Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM

Thứ bảy, 07:27 01/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết. Hàng nghìn người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM) để cùng hòa vào không khí chào đón năm mới, cùng đón countdown 2022, trong khi đó tại Hà Nội, không khí giao thừa vắng vẻ lạ thường.

Tin sáng 31/12: Một phụ nữ miễn nhiễm COVID-19?; Tết Dương lịch, người từ Hà Nội về các tỉnh có bị cách ly y tế?Tin sáng 31/12: Một phụ nữ miễn nhiễm COVID-19?; Tết Dương lịch, người từ Hà Nội về các tỉnh có bị cách ly y tế?

GiadinhNet - Làm chung phòng, cùng ăn trưa suốt một tuần với ba đồng nghiệp về sau trở thành F0, song chị Thanh Thủy (26 tuổi) xét nghiệm âm tính 4 lần liên tục. Hiện nay, mỗi địa phương yêu cầu người từ Hà Nội về quê ăn Tết Dương lịch 2022 thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh CCOVID-19 khác nhau, tùy theo cấp độ dịch.

Thủ tướng: Không bắn pháo hoa, hạn chế tập trung đông người dịp Tết Dương lịch

Ngày 31/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022.

Công điện gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công điện nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự lây lan rất nhanh của biến chủng Omicron. Để kiểm soát dịch bệnh, không để quá tải cả hệ thống y tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh như thực hiện 5K, tổ chức tiêm vắc-xin, đảm bảo thuốc và oxy y tế, giám sát dịch và chăm sóc, điều trị người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 ngay tại cơ sở...

Hình ảnh giao thừa ở Hà Nội và TPHCM

Trước thời khắc chuyển giao năm mới, Chủ tịch Hà Nội lưu ý các đơn vị không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài...

Ghi nhận 12h đêm tại các quảng trường lớn ở trung tâm và khu vực hồ Gươm:

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 2.

Đồng hồ trên nóc toà nhà VNPT Hà Nội thời khắc chuyển sang năm 2022

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 3.

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 4.

Ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền lúc 0h ngày 1/1/2022

Trong khi đó tại TPHCM, hàng nghìn người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ để cùng hòa vào không khí chào đón năm mới, cùng đón countdown 2022.

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 5.

Người dân đổ về khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TPHCM) để chờ đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới khiến nơi đây chật kín người (Ảnh: Ip Thiên).


Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 6.

Khoảng 23h30, hàng nghìn người tập trung trước khu vực sân khấu lớn trên phố Nguyễn Huệ, theo dõi những màn biểu diễn ca nhạc sôi động từ phía bên ngoài hàng rào.

Để đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, TPHCM đã lên phương án tổ chức chương trình đếm ngược (countdown) 2022 không có khán giả, không khách mời. Tuy nhiên, rất đông người dân vẫn tới đứng phía bên ngoài hàng rào để chờ đợi thời khắc đếm ngược, chuyển giao giữa năm 2021 sang 2022.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

10 quận huyện Hà Nội là "vùng cam", COVID-19 ở Đống Đa "hạ nhiệt"

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hình ảnh đón giao thừa trái ngược ở Hà Nội và TPHCM - Ảnh 7.

Hiện dịch bệnh trên địa bàn quận Đống Đa được xác định ở cấp độ 2 (Ảnh: Mạnh Quân).

Tối 31/12, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Theo đó, dịch bệnh ở quy mô cấp thành phố của Hà Nội vẫn ở cấp độ 2. Tuy nhiên, tính theo quy mô cấp quận, huyện, thị xã thì thành phố đang có 10 địa phương có dịch ở cấp độ 3; 18 địa phương ở cấp độ 2 (tức vùng vàng) và 2 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh).

10 địa phương "vùng cam" gồm 8 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân và 2 huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.

Như vậy, so với thông báo vào tuần trước, dịch ở quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và huyện Gia Lâm đã chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3. Riêng cấp độ dịch ở quận Đống Đa chuyển từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2.

Ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn, Hà Nội đang ghi nhận 111 địa phương có dịch ở cấp độ 3, 278 địa phương ở cấp độ 2 và 190 địa phương ở cấp độ 1.

