Tin sáng 9/1: Tiêu chí nào giúp TP Hồ Chí Minh trở thành "vùng xanh"? TP. Hạ Long, Quảng Ninh cấm cán bộ, công chức đến quán ăn
GiadinhNet - TP HCM đã đạt cấp độ 1 của dịch theo nghị quyết 128 của Chính phủ. Thông tin từ UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, địa phương này yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở nêu gương trong việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội
Nhân viên y tế ở Hà Nội: Bận chống dịch, chưa nghĩ gì đến Tết

Nhân viên y tế phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội) trực điện thoại tư vấn cho các trường hợp F0, F1 cách ly, điều trị tại nhà Ảnh: Trường Phong
"Chẳng lúc nào hết bận", Trạm trưởng một trạm y tế ở quận Đống Đa chia sẻ khi phóng viên Tiền Phong hỏi về công việc dịp giáp Tết. Hiện nay, ngoài công việc tư vấn, điều trị F0, F1 trên địa bàn, nhân viên y tế ở các trạm y tế phường còn tiêm vắc xin cho người dân, giải quyết giấy tờ, thủ tục cho các trường hợp hết hạn cách ly, điều trị…
"Hết việc này đến việc khác. Hôm trước nhiều người hoàn thành cách ly đến "quây" trạm để lấy giấy tờ làm hồ sơ hưởng tiền hỗ trợ COVID-19. Có trường hợp đến phản ánh, làm ầm lên vì quyết định cách ly tính từ thời điểm khai báo chứ không tính từ thời điểm phát hiện dương tính… Năm nay chưa có gì. Nhưng năm nào cũng có khen thưởng, gọi là tháng lương thứ 13", chị thông tin.
Chị cho biết, hiện do công việc đang bận, lượng F0 trên địa bàn nhiều, mọi người tập trung vào phòng, chống dịch, chưa nghĩ gì đến chế độ lương, thưởng Tết.
Hàng ăn uống nhiều phường ở trung tâm Hà Nội được bán hàng tại chỗ
Ngày 7/1, quận Hai Bà Trưng có quyết định điều chỉnh các biện pháp thích ứng theo tình hình cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn quận - được đánh giá ở cấp độ 2 theo công bố của UBND thành phố.
Theo đó, kể từ 12h ngày 8/1/2022, quận điều chỉnh các biện pháp hành chính thích ứng cấp độ 2 theo tinh thần Nghị quyết 128 đối với 9 phường: Bạch Mai, Đống Mác, Đồng Tâm, Đồng Nhân, Lê Đại Hành, Phố Huế, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai.
Như vậy, UBND quận cho phép cho nhà hàng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) ở các phường này được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảo giãn cách, chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19; đóng cửa nhà hàng, cơ sở kinh doanh trước 21h hàng ngày.
Riêng 9 phường Bạch Đằng, Bách Khoa, Cầu Dền, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Quỳnh Lôi, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định tiếp tục áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch.
Quận Tây Hồ cũng đã có quyết định điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 2 để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, đối với các phường Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên ở cấp độ 2, được thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 2 quy định tại Nghị quyết số 128. Thời gian áp dụng từ 12h00 ngày 8/1/2022.
Đối với các phường Bưởi, Xuân La, Yên Phụ được đánh giá ở cấp độ 3, tiếp tục thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3; không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h00 hàng ngày.
Quận Cầu Giấy cũng có quyết định điều chỉnh các hoạt động tương ứng cấp độ 3 về COVID-19 trên địa bàn toàn quận.
Theo đó, từ 8h ngày 10/1, quận yêu cầu không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Quận tiếp tục dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử. Cấm các hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm, bán hàng rong. Học sinh lớp 12 các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy - học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Quận quyết định dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Dừng tất cả các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như cắt tóc, gội đầu, làm đẹp được phép hoạt động không quá 50% công suất; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch…
UBND quận Hoàn Kiếm vừa có văn bản cho phép các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) trên địa bàn 5 phường ở cấp độ 2 về COVID-19 được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi.
Theo văn bản của quận Hoàn Kiếm, hiện theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 của thành phố, quận có 5 phường gồm: Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Hàng Trống, Tràng Tiền, Hàng Bạc ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình.
Căn cứ Nghị quyết 128, UBND quận Hoàn Kiếm cho phép UBND các phường ở cấp độ 2 về dịch COVID-19 được triển khai một số hoạt động.
Cụ thể, một số hoạt động tập trung trên 30 người: khuyến khích làm trực tuyến, trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch, báo cáo UBND quận phê duyệt trước khi thực hiện.
Đối với các hoạt động tập luyện thể dục thể thao trong nhà, chỉ được phép sử dụng công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm.
Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảo giãn cách, chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19; đóng cửa trước 21h hàng ngày.
UBND quận yêu cầu các hoạt động nói trên phải chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch. Thời gian điều chỉnh trạng thái trong vòng 48h kể từ 12h ngày 8/1/2022.
Tiêu chí nào giúp TP Hồ Chí Minh trở thành "vùng xanh"?

