Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội?

Thứ hai, 08:06 10/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Việc di chuyển của người dân về Hải Phòng ăn Tết khi thành phố siết chặt hoạt động sẽ ảnh hưởng song thành phố đã có giải pháp như những nơi còn vùng xanh thì vẫn cho các bến xe hoạt động.

Tin sáng 9/1: Tiêu chí nào giúp TP Hồ Chí Minh trở thành 'vùng xanh'? TP. Hạ Long, Quảng Ninh cấm cán bộ, công chức đến quán ănTin sáng 9/1: Tiêu chí nào giúp TP Hồ Chí Minh trở thành "vùng xanh"? TP. Hạ Long, Quảng Ninh cấm cán bộ, công chức đến quán ăn

GiadinhNet - TP HCM đã đạt cấp độ 1 của dịch theo nghị quyết 128 của Chính phủ. Thông tin từ UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, địa phương này yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở nêu gương trong việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

Sắp chạm mốc 70.000 ca mắc trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội thay đổi chiến lược phòng chống dịch thế nào?

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội sáng 7/1, lãnh đạo các quận, huyện, thị xã nhận định diễn biến dịch bệnh trên địa bàn vẫn phức tạp. Mặc dù F0 điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ lớn, nhưng công tác quản lý vẫn đang được triển khai tích cực.

Các địa phương cho biết đang khẩn trương triển khai tiêm vaccine tại nhà để hỗ trợ người cao tuổi, người có bệnh nền. Đoàn thanh niên tiếp tục vận động xã hội hóa hỗ trợ hàng trăm bình oxy cho công tác điều trị. Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường quản lý, hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội bảo đảm đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện, gồm tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà; hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho rằng Hà Nội nên bỏ "đếm" ca COVID-19 mỗi ngày, không nên tập trung truy vết và không làm đồng loạt nữa. Thay vào đó, thành phố nên tập trung vào các ca bệnh nặng và nguy kịch, để giảm tình trạng chuyển nặng, từ đó giảm tỷ lệ tử vong.

Ngày 9/1: Có 15.779 ca mắc COVID-19, Hà Nội vượt mốc 2.800 caNgày 9/1: Có 15.779 ca mắc COVID-19, Hà Nội vượt mốc 2.800 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.779 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất vượt mốc 2.800 ca; Trong ngày có hơn 12.200 ca khỏi; 202 trường hợp tử vong

Bác sĩ Hà Nội khuyến cáo di chứng nặng nề hậu COVID-19

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội? - Ảnh 2.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội


PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho biết bệnh viện đã thành lập khoa Hồi phục chức năng hậu COVID-19, với 40 giường bệnh, chăm sóc F0 về thể chất và tinh thần trước khi xuất viện.

Những bệnh nhân COVID-19 sau giai đoạn hồi sức sẽ được chuyển sang khoa Hồi phục chức năng hậu COVID-19. Tại đây, các chuyên gia phục hồi chức năng hô hấp, tâm lý trị liệu sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Như vậy, bệnh viện sẽ giải phóng nhanh các khu vực hồi sức để có giường đón bệnh nhân mới.

Theo bác sĩ Hải, tổn thương nặng nhất đối với bệnh nhân mắc Covid-19 đó là tổn thương về phổi, hô hấp. Giai đoạn đầu là sự tấn công của virus SARS-CoV-2, giai đoạn sau là sự tương tác của cơ thể, tổn thương phổi đòi hỏi phải có nhiều thời gian để hồi phục dần. Đây là tổn thương nguy hiểm nhất đối với hậu COVID-19, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh.

Hà Nội rà soát hỗ trợ người lao động không về quê ăn Tết

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã; công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; các công đoàn cơ sở trực thuộc yêu cầu thống kê số công nhân lao động thuê trọ ở lại Hà Nội, không về quê ăn Tết.

Số liệu thống kê gồm: Tình hình lao động tại doanh nghiệp, trong đó có tổng số lao động, số lao động ngoại tỉnh, số lao động ngoại tỉnh ở lại Tết, chiếm tỷ lệ bao nhiêu; dự kiến hỗ trợ, chăm lo cho người lao động ở lại, gồm chăm lo từ doanh nghiệp, công đoàn, địa phương.

