Tin sáng 10/12: Vất vả vì karaoke chui, chủ tịch quận ở Hà Nội đề nghị bán hàng ăn mang về; vì sao một quận ở TP.HCM cấm dịch vụ ăn uống bán rượu bia?
GiadinhNet - Tại một số quận, huyện vẫn còn vi phạm chống dịch như karaoke chui, ăn uống quá giờ, tập trung ngoài trời quá 30 người như tại quận Cầu Giấy, dù đã xử lý kịp thời nhưng vẫn gây bức xúc trong dư luận. Việc tăng cấp độ dịch từ cấp 2 lên cấp 3 nên UBND quận quyết định cấm các dịch vụ ăn uống bán rượu bia, đồng thời giảm công suất hoạt động xuống 50%.
Dịch COVID-19 ở Hà Nội
Hà Nội: Vất vả vì karaoke chui, chủ tịch quận đề nghị bán hàng ăn mang về
Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội sáng 9/12, ĐB Lâm Thị Quỳnh Giao đánh giá cao sự vào cuộc của chính quyền cơ sở các cấp, song qua phản ánh của báo chí tại một số quận, huyện vẫn còn vi phạm chống dịch như karaoke chui, ăn uống quá giờ, tập trung ngoài trời quá 30 người như tại quận Cầu Giấy, dù đã xử lý kịp thời nhưng vẫn gây bức xúc trong dư luận.
Đại biểu đề nghị có giải pháp khắc phục những vấn đề trên.
Trước vấn đề ĐB Giao nêu, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh nói: "Karaoke tại Cầu Giấy thì nhiều người ấn tượng vì nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ".
Ông cho biết, quận đã cố gắng giảm bớt karaoke từ năm 2016 tới nay, từ 74 nhà hàng xuống còn 60. Karaoke hoạt động phức tạp về đêm, từ 12h đêm đến sáng nên rất vất vả cho các lực lượng. Phương pháp là kiểm tra thực tế, tiếp nhận phản ánh của nhân dân và báo chí, lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên.
Nói về nguyên nhân xảy ra những việc trên, Chủ tịch quận Cầu Giấy nhận định, điều kiện cấp phép karaoke quá dễ, dù HĐND TP đã ra chế tài cao nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe.
"Việc cấp phép hàng ăn cùng karaoke không nên, vì vào ăn thì được phép nhưng họ vào hát không xử lý được vì không có camera ghi hình, sờ máy thì nóng nhưng không có căn cứ xử lý", ông Tuấn Anh nói.
Kiểm tra nhà hàng mở sau 21 giờ, test nhanh phát hiện 4 ca dương tính SARS-CoV-2
Ngày 9/12, lãnh đạo Công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) xác nhận thông tin trên và cho biết, lực lượng chức năng đang tạm phong tỏa cả nhà hàng này để phục vụ việc truy vết và xét nghiệm cho hơn 100 người. Bên ngoài khu vực nhà hàng, khoảng 15 cán bộ, chiến sĩ công an làm công tác bảo vệ, đặt biển cảnh báo người dân không lại gần khu vực.
Theo báo cáo của Công an phường Trung Hòa, vào khoảng 23 giờ 45 đêm 8/12, tổ công tác của Công an phường Trung Hòa phối hợp UBND phường Trung Hòa tuần tra, giải quyết hàng ăn sau 21 giờ và các cơ sở vi phạm phòng chống dịch COVID-19 trên đường Trần Duy Hưng.
Khi đến gần nhà hàng M trên đường Trần Duy Hưng, lực lượng chức năng phát hiện dù cửa chính đã khóa, cơ sở đã tắt đèn nhưng cửa ngách có người đi ra vào, nghi có biểu hiện hoạt động kinh doanh.
Lúc này, Ban chỉ huy Công an phường đã báo cáo chỉ huy Công an quận Cầu Giấy để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời trực tiếp xuống cơ sở giải quyết. Sau đó, Công an phường đã phối hợp cùng đội Quản lý hành chính, Đội CSGT, trật tự Công an quận tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh M.
Ban đầu xác định có khoảng 126 khách đang ăn uống tại tầng B1, tầng 1 và tầng 11 trong cơ sở kinh doanh này. Chủ tịch UBND phường Trung Hòa đã chỉ đạo lực lượng y tế địa phương phối hợp với Công an phường tiến hành test nhanh COVID-19 đối với số khách tại cơ sở.