Người dân tại TP.HCM dịp đầu năm mới 2022. Ảnh: Phương Lâm.
Chiều 8/1, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, TP HCM tuần qua ghi nhận 3.224 ca mắc mới, hiện TP HCM đã đạt cấp độ 1 (vùng xanh - tính tới 06/01/2022). Sau nhiều tuần duy trì cấp độ 2, đây là lần đầu tiên TP.HCM trở thành vùng xanh.
Cụ thể, TP HCM đã đạt cấp độ 1 của dịch theo nghị quyết 128 của Chính phủ. Về cấp quận huyện, có 18 địa phương đạt cấp độ 1 gồm quận 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Chánh, Bình Tân, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú.
Và chỉ còn 4 địa phương đạt cấp độ 2 là quận 1, 10, Bình Thạnh, TP Thủ Đức. Như vậy, TP Thủ Đức tăng từ cấp 1 lên cấp 2 và không còn địa phương nào ở cấp độ 3, 4.
Có 3 địa phương giảm cấp độ dịch là quận 4, 11, Tân Phú từ cấp 2 xuống cấp 1.
Về phường, xã, thị trấn, có 235 địa phương cấp độ 1, 74 địa phương cấp độ 2, 3 địa phương cấp độ 3.
F0 tăng cao, toàn thành phố Hải Phòng chuyển vùng đỏ

Số ca nhiễm ở mức cao, thành phố chuyển vùng đỏ (Ảnh minh họa)
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Phòng hôm 8/1, cấp độ dịch toàn thành phố hiện đang ở cấp độ 4 (vùng đỏ), nguy cơ rất cao.
Trong đó, 10/15 quận huyện là cấp độ 4 (vùng đỏ) gồm: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Dương Kinh, Hải An, Đồ Sơn, Kiến An, Thủy Nguyên, An Dương và Kiến Thụy; 4 quận huyện còn lại ở cấp độ 3 (vùng cam). Duy nhất huyện đảo Bạch Long Vĩ là thuộc cấp độ 1 (vùng xanh) - trạng thái bình thường mới.
Đối với cấp độ xã, phường, hiện có 131/218 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 4 (vùng đỏ) - nguy cơ rất cao; 71 xã, phường cấp độ 3 (vùng cam) - nguy cơ cao; 10 xã, phường cấp độ 2 (vùng vàng) và 6 xã, phường (vùng xanh).
Theo báo cáo của CDC Hải Phòng, tính từ tính từ 18h ngày 6/1 đến 18h ngày 7/1, số ca nhiễm mới là 804 ca được ghi nhận tại 14/15 quận, huyện, trong đó 695 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 38 trường hợp sàng lọc tại công ty thuộc các khu công nghiệp của An Dương và Thủy Nguyên, 7 test nhanh dương tính, còn lại là trường hợp F1.
Quảng Ninh: Lo bùng phát dịch COVID-19, TP.Hạ Long cấm cán bộ, công chức đến quán ăn

Ảnh minh họa
Thông tin từ UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) cho báo Thanh Niên biết, địa phương này yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở nêu gương trong việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức không tham gia các hoạt động tập trung đông người, không ra khỏi địa bàn tỉnh Quảng Ninh khi không có việc thực sự cấp thiết; vận động người thân, bạn bè không tổ chức tập trung ăn uống đông người, tiệc cưới, tiệc mừng, đám giỗ…
Trong trường hợp người thân qua đời, tổ chức trang trọng nhưng gọn nhẹ, văn minh. Đặc biệt, không tham gia ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn, cho đến khi có chỉ đạo mới.
Củ Chi mở cửa trường, đón học sinh lớp 7,8