Mới đây, trước những nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là sự xuất hiện biến chủng Omicron, UBND Hà Nội khuyến cáo người dân có việc cần thiết mới ra ngoài trong dịp Tết.

Thành phố cũng yêu cầu UBND, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã căn cứ vào cấp độ dịch trên địa bàn để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp; tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0 tại xã, phường, tại nhà khi đủ điều kiện; rà soát lại trang thiết bị y tế tại các trạm y tế lưu động, như ô xy, thuốc điều trị, thiết bị đo SpO2, xem xét cần thiết thì có thể bố trí phòng cấp cứu…

Ngày 25/12 vừa qua, ngay sau khi Hà Nội công bố cấp độ dịch trên địa bàn, nhiều quận "vùng cam" đã lập tức điều chỉnh các biện pháp chống dịch theo hướng siết chặt các hoạt động đông người, có nguy cơ lây lan dịch bệnh; cấm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng phục vụ tại chỗ, chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không? - Ảnh 2.

Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài


UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công điện hoả tốc số 27 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022.

Theo đó, Hà Nội đánh giá dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, không rõ nguồn lây nhiễm, nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt đã xuất hiện biến chủng Omicron. Trong dịp Tết Dương lịch và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch.

Các địa phương được yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, lắp đặt và triển khai quét mã QR căn cước công dân có gắn chíp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm công cộng, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị…

Các quận, huyện không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài.

Đồng thời căn cứ vào cấp độ dịch trên địa bàn, để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0 tại xã, phường, tại nhà khi đủ điều kiện; rà soát lại trang thiết bị y tế tại các trạm y tế lưu động, như oxy, thuốc điều trị, thiết bị đo SpO2, xem xét cần thiết thì có thể bố trí phòng cấp cứu.

Ngày 31/12: Có 16.515 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.914 caNgày 31/12: Có 16.515 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.914 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 31/12 của Bộ Y tế cho biết có 16.515 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.914 ca; trong ngày có hơn 18.000 ca mắc COVID-19; 226 ca tử vong

Hà Nội thêm 612 ca COVID-19 cộng đồng trong ngày cuối năm 2021

Ngày 31/12, Hà Nội ghi nhận 1.914 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 612 ca cộng đồng.

Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Nam Từ Liêm (213); Cầu Giấy (172); Hà Đông (154); Gia Lâm (152); Tây Hồ (136); Bắc Từ Liêm (112); Thanh Xuân (103); Long Biên (103); Hoàng Mai (99).

1.914 ca dương tính mới phân bố tại 318 xã, phường, thị trấn thuộc 27/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 612 ca cộng đồng ghi nhận tại 211 xã, phường thuộc 24/30 quận huyện.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Cầu Giấy (66); Nam Từ Liêm (63); Gia Lâm (60); Thanh Xuân (50); Hoàng Mai (45); Tây Hồ (43); Hoàn Kiếm (40); Long Biên (40).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 48.939 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 16.412 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 31.527 ca.

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, tất cả người dân trên địa bàn thành phố, khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc COVID-19.

Bến xe Hà Nội - TP.HCM ngày cuối năm vắng hoe

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không? - Ảnh 4.

Bến xe Giáp Bát vắng vẻ chưa từng thấy so với dịp nghỉ Tết mọi năm


Kỳ nghỉ Tết dương lịch 2022 kéo dài 3 ngày, nên chiều tối ngày 31/12, một số người dân sinh sống và làm việc ở Hà Nội, TP.HCM đã tranh thủ sau giờ nghỉ làm để đến các bến xe, ga tàu, sân bay để về thăm gia đình, đi du lịch sớm dịp Tết Dương lịch. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên một số người lựa chọn ở lại thành phố, hoãn lại việc sum họp gia đình.

Tại Hà Nội, trái ngược với cảnh tượng tấp nập, nhộn nhịp, bến xe tại Hà Nội lại vắng vẻ, ảm đạm, nhiều tuyến xe rời bến không có một khách nào.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên nhu cầu đi lại của người dân trong những ngày lễ tết cũng giảm mạnh. Theo ghi nhận của PV, ở bến xe Giáp Bát khá thưa thớt hành khách. Nhiều xe khách rời bến mà toàn ghế trống. "Cuộc đời tôi chạy xe 20 năm chưa bao giờ thấy cảnh vắng thế này", anh Nguyễn Văn Hùng" - một tài xế tuyến Hà Nam - Hà Nội (bến xe Giáp Bát, Hà Nội) thốt lên.

