Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 13/12: Thêm nhiều địa phương cho học sinh đến trường; diễn biến nóng vụ trừ tiền xét nghiệm RT-PCR với giá "cắt cổ" ở Bình Dương

Thứ hai, 07:00 13/12/2021 | Thời sự

GiadinhNet - Từ ngày 13/12, học sinh lớp 9 và 12 ở TP.HCM chuyển sang học trực tiếp, Thừa Thiên - Huế mở cửa tất cả trường THPT trên địa bàn. Công an vào cuộc vụ công nhân bị trừ lương 4,5 triệu tiền xét nghiệm.

Tin sáng 12/12: Thông tin mới nhất vụ nhà hàng hoạt động chui có 4 F0 ở Hà Nội; ca sĩ nổi tiếng qua đời vì COVID-19Tin sáng 12/12: Thông tin mới nhất vụ nhà hàng hoạt động chui có 4 F0 ở Hà Nội; ca sĩ nổi tiếng qua đời vì COVID-19

GiadinhNet - Toàn bộ 4 F0 và hơn 100 F1 trong nhà hàng hoạt động chui trên phố Trần Duy Hưng, Hà Nội tiếp tục được đưa đi cách ly sau 3 ngày bị giữ lại trong quán. Ca sĩ Ngô Quốc Linh qua đời sau thời gian mắc và điều trị COVID-19, hưởng dương 41 tuổi.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

Đổi màu vùng dịch: Một quận "lõi" nội thành Hà Nội nghỉ học trực tiếp 100%

Tin sáng 13/12: Đổi màu vùng dịch, một quận "lõi" nội thành Hà Nội nghỉ học trực tiếp 100% - Ảnh 2.

Với những địa phương có cấp độ dịch 3,4, học sinh tạm dừng đến trường trực tiếp (Ảnh: Ng. Hà).

Do dịch ở cấp độ 3 với 1.336 ca F0 trong cộng đồng trong 14 ngày qua, quận Đống Đa (một trong 4 quận "lõi" của Hà Nội) sẽ chuyển sang học trực tuyến 100% từ tuần sau.

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo số liệu tính đến 9h ngày 10/12, trên địa bàn thành phố có 8 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh); 21 địa phương cấp độ 2, (tức vùng vàng) và một địa phương dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam; tính theo quy mô quận, huyện, thị xã).

Cụ thể, địa phương có dịch ở cấp độ 3 là quận Đống Đa (là một trong 4 quận "lõi" của Hà Nội; ghi nhận 1.336 ca mắc trong cộng đồng trong 14 ngày qua).

8 địa phương ở cấp độ 1 là gồm huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Thạch Thất, quận Long Biên và thị xã Sơn Tây.

Ở quy mô cấp độ xã, phường, thị trấn, Hà Nội có 439 địa phương có dịch cấp độ 1; 127 địa phương cấp độ 2 và 13 địa phương ở cấp độ 3 (tăng 10 địa phương so với thông báo dịch của tuần trước đó).

Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/12, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo nguyên tắc, các địa phương có cấp độ dịch ở mức độ 1,2 thì học sinh được đi học trực tiếp tại trường.

Với những địa phương có cấp độ dịch 3,4, học sinh tạm dừng đến trường trực tiếp.

Sau thời gian đánh giá lại, nếu vùng dịch đó chuyển về cấp độ 2 hoặc 1, học sinh lại tiếp tục đi học trực tiếp. Như vậy, các nhà trường và địa phương được phép linh hoạt việc dạy học theo từng cấp độ dịch.

Ông Cương cũng chia sẻ thêm, hiện một số phụ huynh vẫn còn lo ngại cho con em đến trường là điều dễ hiểu. Trong khi đó, một số phụ huynh lo lắng cho việc học của học sinh lớp 12 trước nhiều kỳ thi sắp tới.

Vì vậy, hiện nay các trường THPT trên địa bàn Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cả việc học trực tiếp và học online.

Hà Nội tiến sát mốc dự báo 1.000 ca COVID-19/ngày, 357 ca cộng đồngHà Nội tiến sát mốc dự báo 1.000 ca COVID-19/ngày, 357 ca cộng đồng

Bản tin COVID-19 ngày 12/12 do Sở Y tế Hà Nội phát đi cho thấy trong 24 giờ qua Thủ đô có 895 ca mắc mới, trong đó có 357 ca cộng đồng - hai mốc kỷ lục mới cùng lúc được thiết lập.

"Không nên chuyển F0 giữa đêm nếu thực sự không cấp cứu"

Tin sáng 13/12:  - Ảnh 2.