Học sinh lớp 7,8,10,11 tại TP HCM học tập trực tiếp từ ngày 4/1
Chiều ngày 8/1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Ông Trần Văn Toản, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Củ Chi cho biết, UBND huyện Củ Chi đã có văn bản cho phép 24 trường THCS trên địa bàn huyện mở cửa trường, đón học sinh lớp 7,8 quay trở lại trường học tập trực tiếp từ ngày 10/1. Riêng học sinh khối 9, 12 đã học tập trực tiếp trước đó.
Cũng theo ông Toản, khi khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh bậc trung học về việc cho học sinh đi học lại thì huyện Củ Chi chỉ có 40-50% phụ huynh đồng ý (tùy từng khối lớp). Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp trên thực tế đạt hơn 90%. Trước đó, học sinh lớp 9, 12 tại huyện này cũng xin lùi 1 tuần học tập trực tiếp so với lộ trình của TP.
Nữ bác sĩ trong tâm dịch: "Dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 nặng là rất quan trọng"
Một tháng nay, TS Vũ Thị Thanh cùng 30 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã tạm xa Hà Nội và đến An Giang tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.
TS Vũ Thị Thanh từng ở tâm dịch Đà Nẵng năm 2020. "Ngày đó sợ lắm, không như bây giờ, vì là bệnh mới và chưa được tiêm vaccine. Nay đồng nghiệp đã có kinh nghiệm, mình lại được rèn luyện nên xung phong đi vào đây", chị Thanh mở đầu câu chuyện.
Vào An Giang, chị chỉ mang theo vài bộ đồ và một số vật dụng, nhu yếu phẩm cần thiết. Nhiệm vụ của chị Thanh là đưa ra phác đồ dinh dưỡng nâng cao thể trạng bệnh nhân ngay từ khi đang trên giường bệnh. Để làm được điều này, chị cùng bác sĩ điều trị phải thăm khám từng bệnh nhân cùng thảo luận để kết hợp giữa thuốc điều trị và dinh dưỡng.
"Kinh nghiệm của các trận dịch vừa qua cho thấy, dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 nặng là rất quan trọng để họ có đủ sức chống lại các diễn biến rất nhanh của các cơn suy hô hấp", chị Thanh nói.
Bạc Liêu: Người chưa tiêm đủ liều vaccine không được ra khỏi nhà
Theo quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 8/1, với công dân trên địa bàn tỉnh, người trên 18 tuổi chưa tiêm hoặc chỉ mới tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19 thì không được phép ra khỏi nhà ở/nơi cư trú, trừ trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, tính mạng.
Với người ra, vào địa bàn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay toàn địa bàn tỉnh không còn thiết lập chốt chặn kiểm soát dịch COVID-19 nên mọi công dân đều được phép ra vào địa bàn tỉnh, song phải thực hiện khai báo y tế.
Cách thức khai báo có thể thực hiện thông qua các phần mềm (đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận) ứng dụng trên thiết bị di động, hoặc đến khai báo trực tiếp tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đến.
"Làm khó" người dân về quê ăn Tết, các địa phương liệu có sai?
Về vấn đề, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng "Khi chúng ta đã chấp nhận "không Zero", đã tiêm vaccine phòng COVID-19 thì chúng ta phải chấp nhận thực tế số ca mắc COVID-19 có thể tăng cao. Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch COVID-19 trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro. Chúng ta không "ngăn sông cấm chợ" vì tỷ lệ bao phủ vaccine đã cao".
Vì thế, theo ông các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định này, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ảnh hưởng tới làm kinh tế cũng như an sinh xã hội
Ngoài ra, việc địa phương vận động hay ra quy định "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra một số tiền lệ không hay và gây dư luận không tốt.
Thanh Hóa tạm dừng các chốt kiểm dịch ở cửa ngõ trước Tết Nguyên đán

Từ ngày 15/1, Thanh Hóa sẽ tạm dừng các chốt kiểm soát liên ngành phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngày 7/1, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa vừa có ý kiến chỉ đạo tạm dừng các chốt kiểm soát liên ngành trên địa bàn tỉnh này.
Theo đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ tạm dừng các chốt kiểm soát liên ngành gồm: Chốt tại Khe Nước lạnh, chốt tại xã Hải Hà, chốt tại xã Trường Lâm (quốc lộ 1A cũ), thuộc địa bàn thị xã Nghi Sơn; chốt tại xã Xuân Bình (huyện Như Xuân); chốt tại Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn); chốt tại xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành); chốt tại Cảng hàng không Thọ Xuân; chốt tại Ga Thanh Hóa; chốt tại ga Bỉm Sơn và chốt tại ga Minh Khôi.
Việc tạm dừng các chốt liên ngành sẽ được thực hiện vào ngày 15/1, cho đến khi có thông báo mới.
Ghi nhận nhiều người bị di chứng phổi, tim mạch, rối loạn tâm thần hậu COVID-19

