Tin sáng 16/1: Hà Nội không còn quận/ huyện "vùng xanh", những khu vực nào "nguy cơ cao"?; những tỉnh, thành yêu cầu test COVID-19 khi về quê ăn Tết
GiadinhNet - Toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao). Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình và nhiều tỉnh khác yêu cầu người tới công tác, về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 buộc phải test COVID-19.
Hà Nội không còn quận/ huyện "vùng xanh", những khu vực nào "nguy cơ cao"?
UBND thành phố Hà Nội ngày 15/1 vừa có thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình).
Về cấp độ quận, huyện:
- Không có quận/huyện ở cấp độ 1 (màu xanh, bình thường mới). Nếu như tuần trước, Phú Xuyên và Phúc Thọ được đánh giá ở cấp độ 1, thì sang tuần này, số ca mắc gia tăng, 2 địa phương này chuyển từ "vùng xanh" sang "vùng vàng".
- 23 quận, huyện ở cấp độ 2 (tăng 3 địa bàn so với tuần trước).
- 7 quận, huyện ở cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao, giảm 1 địa bàn so với tuần trước) gồm: Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai và Long Biên. Như vậy, quận Hoàn Kiếm "giảm nhiệt" so với tuần trước, chính thức chuyển xuống "vùng vàng".
Về cấp độ xã, phường, thị trấn:
- 54 xã, phường ở cấp độ 1.
- 367 xã, phường ở cấp độ 2.
- 158 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3. Trong vòng 14 ngày gần đây, 158 địa phương này ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
- Không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).
Dịch 'nóng', Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho Hà Nội
Ngày 14/1, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch xuất hiện, Hà Nội ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt qua mốc 3.000 trường hợp. Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy tính đến hết ngày 13/1, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 135 bệnh nhân nặng, nguy kịch, con số này tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) là 218 trường hợp. Các F0 theo dõi cách li tại nhà là 44.625 ca. Số ca tử vong trong ngày là 13 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4 đến nay là 307 người. Đa số bệnh nhân tử vong là cao tuổi trên 80, có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin.
Hiện hầu hết các bệnh viện của Hà Nội đều hoạt động theo mô hình bệnh viện chia đôi, hiện vẫn kiểm soát được dịch COVID-19 và đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường cho người dân. Các Trung tâm Y tế của Hà Nội đã cấp phát 17.795 liều Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà. Thành phố cũng đã cấp phát hơn 51.000 gói thuốc A đến tận nhà các F0. Túi thuốc B hiện đã chuẩn bị đủ cơ số theo quy định tại tủ thuốc của các trạm y tế. Sở Y tế đã cấp 39.245 liều túi thuốc C, hiện đã sử dụng 26.795 liều.
TP HCM 2 tuần liên tiếp là vùng xanh
Sáng 15/1, UBND TP HCM đã có thông báo khẩn về cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.
Theo thông báo của UBND TP HCM, tính đến ngày 13/1, dịch COVID-19 tại thành phố vẫn duy trì được cấp độ 1 là "vùng xanh" - nguy cơ thấp như tuần trước.
Đây là tuần thứ 2 liên tiếp TP HCM là vùng xanh.
Về phía quận - huyện, có 19/22 địa phương đạt cấp độ 1 là "vùng xanh" - nguy cơ thấp, gồm: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Củ Chi, Hóc Môn và TP Thủ Đức
TP HCM có 3/22 địa phương ở cấp độ 2 - là "vùng vàng", gồm quận 1, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.
Như vậy, so tuần trước, TP HCM có 2 địa phương tăng cấp độ dịch từ cấp 1 lên cấp 2 là Cần Giờ và Nhà Bè; 3 địa phương giảm cấp độ dịch từ cấp 2 xuống cấp 1 là quận 10, Bình Thạnh, TP Thủ Đức.
Những tỉnh, thành yêu cầu test COVID-19 khi về quê ăn Tết
Ông Vũ Việt Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trong tỉnh yêu cầu thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, Vĩnh Phúc yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động không đi ra ngoài tỉnh và đến khu vực có nguy cơ cao khi không thực sự cần thiết. Trường hợp do nhu cầu phải di chuyển, yêu cầu thực hiện nghiêm 5K. Trước khi trở về tỉnh phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính mới được vào cơ quan làm việc và trở về với gia đình.
Đối với người đến/về Vĩnh Phúc từ khu vực nguy cơ cao, đặc biệt là Hà Nội thì khi đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch ở Vĩnh Phúc cần phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính.