Việc thống kê thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thống kê số số công nhân lao động ở lại địa phương không về quê đón Tết để làm căn cứ phục vụ công tác chăm lo, hỗ trợ.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, từ 27/4 đến cuối tháng 12/2021, trên địa bàn thành phố có 235 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hơn 1.800 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hàng chục nghìn lao động mất và thiếu việc làm khiến đời sống khó khăn.

Mới đây, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với các kịch bản và từng cấp độ dịch bệnh. Dự kiến, các cấp công đoàn Thủ đô sẽ chi khoảng 200 tỷ đồng để hỗ trợ đoàn viên, người lao động.

Theo đó, Liên đoàn Lao động thành phố sẽ triển khai chương trình "Tết sum vầy" năm 2022 với quy mô và số lượng người lao động tham gia phù hợp với từng cấp độ dịch, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; triển khai chương trình "Hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết"; trao biển hỗ trợ 50 nhà "Mái ấm Công đoàn" năm 2022.

Từ nguồn hỗ trợ của UBND thành phố Hà Nội, các cấp công đoàn sẽ tổ chức thăm hỏi, trao 10.000 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, công đoàn Hà Nội sẽ hỗ trợ với mức 300.000 đồng/người cho người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn và cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022, bên cạnh nguồn lực xã hội hóa, tổ chức công đoàn Việt Nam cũng dự kiến chi khoảng 2.400 tỷ đồng để chăm lo Tết cho khoảng 8 triệu đoàn viên, người lao động.

Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào?

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội? - Ảnh 3.

Hải Phòng đạt tỷ lệ phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 toàn dân. Ảnh: Nguyễn Dương.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng ngày 8/1 công bố toàn thành phố này trở thành vùng có nguy cơ rất cao về dịch COVID-19 (vùng đỏ) sau khi 131/218 xã, phường chuyển cấp độ 4.

Sáng 9/1, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam trao đổi với Zingnews về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố.

Theo ông Nam, những ngày qua, thành phố ghi nhận dao động số ca mắc COVID-19 trung bình mỗi ngày từ 500 đến dưới 1.000 ca mắc COVID-19. Trong khi thành phố này có hơn 2 triệu dân, tỷ lệ phủ vaccine mũi 1 đạt hơn 100% (bao gồm người ngoại tỉnh), mũi 2 gần 100%, trẻ em 12-17 cũng đạt tỷ lệ như vậy.

Về việc di chuyển của người dân về Hải Phòng ăn Tết khi thành phố siết chặt hoạt động, ông Nam thừa nhận sẽ ảnh hưởng song thành phố đã có giải pháp như những nơi còn vùng xanh (cấp độ 1) thì vẫn cho các bến xe hoạt động.

Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc người dân di chuyển từ vùng đỏ sang vùng xanh. Theo ông Nam, thực hiện Nghị quyết 128, thành phố không cấm người dân và chỉ tuyên truyền là chính.

"Khi số ca mắc giảm, chuyển biến tích cực, thành phố sẽ có những điều chỉnh nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt để người dân vui Tết, đón Xuân", ông Nam nói thêm.

Theo CDC Hải Phòng, ngày 8/1, thành phố này có thêm 4 quận, huyện, gồm: Ngô Quyền, Hải An, Kiến An, Kiến Thụy thành vùng đỏ, nâng tổng số nhóm nguy cơ rất cao lên 10 địa bàn. Bốn huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão và Cát Hải thuộc vùng cam (cấp độ dịch 3).

Hải Phòng chỉ còn huyện đảo Bạch Long Vỹ - nơi cách đất liền khoảng 110 km - vẫn duy trì được vùng xanh tuyệt đối, không có ca mắc COVID-19.

F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội?

Chị Nguyễn Minh H. (41 tuổi, Quận 9, Thủ Đức, TP.HCM) cho biết hai vợ chồng chị cùng là F0. Chị H. không có triệu chứng của bệnh nhưng chồng chị trong tầm 7 ngày đầu có triệu chứng nhẹ như ho và nghẹt mũi.