Đến 5 giờ ngày 9/12, việc test nhanh COVID-19 mới hoàn thành. Kết quả có 4 khách dương tính SARS-CoV-2. Lực lượng công an phường đã phối hợp với y tế phong tỏa và yêu cầu khách ở lại để phối hợp xác minh làm rõ.
Riêng đối với 4 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính SARS-CoV-2, cơ quan chức năng tổ chức cách ly một phòng riêng. Hiện toàn bộ khách vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm PCR trong nhà hàng.
Hà Nội cảnh báo tình trạng người dân test nhanh dương tính tự đến bệnh viện COVID-19 tuyến cuối gây quá tải
ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn sáng 9/12 cho biết, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện tình trạng người dân khi có dấu hiệu ho, sốt đã tự mua test nhanh để xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà.
Sau khi có kết quả dương tính, thay vì thông báo với chính quyền địa phương, y tế cơ sở, những người này lại tự đi thẳng đến Bệnh viện Thanh Nhàn - cơ sở thuộc tầng 3 trong tháp điều trị, chuyên xử trí các F0 nặng.
Theo bác sĩ Hường, thống kê sơ bộ, có những ngày, cơ sở này tiếp nhận hơn 20 người dân test nhanh không thực hiện theo đúng quy trình thu dung, điều trị mà "vượt tuyến". Đáng chú ý, 90% số bệnh nhân này sau khi chạy xét nghiệm PCR cũng có kết quả dương tính. Họ sẽ được bệnh viện phân tầng tùy theo mức độ bệnh. Nếu tầng 1 thì sẽ chuyển sang các cơ sở thu dung điều trị như trạm y tế lưu động. Còn nếu tầng 2, 3 thì sẽ giữ lại điều trị.
"Hiện chúng tôi có một số bệnh nhân ở tầng 1 (điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động) của tháp điều trị mong muốn vào bệnh viện, nhưng đây là gánh nặng rất lớn với lực lượng y tế. Bởi số giường cho bệnh nhân tầng 1 sẽ làm mất cơ hội cho những F0 nặng tầng 3", bác sĩ Hương phân tích.
Vì sao Quận 4, TP.HCM cấm dịch vụ ăn uống bán rượu bia?
Chiều 9/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.
Thông tin với báo chí, bà Mai cho biết, theo công bố của UBND TP, quận 4 tăng cấp độ dịch lên cấp độ 3, đây là tình huống đã được lường trước vì dịch sẽ gia tăng khi người dân bắt đầu đi làm trở lại, việc tiếp xúc giao lưu bên ngoài nhiều hơn.
"Trước tình hình đó, quận tập trung đề ra các giải pháp quan trọng, làm sao nâng được ý thức người dân trong phòng chống dịch. Nhiều người dân vẫn chủ quan, cho rằng đã tiêm 2 mũi và F0 khỏi bệnh thì sẽ miễn nhiễm với COVID-19", bà Mai chia sẻ.
Phó chủ tịch quận 4 cũng cho biết, UBND quận luôn quan tâm đánh giá diễn biến của dịch, ngay khi có ca nhiễm lập tức đánh giá xem ở cộng đồng hay gia đình, phần lớn F0 tăng thời gian qua đều là trong gia đình.
Cũng theo bà Mai, việc tăng cấp độ dịch từ cấp 2 lên cấp 3 nên UBND quận quyết định cấm các dịch vụ ăn uống bán rượu bia, đồng thời giảm công suất hoạt động xuống 50%. UBND quận cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Theo báo cáo của Phó chủ tịch quận 4, đến thời điểm hiện tại, quận đang có 370 F0 cách ly tại nhà, 481 cách ly tại khu cách ly tập trung. Chỉ trong tuần đầu tháng 12, số ca tử vong của quận 4 gần bằng cả tháng 11 cộng lại.
Lý giải về số ca tăng nhanh và chuyển cấp độ dịch, đại diện UBND quận 4 cho biết, quận là địa bàn có diện tích ít và dân số nhỏ, nhưng có nhiều khu lao động, việc giao lưu trong dân cư khá phức tạp nên tình hình dịch gia tăng.