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không? - Ảnh 5.

Bến xe Miền Đông vắng vẻ khác hẳn mọi năm


Chiều ngày 31/12, ngày cuối năm 2021 nhiều người dân ở TP.HCM đã ra bến xe Miền Đông để về quê và đi du lịch nhân dịp nghỉ Tết Dương lịch 2022.

Tuy nhiên, dịp này cũng có nhiều người về quê đón Tết Nguyên đán luôn. Họ về sớm 1 tháng để tranh thủ cách ly tại nhà rồi an tâm đón Tết cùng gia đình và bạn bè ở quê.

So với mọi năm, năm nay bến xe Miền Đông vắng khách về quê hay đi du lịch hơn rất nhiều. Trong khi đó so với những ngày thường sau giãn cách xã hội, bến xe Miền Đông nhộn nhịp hơn.

Số F0 ở TP.HCM đã giảm, vì sao Hà Nội lại tăng từng ngày?Số F0 ở TP.HCM đã giảm, vì sao Hà Nội lại tăng từng ngày?

Chuyên gia lý giải vì sao số ca COVID-19 ở TP.HCM thời gian qua giảm dần, trong khi ở Hà Nội ngày càng tăng.

Hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không?

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm, TPHCM, khi hàng xóm F0, F1, hiện giờ là chuyện bình thường. Hiện tại ai trong chúng ta đều có thể trở thành F vì chúng ta vẫn phải đi làm, lao động, đi chợ, đi mua sắm. Khi hàng xóm của bạn là F0 thì người đó chỉ hơn người khác là được phát hiện vì hiện nay có thể bất cứ khu dân cư, chung cư nào đều sẵn có những F0 do chưa được xét nghiệm nên chưa biết hoặc còn đang ủ bệnh.

Nếu F0 cách ly ở nhà không thể bắt họ chỉ đóng cửa được mà cần mở cửa sổ để thoáng khí. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh phải hiểu virus Sars-CoV-2 chỉ lây cho bạn nếu như bạn vẫn sang nhà có F0 và trò chuyện trực tiếp với họ chứ không phải họ mở cửa mà virus bay sang, vì virus bay ra ngoài lập tức bị làm loãng, gặp khí nóng là chết. Hay họ ra ban công đứng đều không thể thải ra virus bay vào nhà bạn.

Nếu một căn nhà chỉ mới có một vài F0 hay toàn F1 mà bắt họ đóng cửa, khiến không khí bên trong tù túng, có thể đã vô tình khiến những người chưa bị bệnh trong căn nhà đó cũng nhiễm theo và họ có thể trở thành ca nặng. F0 ở trong không gian ngột ngạt sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

Chuyên gia BV Bệnh Nhiệt đới: Các dấu hiệu F0 trở nặng cần liên lạc ngay nhân viên y tế

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không? - Ảnh 7.

Phát túi thuốc cho F0 tại nhà.


Khi nhiễm bệnh thì F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà và cần lưu ý các điểm sau:

Thứ nhất, F0 nên ghi thông tin lên tờ giấy và đánh giá 2 lần/ngày với các thông số như:

Nhịp thở tự đếm, mạch, nhiệt độ, đo SpO2, đo huyết áp. F0 nên liên hệ và báo ngay cho nhân viên y tế nếu thấy khó thở, thường xuyên đau tức ngực.

Đối với bệnh nhân khỏe mạnh không có bệnh nền, nhịp thở trên 50 lần/phút, SpO2 dưới 95 %, (đo SpO2 đúng là phải đo chính xác, mạch nhanh 120 lần/phút, dưới 50 lần/phút, huyết áp thấp dưới 90 – 60 mmhg) thì phải liên lạc ngay với nhân viên y tế.

Thứ hai, nếu bệnh nhân ho nhiều đờm, ho ra máu thì cần cẩn trọng. Các rối loạn ý thức lơ mơ, ngủ gà hay kích thích quá là nguy cơ trở nặng.