Khỏi COVID-19, người bệnh tiếp tục đối mặt với các hội chứng hậu COVID.
Các bệnh viện ở TP.HCM ghi nhận người đã khỏi COVID-19 phải đi khám các chuyên khoa sâu, họ phải đối mặt mới sự mệt mỏi, di chứng tim, phổi, rối loạn tâm thần hậu COVID-19. Thông tin trên được ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế nêu trong tham luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sáng ngày 8/1.
Theo đó, trong đợt dịch thứ 4, tính đến ngày 29/12/2021, TP.HCM có 501.990 người nhiễm COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Đến nay, TP vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đáng chú ý, ông Thượng cho biết, ngành Y tế TP đã ghi nhận nhiều vấn đề sức khỏe của người dân sau khi mắc COVID-19. "Tại các bệnh viện, người dân TP đến khám chuyên khoa sau mắc COVID-19 không ít. Các tình trạng bệnh lý được ghi nhận rất đa dạng, như cảm giác mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần hậu COVID-19".
Hạn chế người dân về quê ăn Tết là sai chủ trương

Miền Bắc lại sắp đón nắng nóng diện rộng?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực Bắc Bộ trời lúc nắng lúc mưa, không khí khá oi nóng. Từ ngày 15-16/6, khu vực này khả năng có nắng nóng diện rộng.

Tin sáng 13/6: Hàng triệu tài xế nhận tin vui, sắp bỏ quy định giới hạn lái xe 48 giờ/tuần; nghỉ hưu trước tuổi, 2 cán bộ Hà Nội được chi trả hơn 2,5 tỷ đồng
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Bộ Công an cho rằng cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo hướng bỏ quy định "thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 48 giờ/tuần"; TP Hà Nội vừa phê duyệt chi gần 47 tỷ đồng để chi trả chế độ chính sách nghỉ hưu trước tuổi, trong đó 2 cán bộ được chi trả hơn 2,5 tỷ đồng.

Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 2 người tử vong
Thời sự - 18 giờ trướcCơ quan Công an xác định nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là do tài xế xe đầu kéo không chú ý quan sát dẫn đến đâm vào 3 ô tô khác.

Danh sách tên gọi 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố.

Điểm danh những nơi sẽ có mưa rất to hôm nay do ảnh hưởng của bão số 1
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, do hoàn lưu của bão số 1 rất rộng, Trung Trung Bộ có mưa lớn bất thường giữa mùa khô. Mưa kéo dài đến ngày 13/6, lượng mưa có nơi hơn 450mm.

Bộ trưởng Nội vụ: Giữ nguyên chính sách hiện hành với cán bộ, công chức
Thời sự - 1 ngày trướcBộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 là một cuộc tái cấu trúc sâu rộng, không chỉ giới hạn trong không gian tổ chức lãnh thổ, mà còn mở rộng sang thể chế, văn hóa, kinh tế và không gian phát triển.

Hà Nội: Khoảng 40.000 người tham gia Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2-9
Thời sự - 1 ngày trướcDự kiến khoảng 40.000 người tham gia Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2-9 tại Thủ đô Hà Nội.

Cắt khẩn cấp cầu phao Phong Châu
Thời sự - 2 ngày trướcLưu tốc dòng chảy tại vị trí cầu phao Phong Châu vượt quá 3m/s, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã phải cắt khẩn cấp cầu phao Phong Châu.

Áp thấp nhiệt đới thành bão số 1, miền Trung ảnh hưởng mưa lớn từ hôm nay
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Áp thấp nhiệt đới đã thành bão số 1, là cơn bão đầu tiên trên Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 2025. Dự báo, hoàn lưu bão khiến miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ có đợt mưa lớn.

Tin sáng 11/6: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão; Điều kiện để người không có lương hưu được hưởng trợ cấp từ 1/7
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong ngày 11/6; Một trong những chính sách mới được nhiều người lao động quan tâm tại Luật BHXH 2024 là chế độ trợ cấp hưu trí xã hội....

Tin sáng 13/6: Hàng triệu tài xế nhận tin vui, sắp bỏ quy định giới hạn lái xe 48 giờ/tuần; nghỉ hưu trước tuổi, 2 cán bộ Hà Nội được chi trả hơn 2,5 tỷ đồng
Thời sựGĐXH - Bộ Công an cho rằng cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo hướng bỏ quy định "thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 48 giờ/tuần"; TP Hà Nội vừa phê duyệt chi gần 47 tỷ đồng để chi trả chế độ chính sách nghỉ hưu trước tuổi, trong đó 2 cán bộ được chi trả hơn 2,5 tỷ đồng.