Bệnh viện Đức Giang được giao điều trị tầng 3 cho bệnh nhân nặng trên địa bàn thành phố Hà Nội


Đây là ý kiến của PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) trước thực trạng F0 ở Hà Nội tăng nhanh.

Đứng trước thực trạng số ca F0 tăng nhanh ở Hà Nội, đáng lưu ý là trong một số bệnh viện thì nhóm nặng, nguy kịch không nhiều. Nhóm tầng 3 đại đa số là chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ, có bệnh nền, rất già. Thành phố đã có chủ trương cho các F0 nguy cơ thấp (tầng 1) được tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

PGS. TS Hoàng Bùi Hải, cho rằng, Hà Nội nên thực hiện một số việc:

1. Tuyên truyền cho người dân và cán bộ địa phương là các ca F0 đa số có thể tự khỏi và chỉ cần ở nhà tự cách ly mà không cần bất cứ thuốc gì.

2. Một số nơi thu dung tầng 1, nếu đang hoạt động thì sau 4 ngày theo dõi F0 thấy ổn định, không chuyển nặng thì cho ra viện theo dõi tại nhà.

3. Giữa các tuyến chuyển bệnh nhân trên tinh thần thực lòng và thực chất: Nặng lên thì chuyển lên, nhẹ đi thì chuyển xuống, tầng 3 không đặt mục tiêu ra viện.

4. Không làm xét nghiệm PCR đại trà nữa; test nhanh dương cho tự cách ly ở nhà.

5. Rà soát tiêm vắc xin, phủ tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng thuộc diện được tiêm mà chưa được tiêm. Đi đến tận nhà để tiêm, không cần căn cứ hộ khẩu hay danh sách. Nếu ai cố tình không tiêm vắc xin bị bệnh nặng có thể phải tự chi trả tiền điều trị.

6. Điều trị hồi sức tích cực cần cá thể hoá người bệnh, chuyên sâu; phối hợp giữa các nhóm chuyên sâu tầng 3 (không làm hàng loạt kiểu đại dịch).

7. Y tế địa phương hiểu rõ để không yêu cầu và thả nổi cho F0 tự tìm chỗ đi cách ly, gieo ý nghĩ nếu không đi là vi phạm, là thiếu trách nhiệm với cộng đồng, với gia đình…

8. Không xét nghiệm thì mẫu số không cao, nên sẽ khó để nhận biết tỷ lệ tử vong đã giảm, song không phải giảm bằng mọi giá như cách chuyển những ca tiên lượng rất xấu sang địa phương khác hay khu vực thống kê khác.

9. Cách ly F0, theo dõi bằng công nghệ thì nên trả tiền cho người trang bị công nghệ, dụng cụ theo dõi và người theo dõi F0 từ xa.

10. Không nên lọ mọ chuyển F0 giữa đêm giữa hôm nếu thực sự không cấp cứu, để F0 và nhân viên y tế có sức khỏe phục vụ chống dịch lâu dài.

Nói về tình trạng F0 thể nhẹ chưa được điều trị tại nhà 100%, PGS Hoàng Bùi Hải đưa ra lời khuyên, người dân sau khi nhận được kết quả dương tính, cần hết sức bình tĩnh theo dõi sức khỏe của bản thân, sau đó gọi điện cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.

Diễn biến nóng vụ trừ tiền xét nghiệm RT-PCR với giá "cắt cổ" ở Bình Dương

Tin sáng 13/12: Đổi màu vùng dịch, một quận "lõi" nội thành Hà Nội nghỉ học trực tiếp 100%; Diễn biến nóng vụ trừ tiền xét nghiệm RT-PCR với giá "cắt cổ"ở Bình Dương - Ảnh 5.

Thông tin phản ánh của một số công nhân


Liên quan vụ công nhân ở khu công nghiệp VSIP I Bình Dương phản ánh bị công ty trừ tiền xét nghiệm PCR, mức 1,9 triệu đồng/lần, 4,5 triệu đồng/3 lần, Dân trí cho biết, ngày mai, Công an phường Bình Hòa cùng Ban quản lý KCN VSIP I (phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) sẽ vào cuộc làm rõ.

Trước đó, các công nhân phản ánh vào cuối tháng 10/2021, nhiều người test nhanh và phát hiện bị dương tính với SARS-CoV-2. Công ty yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR của một đơn vị y tế ở bên ngoài và cho biết chi phí xét nghiệm sẽ được trừ vào tiền lương. Ngày 10/12, sau khi nhận lương, nhiều người bị trừ đến 1,9 triệu đồng (tương đương với 1 lần lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR), có người bị trừ 4,5 triệu đồng (3 lần xét nghiệm RT-PCR).