Trong suốt quá trình bị bệnh, gia đình chị cũng không xông hơi, chỉ lau người không tắm rửa, tới tối ngày thứ 7, chồng chị đi tắm. Tắm xong khoảng 2 tiếng, thân nhiệt của chồng chị H. nóng rực. Lấy nhiệt kế điện tử ra đo thấy sốt lên 38.8 độ C. Trong hai ngày liên tục sau đó Sp02 giảm 90-92 % có lúc xuống 88,89%.

Chị H. lo lắng gọi cho y tế phường thì được tư vấn không sao, theo dõi tiếp. Đến ngày thứ 10, chị H. lo quá nên đưa chồng vào bệnh viện điều trị. Khi vào đến viện, chỉ trong vòng 2 ngày chồng chị H. chuyển nặng, liên tục thở từ oxy râu sang mask rồi sang dòng cao hơn tới 50-60ml mới thở nổi, phổi bị viêm và có chuyển biến nặng.

Bác sĩ thông báo chồng chị có dấu hiệu "bão Cytokine" nên phải tìm thuốc ngăn chặn chuyển biến nặng hơn.

Tại phòng điều trị các bệnh nhân chuyển nặng, khi nói chuyện với một số bệnh nhân khác thì chị H., thấy nhiều người nói mình cũng chuyển nặng sau lần tắm.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc tắm của F0 không liên quan gì tới có phải là nguyên nhân trở nặng hay không. Thời gian bản lề của COVID-19 trở nặng đó là từ 5-8 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Có những người thì đi qua dễ dàng nhưng có những người từ triệu chứng bình thường đột nhiên bệnh diễn tiến nặng, có cơn bão Cytokine chứ không phải là do tắm hay gội đầu làm kích thích bệnh nặng lên.

Việc tắm khi mắc COVID-19, bác sĩ Khanh cho biết, người bệnh vẫn cần tắm sạch sẽ. Tuy nhiên, lưu ý khi tắm nên tắm nước ấm, tắm nước lạnh có thể khiến người bệnh bị lạnh, gây khó chịu, thậm chí có những người thấy rùng mình khi tắm nước mát. Việc gội đầu cũng tương tự nên gội đầu nước ấm, gội đầu nhanh, xì khô tóc. BS Khanh cho rằng bản thân F0 cần làm như thế nào cho mình cảm thấy thoải mái, không nên kiêng quá kỹ người ngứa ngáy có thể bội nhiễm thêm.

Trong thời gian cách ly nếu quá nóng hay miền Bắc quá lạnh vẫn có thể sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 27 độ C, làm sao cho bản thân mình dễ chịu nhất.

Bắc Giang: Vận động công nhân ở lại ăn Tết và làm việc

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội? - Ảnh 5.

Bệnh viện dã chiến tỉnh Bắc Giang

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, trong một tuần qua, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có 144 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, tăng cao hơn so với tuần trước đó. Tổng số ca mắc từ ngày 26/10 đến nay là hơn 3.000 ca.

Với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của Trung tâm chỉ huy và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, đến nay chùm ca bệnh trong các trường học tại địa bàn thành phố Bắc Giang và khu công nghiệp (KCN) đã được kiểm soát.

Dự báo thời gian tới trên địa bàn sẽ xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, có yếu tố dịch tễ không rõ ràng, liên quan vùng dịch ở nhiều huyện, thành phố, tại nơi cách ly liên quan đến các chùm ca bệnh cũ và rải rác trong nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở trong và ngoài KCN.

Tại các KCN có 187 nghìn lao động và 365 doanh nghiệp hoạt động. Hơn 50% số lượng công nhân đã tiêm vắc- xin mũi 3, đơn vị phấn đấu từ nay đến trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần sẽ nâng được tỷ lệ này lên 75% nhằm tăng khả năng miễn dịch cho người lao động.

Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, dịch bệnh trong cộng đồng còn diễn biến phức tạp, nhiều thôn, xóm vẫn đang phải phong tỏa. Để nâng khả năng miễn dịch trong cộng đồng, bảo đảm cho nhân dân Bắc Giang đón Tết Nguyên đán an toàn, tỉnh chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng mở chiến dịch thần tốc tiêm vaccine mũi 3.

Cà Mau không còn 'vùng cam, vùng đỏ', người dân được ăn uống tại quán

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội? - Ảnh 6.