Thứ ba, người bệnh bị tím, nhợt ở môi, đầu chi, da xanh tái, lạnh và nhận thấy bản thân có những biểu hiện bất thường thì nên báo cáo với nhân viên y tế để được xử trí phù hợp.

Thứ tư, các triệu chứng khó chịu như sốt trên 38 độ 5 nên hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường, thuốc hạ sốt paracetamol 500mg hoặc 1000mg không quá 4 lần/ngày. Còn với trẻ cần tính toán liều lượng sao cho tương ứng 10 – 15 mg/kg. Có thể sử dụng các biện pháp lau người, chườm để hạ sốt. F0 ho đau họng cần súc họng hàng ngày bằng sát khuẩn họng.

Thứ năm, khi F0 căng thẳng tinh thần, lo lắng thái quá thì người bệnh nên áp dụng các biện pháp giúp thoải mái tinh thần, thực hiện bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài nên báo cho cán bộ y tế.

Thứ sáu, với người cao tuổi, khuyết tật, rối loạn tâm thần cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn và cần chuẩn bị cho các tình huống bất thường.

Thứ bảy, trẻ em mắc COVID-19 thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm: Trẻ bú kém, nôn ói, không tỉnh táo, co giật, sốt cao, đau họng, lưỡi đỏ như trái dâu tây, chân tay phù, phát ban thì cần báo cho cơ sở y tế.

Ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi nhịp thở trên 40 lần/phút, trẻ từ 5 đến 12 tuổi nhịp thở dưới 30 lần/phút. Trẻ sốt có thể hạ sốt, bù điện giải, không tự ý sử dụng kháng viêm, kháng sinh. Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Cha mẹ cũng cần bình tĩnh để động viên, trấn an cho con, tạo điều kiện cho con vui chơi tại nhà.

Thứ tám, khi cách ly ở nhà, người nhiễm ở phòng riêng, có cửa sổ, người nhiễm thường xuyên rửa tay trước và sau khi nấu ăn, sau khi ho, hắt hơi, chạm tay vào bề mặt, sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn rác thải. F0 cần che miệng bằng giấy khi ho, hắt hơi rồi chuyển vào thùng rác có nắp đậy. Quần áo cần giặt với nước ấm, sấy khô, phơi riêng. Còn bề mặt tường, đồ vật trong phòng cần dùng nước sát khuẩn lau hàng ngày.

7 điều F0 cách ly tại nhà cần làm để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh

Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho Vietnamnet hay:

Thứ nhất, người nhiễm nên cách ly trong không gian riêng biệt, có nhà vệ sinh riêng, có cửa sổ, có thể sử dụng thêm quạt hoặc máy lọc không khí để đảm bảo không gian thông thoáng. Người bệnh chỉ nhận đồ vật hoặc thực phẩm gián tiếp từ người nhà.

Thứ hai, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch chứa cồn. Các thời điểm được khuyến cáo rửa tay bao gồm: rửa tay trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn; sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải.

Thứ ba, F0 nên đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nhổ trong không gian chung. Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và vứt tờ giấy đó vào thùng rác thải riêng, có nắp đậy.

Thứ tư, người nhiễm nên sử dụng dụng cụ ăn riêng, tự rửa dụng cụ bằng nước nóng hoặc xà phòng. Đối với các đồ vải cá nhân như quần áo, đồ lót, F0 cũng nên giặt riêng với nước ấm, sấy và phơi khô ở không gian riêng biệt trong nhà.

Thứ năm, người nhiễm cần tự vệ sinh bề mặt môi trường ít nhất một lần mỗi ngày theo quy trình như sau: làm sạch tường, bề mặt; sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn; cuối cùng lau lại bằng nước sạch.

Thứ sáu, việc thu gom, xử lý rác thải cũng cần thực hiện đúng cách. Trong phòng cách ly, nên sử dụng thùng rác có nắp kín, mở bằng chân, trong thùng rác có lót túi ni lông. Khi rác đầy, cần thu gom lại, buộc chặt túi rác và xử lý theo đúng quy định về rác thải y tế.