Tờ Người lao động cho biết, theo danh sách thì có 57 lao động bị trừ tất cả là 152 triệu đồng.

Thêm địa phương cho học sinh đến trường từ ngày 13/12

Tin sáng 13/12: Thêm nhiều địa phương cho học sinh đến trường; diễn biến nóng vụ trừ tiền xét nghiệm RT-PCR với giá "cắt cổ"ở Bình Dương - Ảnh 6.

Học sinh lớp 9 và 12 ở TP.HCM sẽ trở lại trường từ ngày 13/12. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã thống nhất cho tất cả trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường trở lại kể từ ngày 13/12.

Quyết định này được đưa ra sau khi tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tăng cường công tác xét nghiệm, tổng lực tầm soát rộng trong cộng đồng. Nhờ đó, tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn có những chuyển biến tích cực.

Việc tiêm phủ vaccine cho trẻ 12-17 tuổi bảo đảm tiến độ với 89.735 em hoàn thành tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 87%.

Ngoài việc mở cửa các trường THPT, Thừa Thiên - Huế còn cho phép các trường THCS đã tổ chức tiêm xong vaccine mũi 1 cho học sinh 12-15 tuổi đủ thời gian 14 ngày chuyển sang dạy học trực tiếp.

Ngày 9/12, UBND thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, ra công văn về việc thông báo cho học sinh đến lớp trở lại và hướng dẫn tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục sau thời gian tạm nghỉ.

Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS đến lớp từ ngày 13/12. Trường tiểu học Đề Thám, THCS Hòa Chung và THCS Sông Hiến cho học sinh đến trường trở lại từ ngày 20/12. Nhóm trẻ Hoa Mai, tổ 01, phường Sông Hiến, vẫn tạm dừng hoạt động đến khi có thông báo mới.

UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, vừa có công văn cho phép học sinh THPT, THCS, tiểu học, trẻ mầm non trên địa bàn huyện trở lại trường từ ngày 13/12.

Chuyên gia nhận định nguyên nhân khiến tỷ lệ F0 tử vong tại TP.HCM còn cao

Lý giải việc tại TP.HCM số lượng người tử vong sau khi mắc COVID-19 vẫn tương đối cao, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM) nói trên Tri thức trực tuyến, thực trạng này đến từ nhiều nguyên nhân như vấn đề tiêm chủng, tình hình dịch hay hiểu biết của người dân trong theo dõi và điều trị bệnh.

Song nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này theo ông là trong thời gian đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19, TP.HCM đã bỏ sót nhiều người cao tuổi, mắc bệnh nền. Ở giai đoạn đó, những người có huyết áp trên 160 không được phép tiêm vắc xin tại cộng đồng mà phải tới các bệnh viện. Điều này khiến bản thân người dân e ngại về tính an toàn của vắc xin.

Tiếp nữa là dịch đã lây lan ở các cộng đồng dân cư sau khi TP.HCM này nới lỏng chính sách về giãn cách, dẫn đến tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 ở nhóm người cao tuổi lớn hơn.

Ngoài ra, lượng người dân trực tiếp đến các cơ sở y tế thuộc tầng 3 trong mô hình điều trị của thành phố khá cao. Điều này thể hiện rằng các F0 không được chăm sóc tốt ngay từ giai đoạn đầu.

Có hiện tượng lạm dụng thuốc trong điều trị COVID-19; nhiều người đang sử dụng các loại thuốc chứa corticoid khá bừa bãi. Trong khi sử dụng corticoid sớm có thể gây diễn biến nặng hơn.

Cuối cùng, theo ông, tình hình dịch bệnh sau khi trở nên phức tạp hơn sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi và quá tải ở hệ thống y tế, gây sai sót, lúc này tỷ lệ tử vong cũng sẽ tăng lên.

Hải Phòng không hỗ trợ chi phí điều trị cho F0 không chịu tiêm vaccine

Tin sáng 13/12:  - Ảnh 2.

F0 sẽ phải tự chi trả phí điều trị nếu không thực hiện việc tiêm vaccine

Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu, đối với các F0 trước đó không chịu tiêm vaccine sẽ phải tự chi trả chi phí điều trị.

Đây được coi là động thái mạnh nhằm khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng CoOVID-19, trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao.

Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng khẳng định, thành phố đủ vaccine để tiêm phòng dịch COVID-19. Do đó yêu cầu tất các các quận, huyện, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổng hợp các trường hợp chưa tiêm phòng vaccine báo cáo Sở Y tế; Sở Y tế hoàn thành việc tiêm phòng vaccine trong tháng 12/2021.