Sau khi xuống 'vùng xanh', không khí mua bán tại chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng sôi động hẳn lên - Ảnh: KHẮC TÂM

Chiều 9/1, ông Nguyễn Văn Dũng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - đã ký quyết định công bố cấp độ dịch COVID-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ ngày 10/1, Cà Mau sẽ có 95 đơn vị áp dụng cấp độ 2 (vùng vàng), 6 đơn vị thuộc cấp độ 1 (vùng xanh). Đặc biệt, Cà Mau không còn xã, phường, thị trấn nào thuộc cấp độ 4 (vùng đỏ) và cấp độ 3 (vùng cam).

Điều này đồng nghĩa người dân sẽ được mua bán, ăn uống tại chỗ.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 8/1/2022 toàn tỉnh ghi nhận 42.693 ca mắc COVID-19, 32.328 ca điều trị khỏi và tử vong 223 người. Hiện có hơn 10.200 người đang được điều trị, trong đó có hơn 8.200 ca điều trị tại nhà.

Hai ngày trước, Bạc Liêu cũng đã hạ cấp độ dịch từ "vùng cam" xuống "vùng vàng". Một người dân ở Bạc Liêu cho biết trong gần 6 tháng liền, người dân tỉnh này không được ăn uống tại quán xá vì tỉnh liên tục thực hiện chỉ thị 15, chỉ thị 16 và sau đó cấm lĩnh vực kinh doanh ăn, uống phục vụ tại chỗ.

Bức xúc, hơn 100 lá đơn của người dân Bạc Liêu gửi lãnh đạo tỉnh khẩn cầu cho mua bán phục vụ ăn uống tại chỗ. Từ đề nghị này, tỉnh Bạc Liêu đã họp ban chỉ đạo và quyết định hạ cấp độ dịch, được người dân hoan nghênh.

Tại Sóc Trăng, sau nhiều ngày số ca mắc COVID-19 giảm sâu, từ chỗ khoảng 1.000 ca/ngày, nay giảm chỉ còn hơn 100 ca nên tỉnh đã quyết định điều chỉnh hạ cấp độ dịch từ "vùng cam" xuống "vùng vàng". Riêng 10 phường của TP Sóc Trăng là "vùng xanh", tạo điều kiện cho người dân mua bán, cung ứng hàng hóa dịp Tết.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng vừa ký văn bản kết thúc giới hạn thời gian ra đường để phòng chống dịch COVID-19. Trước đó, theo quy định của tỉnh, người dân Sóc Trăng bị cấm ra đường từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau.

Kiều bào về quê đón Tết giữa 'mùa' COVID cần tuân thủ các quy định gì?

Tin sáng 10/1: Hải Phòng thành vùng đỏ, người dân về quê ăn Tết thế nào? F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội? - Ảnh 4.

Kiều bào sau khi làm thủ tục nhập cảnh sẽ được nhân viên y tế xét nghiệm nhanh ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất

Đối với hành khách chuẩn bị đến TPHCM (bao gồm các kiều bào), lãnh đạo ngành y tế thành phố chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể: Trước nhập cảnh, bà con cần có xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ được cơ quan thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

Bên cạnh đó, hành khách phải khai báo y tế; khai báo về việc tiêm vắc xin (không áp dụng đối với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống). Những người từng là F0 cần có giấy xác nhận khỏi bệnh...

Khi nhập cảnh vào TPHCM, bà con kiều bào phải thực hiện theo quy trình 5 bước UBND TPHCM đã ban hành .

Vừa đáp xuống sân bay, bà con phải tạo mã QR cá nhân, bằng cách cài đặt ứng dụng PC-COVID.

TPHCM phát hiện hơn 5.400 F0 sau xét nghiệm tầm soát

Sau một tháng triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, thành phố ghi nhận 5.437 F0 qua xét nghiệm nhanh tầm soát, chiếm 0,8%.

Theo Sở Y tế TP HCM, sau khi các trạm y tế đánh giá, 4.670 F0 được cách ly tại nhà, trong đó 4.471 người đủ điều kiện sử dụng ngay thuốc kháng virus. 767 F0 còn lại được chuyển đến cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị.


Tiêm vaccine bao nhiêu mũi là đủ

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 11 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 5 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời sự - 21 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.

Top