Thứ bảy, người nhiễm và người chăm sóc không nên tiếp xúc với vật nuôi, cũng không nên để vật nuôi của gia đình tiếp xúc với người và vật nuôi của các gia đình khác.

Bắc Giang phát hiện hàng chục học sinh tiểu học mắc COVID-19

Tin sáng 1/1/2022: Nguy cơ bùng dịch, Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc; hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không? - Ảnh 8.

Ảnh minh họa: Báo Người lao động


Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết, đến sáng ngày 31/12, tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) phát hiện chùm ca bệnh 26 người dương tính với SARS-CoV-2 , gồm một giáo viên tiếng Anh và học sinh ở nhiều khối lớp.

Nguồn lây ban đầu được xác định liên quan đến thầy giáo dạy tiếng Anh đang tạm trú tại chung cư Quang Minh (TP Bắc Giang). Ca bệnh đầu tiên là cháu N.T.P (SN 2012, học sinh lớp 4A7) bị ho, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính. Từ chiều tối 30/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch COVID -19 thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh, giáo viên nhà trường.

Qua xét nghiệm nhanh, nhân viên y tế tiếp tục phát hiện ra nhiều học sinh dương tính vào cuối buổi chiều 30/12. Lúc này, nhà trường yêu cầu các lớp chưa tan học cho học sinh và giáo viên ở lại cách ly tại phòng học, lấy mẫu xét nghiệm. Đối với số học sinh đã về nhà, tối ngày 30/12, phụ huynh đưa con em đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm.

Đêm 30/12, có hơn 300 học sinh ở 9 lớp phải ở lại trường. Ban giám hiệu và giáo viên đều ở lại trường để chăm sóc các học sinh.

14 ca nhập cảnh Quảng Nam nhiễm biến chủng Omicron

Sáng 31/12, đại diện Sở Y tế Quảng Nam cho biết bốn ngày trước đã gửi 15 mẫu bệnh phẩm hành khách nhập cảnh đang cách ly tập trung, đến Viện Pasteur Nha Trang để giải trình tự gene virus. Chiều 30/12, kết quả 14 mẫu dương tính với biến chủng Omicron (B.1.1.529).

14 người đều quốc tịch Việt Nam, đã tiêm hai đến ba mũi vaccine. Trong đó, 8 người đi chuyến bay VN99 từ Mỹ về sân bay Đà Nẵng ngày 24/12; ba người đi chuyến bay VN417 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 24/12; hai người đi chuyến bay VN417 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 23/12; một người đi chuyến bay QH9451 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 21/12.

Trả lời VnExpress, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn xác nhận thông tin trên và cho biết thêm "các trường hợp này đều đang được cách ly".

Bạc Liêu thắt chặt chống dịch COVID-19: Người dân không ra đường từ 20 giờ đến 4 giờ hôm sau

Chiều 31/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bạc Liêu cho báo Thanh Niên biết ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, vừa ký quyết định quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng cao trong nhiều ngày qua. Thời gian áp dụng từ ngày 31.12.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo không tổ chức các hoạt động trong nhà, ngoài trời tập trung trên 10 người (ngoài phạm vi công sở, cơ sở y tế, trường học, điểm lấy mẫu xét nghiệm, cơ sở sản xuất, kinh doanh). Đối với đám cưới, đám tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình và trong từng thời điểm không được tập trung trên 10 người.

Việc đi lại của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu chỉ những người khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng; người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin; người đã tiêm 1 liều vắc xin trên 14 ngày và người đi tiêm vắc xin mới được phép ra khỏi nhà, nơi lưu trú.

Từ 20 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau: Mọi người không được ra đường, trừ các trường hợp yêu cầu công vụ hoặc yêu cầu công tác phòng, chống dịch, cấp cứu y tế, xử lý các sự cố khẩn cấp về điện, nước, cứu hỏa, cứu thương, thông tin liên lạc, đê điều; công nhân làm ca đêm… do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Lào Cai hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke phải xét nghiệm COVID-19 hàng tuần

Trước diễn biến dịch Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp, trong ngày 30/12, bà Giàng Thị Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký công văn hỏa tốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các biện pháp bổ sung trong theo dõi, cách ly, xét nghiệm phòng dịch COVID-19.