Các doanh nghiệp dừng việc tiếp nhận lao động chưa được tiêm vaccine. Đối với người không thực hiện việc tiêm vaccine, nếu không may mắc COVID-19 sẽ phải tự chi trả chi phí điều trị. Các quận, huyện tích cực, chủ động thực hiện cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà.

Chủ tịch UBND thành phố kêu gọi người dân mua test thử để tự xét nghiệm, máy đo nồng độ ôxy chủ động kiểm tra sức khỏe của mình. Các doanh nghiệp bố trí khu cách ly F1 và điều trị F0 tại đơn vị. Trạm y tế lưu động được thành lập là trên nguyên tắc là để điều trị F0 tại nhà do đó phải công khai số điện thoại của đội ngũ y bác sĩ để người dân thuận lợi liên lạc khi cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà.

Chủ tịch UBND thành phố cũng thống nhất việc thành lập các Trạm y tế lưu động tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện. Đồng thời, giao ngành y tế phối hợp với quận, huyện trong việc luân chuyển bình ôxy, mua vật tư tiêu hao; đề xuất phương án điều phối xe cấp cứu. Công ty Môi trường có phương án thu gom rác khi cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà. Thành phố sẽ xem xét phương án xây dựng bệnh viện dã chiến để điều trị F0 có bệnh nền hoặc F0 có triệu chứng tăng nặng.

Đà Nẵng tăng cường điều trị F0 tại nhà

Tin sáng 13/12: Thêm nhiều địa phương cho học sinh đến trường; diễn biến nóng vụ trừ tiền xét nghiệm RT-PCR với giá "cắt cổ"ở Bình Dương - Ảnh 8.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (áo vest bên trái) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại quận Liên Chiểu.


Số ca mắc nhiều nhất được ghi nhận trước đó là 202 ca trong 1 ngày. Trong số 442 ca mắc, 316 ca có khả năng lây cho cộng động. Quận Liên Chiểu ghi nhận số ca mắc nhiều nhất trong ngày với 133 trường hợp.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tại quận Liên Chiểu tăng cao, sáng 12/12, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã thị sát tình hình thực tế tại địa phương này. Tại đây, ông Nguyễn Văn Quảng đề nghị Quận ủy, UBND quận Liên Chiểu phải xác định mục tiêu quan trọng thời gian tới là kiểm soát, kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh. Trong đó phải đánh giá, phân tích sâu mức độ dịch hiện nay, đánh giá nguy cơ thời gian tới để đưa ra các biện pháp và mục tiêu phù hợp.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, từng phường cũng phải đánh giá nguy cơ từng khu vực, đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng, chống dịch, không trông chờ, ỷ lại sự chỉ đạo của cấp trên. Trong quá trình phong tỏa khi phát hiện F0, địa phương phải linh hoạt, chia nhỏ và không phong tỏa kéo dài, tránh tạo gánh nặng cho chính quyền, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước mắt, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị địa phương tập trung dập các ổ dịch đã phát hiện, ngăn chặn sự lây lan ra diện rộng; tiếp tục rà soát các đối tượng chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là người có nguy cơ cao để tiêm vaccine một cách triệt để.

Quảng Ngãi: 1 giáo viên và 10 học tinh tiểu học dương tính

Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tiếp tục ghi nhận thêm 28 ca Covid-19, trong đó có 18 ca cộng đồng.

Đáng nói, ở huyện Tư Nghĩa ghi nhận 12 ca bệnh cộng đồng, trong đó có 1 ca là công nhân Công ty TNHH Mensa ở KCN VSIP Quảng Ngãi và 11 ca liên quan đến chùm ca bệnh ở Trường Tiểu học Nghĩa Thọ. Cụ thể, 1 ca là giáo viên ở thôn Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ và 10 ca là học sinh ở thôn 3, xã Nghĩa Thắng. Trong 2 ngày, chùm ca bệnh ở Trường Tiểu học Nghĩa Thọ đã xuất hiện 14 ca F0.

23 người ở một bản miền núi mắc COVID-19 không có triệu chứng

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 24h qua, đơn vị này vừa ghi nhận 98 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 37 ca nhiễm cộng đồng. Trong số các ca mới phát hiện có 40 ca có triệu chứng, 58 ca không có triệu chứng.

Đặc biệt tại bản Chôm Lôm của huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) qua sàng lọc cộng đồng, cơ quan chức năng đã ghi nhận 23 ca mắc COVID-19 mới không có triệu chứng và không rõ nguồn lây nhiễm.

Tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 5.687 bệnh nhân mắc COVID-19.

Hà Nội lập thêm bệnh viện điều trị COVID-19

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 11 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 16 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Top