Tỉnh nghiêm cấm tổ chức ăn uống, hội họp, gặp mặt, liên hoan cuối năm, tổ chức mừng thọ, mừng xuân đông người dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
UBND tỉnh Ninh Bình cũng vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 . Theo đó, những người đến/về Ninh Bình phải làm xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở về gia đình.
Tại tỉnh Yên Bái, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh này cũng yêu cầu các sở, ban, ngành; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán và triển khai điều trị F0 tại nhà.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố rà soát tới tất cả các hộ gia đình trên địa bàn để nắm được số lượng người thân từ ngoại tỉnh về nghỉ Tết ; tổng hợp danh sách số lượng người dự kiến về địa phương trong dịp Tết Nhâm Dần, gửi về Sở Y tế trước ngày 20/1.
Tỉnh yêu cầu các trạm y tế tuyến xã đảm bảo trực 24/24h để tiếp nhận thông tin khai báo y tế của người dân, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3) đối với toàn bộ người dân ngoại tỉnh về địa phương trong dịp nghỉ Tết.
Tỉnh Bắc Giang yêu cầu người từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ, hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ.
Đồng thời yêu cầu người dân hạn chế tụ tập, tổ chức ăn uống đông người trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các lễ hội đầu xuân.
Chính quyền kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi địa bàn dịp lễ, Tết để giảm thiểu lây nhiễm dịch bệnh. Khuyến khích doanh nghiệp rút ngắn thời gian nghỉ Tết Âm lịch, giữ chân công nhân ở lại, không về quê.
Còn tỉnh Phú Thọ quy định, người trở về từ vùng thuộc cấp độ dịch 3 và 4 phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày; người chưa tiêm đủ 2 liều vắc xin phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
Người dân trở về từ các xã, phường thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.
Tỉnh Hưng Yên cũng yêu cầu người ở tỉnh, thành khác tới, về quê ăn Tết, phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh.
Người dân phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi. Khi kết thúc cách ly, người dân phải tự test nhanh COVID-19, có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.
Tại tỉnh Nam Định, địa phương này cũng có văn bản, yêu cầu tất cả những người đến, đi về từ các địa phương khác phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, nhất là khai báo y tế đầy đủ, khuyến khích tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên khi trở về tỉnh.
Người đến, đi về từ khu vực có cấp độ dịch 3 thực hiện tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người đến, đi về từ khu vực có cấp độ dịch 4 đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì cách ly y tế tại nhà 7 ngày.
Người đến, đi về từ khu vực có cấp độ dịch 4 chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã tiêm mũi 2 nhưng chưa đủ 14 ngày kể từ ngày tiêm thì cách ly y tế tại nhà 14 ngày.
TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) cũng yêu cầu giấy xét nghiệm với người đến, về địa phương. Đồng thời khuyến cáo người dân vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập và làm việc ngoại tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ nay đến dịp Tết.
Các địa phương rà soát, quản lý những người đến địa bàn TP Thái Nguyên bán hàng vào dịp tết. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm 3 ngày 1 lần đối với những người bán hàng tại các điểm chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Hà Tĩnh quy định chi tiết với người trở về quê từ vùng dịch như sau:
Đối với người đến/về địa phương từ địa bàn có dịch (cấp độ 3, 4) hoặc vùng cách ly y tế:
Những người đã tiêm đủ liều vắc xin: Vận động người dân cam kết cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ nhất.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin, thực hiện cách ly 7 ngày tại nhà/nơi lưu trú kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú, luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7.
Những người chưa được tiêm vắc xin, cách ly 14 ngày (cách ly tập trung hoặc tại nhà/nơi lưu trú nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà) kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.
Đối với người đến/về địa phương cấp độ 1,2, thực hiện nghiêm khai báo y tế theo quy định (khai báo y tế với trạm y tế đối với tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác về trên địa bàn trước khi về nhà), thực hiện nghiêm thông điệp 5K và hạn chế tiếp xúc; thông báo ngay cho trạm y tế của địa phương hoặc cơ quan y tế nếu xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác/khứu giác để được hướng dẫn xử lý kịp thời, đúng quy định.
Ngày 13/1, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình đã có hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch đối với người về hoặc đến địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần.
Theo đó, địa phương khuyến khích, vận động người dân hạn chế di chuyển khi không thật sự cần thiết. Trường hợp phải di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán, trước khi di chuyển người dân cần có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ.