Đáng chú ý, trong hướng dẫn mới nhất ban hành chiều nay, nhóm lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, lái xe… là đối tượng phải tự chi trả kinh phí xét nghiệm.

Cụ thể, các doanh nghiệp trước khi sử dụng lao động phải tổ chức xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh hoặc RT-PCR. Nhưng đối với lao động có nguy cơ cao như người cung ứng dịch vụ nguyên liệu sản xuất, dịch vụ bảo vệ, ăn uống, lái xe đưa đón chuyên gia... phải xét nghiệm định kỳ một tuần một lần.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải tổ chức xét nghiệm 100% lao động, nhân viên làm việc tại các quán bar, karaoke, massage, vũ trường; lái xe, phụ xe, người bán vé vận tải hành khách cũng phải xét nghiệm COVID-19 định kỳ 1 lần/tuần bằng test nhanh hoặc RT-PCR.

Phát hiện 14 ca nhiễm Omicron mới

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bình Thuận: Lũ cát, bùn đỏ gây tê liệt tuyến đường ven biển Mũi Né

Bình Thuận: Lũ cát, bùn đỏ gây tê liệt tuyến đường ven biển Mũi Né

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Cơn mưa lớn xuất hiện tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) khiến lũ cát, bùn đỏ tại hướng đồi trên cao tràn xuống đường khiến tuyến đường ven biển Mũi Né bị tê liệt.

Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới và cả nước: Người dân tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài

Thời tiết Hà Nội 10 ngày tới và cả nước: Người dân tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết Hà Nội 10 ngày tới và các khu vực trên cả nước, Thủ đô và Bắc Bộ mưa nắng đan xen. Trong khi Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông về chiều tối.

Thông tin mới nhất vụ nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House

Thông tin mới nhất vụ nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Đại diện truyền thông cho The Coffee House cho biết, công ty và gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đồng thuận về phương án đền bù.

Hà Nội: Dự án tái định cư trì trệ, hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang nhiều năm

Hà Nội: Dự án tái định cư trì trệ, hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang nhiều năm

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Giữa bối cảnh giá chung cư ngày càng đắt đỏ, nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân, đặc biệt tại Hà Nội, ngày càng "xa vời", hình ảnh 3 tòa nhà tái định cư cao tầng bên hồ Đền Lừ với cả ngàn căn hộ bị bỏ hoang, xuống cấp... khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - 21 giờ trước

Chiều 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Làng quê nháo nhác trước tin người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng rồi 'biến mất'

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày qua, vùng quê Nam sông Gianh (Quảng Bình) nháo nhác vì thông tin một người phụ nữ huy động hàng chục tỷ đồng của người dân rồi rời khỏi địa phương, không liên lạc được.

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Yêu cầu trung tâm đăng kiểm tạo mã QR để người dân không phải thanh toán tiền mặt

Thời sự - 1 ngày trước

Ngành đăng kiểm đang dần thay đổi hình thức thanh toán dịch vụ, trong đó các loại lệ phí đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ sẽ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Vụ 2 học sinh bị sóng cuốn ở Hà Tĩnh: Tìm thấy 1 thi thể cách nơi gặp nạn 5km

Vụ 2 học sinh bị sóng cuốn ở Hà Tĩnh: Tìm thấy 1 thi thể cách nơi gặp nạn 5km

Thời sự - 1 ngày trước

Sau hai ngày tìm kiếm 2 học sinh bị sóng biển cuốn trôi, đến sáng nay, các lực lượng ở Hà Tĩnh đã tìm thấy thi thể em P.N.T.L cách vị trí gặp nạn 5km.

Điểm danh những nơi sẽ có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Điểm danh những nơi sẽ có mưa rất to do không khí lạnh tràn về

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, Hà Nội và nhiều khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông. Cục bộ có mưa rất to.

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Phát hiện đạn 'khủng' khi đào móng thi công trạm y tế

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Quá trình đào móng thi công trạm y tế, người dân phát hiện một quả đạn còn nguyên đầu nổ. Hiện lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo nguy hiểm để tiến hành các bước xử lý.

Top