025… tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Chủ động theo dõi, đánh giá, bám sát tình hình để đề xuất tổ chức các phiên giải trình và các hoạt động giám sát khác phù hợp, nhằm tăng cường giám sát về kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực ngân hàng; xem xét, làm rõ trách nhiệm, biện pháp xử lý đối với những vấn đề cấp bách nổi lên trong thực tiễn.
Nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam vị trí cạnh Nhà hát lớn
Theo VietNamNet, mới đây, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã chia sẻ bên hành lang Quốc hội về việc đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam.
Vị trí được lựa chọn xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí như: có giá trị dấu ấn, kết nối để tạo ra một quần thể văn hoá. Căn cứ vào các tiêu chí này, Bộ VHTT&DL đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn. Nếu nhà hát được xây dựng ở vị trí này sẽ mở rộng không gian Nhà hát Lớn, tạo thành quần thể mang dấu ấn văn hóa riêng cho Hà Nội.
"Phía trước là Nhà hát Lớn Hà Nội, sau là nhà hát quốc gia với đầy đủ công năng, tiếp đến là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ tạo thành hệ thống kết nối với không gian văn hóa Hồ Gươm, trở thành hệ sinh thái văn hóa riêng của Thủ đô, góp phần kích thích du lịch, kinh tế đêm cho thành phố", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng kỳ vọng.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng "thêm một nhà hát sau Nhà hát Lớn rất ảnh hưởng tới cảnh quan chung".
Ông Nghiêm phân tích, quá trình lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội đã tạo ra những điểm kết tinh của các nền văn hóa. Thế kỷ 19, tính từ khi người Pháp đến cho tới nay là 2 thế kỷ, Hà Nội luôn có những khu vực đặc thù như: khu phố cổ, khu phố cũ, khu phát triển mới… mang dấu ấn.
"Khu vực trung tâm thành phố, Nhà hát Lớn được xác định là bảo tồn theo kiến trúc Pháp. Sau quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội năm 1998, nhiều quy hoạch chi tiết để bảo tồn và phục dựng khu vực này. Tất cả các công trình xung quanh khu vực này được xây dựng nhằm tôn vinh và hướng tới kiến trúc Pháp.
Đặc biệt từng có đề xuất di dời Tổng cục Địa chất phía sau Nhà hát Lớn để phát huy những giá trị của kiến trúc Pháp, đồng thời tạo ra không gian đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân đến chiêm ngưỡng. Để đảm bảo tính đa dạng, sau này cũng có nhiều đề xuất xây dựng, cải tạo cảnh quan… nhưng đều không tìm được sự đồng thuận. Đến bây giờ, từ khu vực không gian Nhà hát Lớn cho tới khu vực xung quanh, các công trình đều có hướng nhất định, theo phong cách kiến trúc Pháp", ông Nghiêm cho biết.
Siêu bão Mawar áp sát Biển Đông
Chiều 27/5, siêu bão Mawar nằm ở vị trí 16,6N-132,2E, cách đảo Luzon của Philippines khoảng 1.000km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16-17, giật trên cấp 17.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định trong những ngày tới, siêu bão Mawar sẽ di chuyển theo hướng tây, tiến về gần phía đảo Luzon của Philippines. Tuy nhiên, bão ít khả năng tác động trực tiếp đến Biển Đông.
Bão Mawar là cơn bão thứ 2 hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong mùa bão năm 2023. Theo các chuyên gia, việc siêu bão xuất hiện ngay từ đầu mùa cho thấy, mùa bão năm nay có thể bất thường, trái quy luật.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết những năm có El Nino chi phối như năm nay, số lượng cơn bão thường ít hơn trung bình nhiều năm.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có 5-7 bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Trong những năm El Nino, trung bình mỗi tháng có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Ngoài ra, trong điều kiện El Nino, bão/áp thấp nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9).
Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong những năm El Nino thường hay xuất hiện cơn bão dị thường, phức tạp, trái quy luật. Điển hình như năm 2009, cơn bão số 9 (Ketsana) rất mạnh, đi vào địa phận các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi gây ra đợt, lũ lịch sử vào cuối tháng 9. Đỉnh lũ năm 2009 tại các sông chính từ Quảng Bình đến Phú Yên đều vượt báo động 3. Ngập lụt nghiêm trọng xuất hiện từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Kon Tum.
Thương tâm bé 4 tuổi vặn tay ga xe máy, 3 người tử vong
Ngày 27/5, thông tin từ UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết, Công an huyện này đang điều tra, làm rõ một vụ xe máy tông vào tường rào làm 3 người tử vong, 1 người bị thương nặng ở xã Mỹ Thắng.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8h ngày 26/5, chị Nguyễn Thị Ngọc Thơm (26 tuổi, trú thôn 9, xã Mỹ Thắng) điều khiển xe máy tay ga chở theo bà Huỳnh Thị Ráng (53 tuổi, mẹ chồng) và hai con: Trần Nguyễn Hoàng Yến (4 tuổi), Trần Nguyễn Tuấn Kiệt (1 tuổi) đi khám bệnh.
Khi đến trước nhà ông Nguyễn Sum (cha ruột) ở thôn 8 Tây, xã Mỹ Thắng để gửi cháu Yến. Trong lúc xuống xe, cháu Yến vô tình vặn tay ga làm xe máy lao về vào hàng rào xi măng của một nhà dân gần đó.
Hậu quả, bà Ráng, cháu Kiệt, cháu Yến tử vong trên đường đi cấp cứu, chị Thơm bị thương nặng cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Quá tải tại các trung tâm đăng kiểm sẽ tiếp diễn đến khi nào?
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 14 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.