Dịch có chiều hướng tăng, TP.HCM xin hỗ trợ 537 quân y
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị tiếp tục hỗ trợ nhân lực tăng cường tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.
Theo UBND TP, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng tăng, số ca nhiễm F0 đang cách ly tại nhà ở mức tương đối cao.
Để đảm bảo chăm sóc điều trị F0, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng xem xét, tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng để tăng cường cho 179 trạm y tế lưu động (chưa kể 85 trạm đang hoạt động) với tổng số 537 quân y.
Trước đó, đầu tháng 12, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ duy trì hoạt động 85 trạm y tế lưu động với số lượng 153 nhân viên y tế trên địa bàn TP đến hết tháng 12-2021.
TP.HCM: Gần 80% phụ huynh lớp 9 và 12 đồng thuận cho con đến trường học trực tiếp
Ông Tân cho biết thông tin trên tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM vào chiều 9/12.
Theo thống kê, TP.HCM có 265 trường THCS với hơn 83.000 học sinh lớp 9 và 202 trường THPT với trên 66.000 học sinh lớp 12. Qua lấy phiếu khảo sát, khoảng 80% cha mẹ học sinh ở cấp phổ thông đồng thuận cho học sinh đến trường học trực tiếp.
"Như vậy, chúng ta thấy được sự thông cảm, chia sẻ và thống nhất trong phối hợp để tổ chức cho học sinh đi học khá tốt. Tỉ lệ phụ huynh đồng thuận bao gồm cả những em chưa đủ điều kiện đi học vì lý do dịch bệnh còn kẹt ở địa phương khác" - ông Tân nhận xét.
Nhất trí mở đường bay thương mại quốc tế, đề xuất từ ngày 15/12
Chiều 9/12, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/12 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, với sự tham dự của các bộ ngành liên quan.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1 (2 tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15-12), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc-Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).
Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).
Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1-2022. Ở giai đoạn này, đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sydney (Úc), Moscow (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.
Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).
Những hoạt động, dịch vụ nào ở Bà Rịa - Vũng Tàu được mở lại từ ngày 10/12?
Ngày 9/12, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công bố kế hoạch về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn, theo 4 cấp độ dịch.
Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch nhưng phải định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ được hoạt động ở cấp độ dịch 1 và 2. Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc. Ở Cấp độ 3, 4 thì hạn chế hoạt động; UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.
Nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động ở cấp độ 1, 2, 3; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc; bị hạn chế hoạt động ở cấp độ 4.
Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định và đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của chính quyền địa phương được hoạt động ở cấp 1 với điều kiện cần thiết đảm bảo phòng chống dịch. Bị hạn chế hoạt động ở cấp 2, 3 và ngừng hoạt động khi dịch cấp 4.
Bán hàng rong, vé số dạo được hoạt động khi dịch cấp 1 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 còn hiệu lực; phải hạn chế hoạt động khi dịch cấp 2; ngừng hoạt động khi dịch cấp 3, 4.
Tìm người tiếp xúc với 8 cô gái ở Đồ Sơn dương tính với SARS-CoV-2
Theo thông tin từ quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng sáng 9/12, ngành y tế quận này đang gấp rút truy vết các trường hợp có liên quan đến 8 cô gái vừa ghi nhận dương tính với SARS CoV-2 trên địa bàn.
8 cô gái này quê ở nhiều tỉnh thành, cùng trú tại một nhà trọ thuộc tổ dân phố Trung Nghĩa, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn. Trong 8 người có 6 trường hợp chưa tiêm vaccine.
Theo ngành y tế, chùm ca nhiễm này đều là F1 của một ca dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận trước đó, ở cùng khu nhà trọ.
Lịch trình di chuyển của chùm ca nhiễm này chủ yếu là cùng đi ăn tại một quán lẩu trên địa bàn, gội đầu, đi chợ và tiếp xúc với một số người ở địa bàn lân cận.
Ngay sau khi ghi nhận các trường hợp trên, quận Đồ Sơn đã tổ chức phong tỏa khu nhà trọ có F0, đưa các ca bệnh đi cách ly tập trung, tổ chức phun khử khuẩn. Đồng thời tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp F1, F2 để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
TPHCM không cho trẻ lớp 1 đi học lại
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 22 giờ trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong
Thời sự - 22 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.