Đối với các trường hợp về hoặc đến từ địa bàn có dịch cấp 3, cấp 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong tỏa), người dân cần có giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, đồng thời, thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC COVID.
Đối với người tiêm chưa đủ liều vắc xin sẽ thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày, sau đó sẽ tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
Đối với người chưa tiêm, thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về/đến địa phương; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14; sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K.
Đắk Lắk: Công dân từ các địa phương khác trở về tỉnh đón Tết Nguyên đán 2022 không cần phải có giấy xét nghiệm COVID-19, chỉ cần tuân thủ yêu cầu 5K và tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên, những người đi từ vùng đỏ về, bên cạnh việc khai báo y tế, buộc phải test nhanh COVID-19 để đảm bảo an toàn.
Khi người dân về quê ở An Giang cần khai báo y tế với địa phương và thực hiện các biện pháp 5K trong phòng, chống dịch. Tỉnh khuyến khích người trở về quê tự xét nghiệm COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người thân và những người xung quanh.
Trường hợp phải đến, về địa phương yêu cầu phải khai báo y tế, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trường hợp chưa có giấy xét nghiệm trước, phải thực hiện test nhanh tại chốt.
Thanh Hóa phát hiện 37 F0 tại 1 trường tiểu học
Sáng 15/1, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 thành phố Thanh Hóa cho biết, địa phương vừa phát hiện 37 giáo viên, học sinh dương tính với SARS-CoV-2 tại 1 trường tiểu học.
Qua xét nghiệm tầm soát kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Trường Tiểu học Điện Biên 2, tính từ 8h ngày 14/1, cơ quan y tế địa phương đã ghi nhận 37 giáo viên, học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Toàn bộ gần 1300 học sinh còn lại của nhà trường đang được quan y tế tiến hành test tầm soát.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hoá đã có thông báo khẩn chỉ đạo, từ ngày 14/1, tất cả các trường hợp F0 là học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố được phép cách ly, điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện theo phương án cách ly, điều trị tại nhà người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng.
Như vậy, ngày 14/1, trên địa bàn thành phố Thanh Hoá có 44 F0 không triệu chứng được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà, nâng tổng số F0 đang điều trị tại nhà lên 47 ca.
Hiện tại, các bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng, được cơ quan y tế cấp thuốc kháng virus, tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, các bài vận động, cách sử dụng máy đo thân nhiệt, đo chỉ số SPO2 tại nhà để tự theo dõi sức khoẻ. Đồng thời, cung cấp cho bệnh nhân và người nhà số điện thoại đường dây nóng của Trạm Y tế, tổ giám sát cộng đồng phụ trách để được hỗ trợ kịp thời.
Vụ gần 30 hộ bị xã khóa cổng vì có người từ xa về cách ly: Đã chấn chỉnh, bà con cứ về quê
Ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa xác nhận trên Dân trí, có khoảng 30 hộ dân có người từ vùng dịch về được xã Thiệu Phú vận động và khóa trái cửa cổng. Việc khóa cửa cổng là người dân tự nguyện, chính quyền không ép buộc ai.
Theo ông, sau khi nhận được thông tin, huyện đã chỉ đạo giới chức xã mở hết khóa cổng đối với các gia đình bị khóa cổng. Ông Anh thừa nhận việc làm của xã Thiệu Phú "hơi cứng nhắc".
Ông Thế Anh nói với Tri thức trực tuyến, ông đã chấn chỉnh xã và chỉ đạo mở khóa cho các hộ có người cách ly trong chiều 14/1. "Quê hương luôn chào đón, bà con cứ về quê ăn Tết bình thường", vị này bày tỏ, đồng thời khuyến cáo người dân khi trở về quê cần đến ngay trạm y tế khai báo, để được hướng dẫn các biện pháp phòng dịch phù hợp.
Chủ tịch UBND xã Thiệu Phú Hoàng Ngọc Linh chia sẻ trên tờ Người lao động, việc địa phương khóa cổng hộ có người từ xa về cách ly là thực hiện linh hoạt để hạn chế nguy cơ lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng. Ở địa phương đã có tình trạng người đang cách ly nhưng rời nhà.
Bác sĩ quân y hỗ trợ các trạm y tế lưu động rời TP.HCM
Như vậy sau 5 tháng được cử hỗ trợ TP.HCM chống dịch, lực lượng học viên và bác sĩ của Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng - chính thức rút quân khỏi thành phố.
Trạm y tế lưu động cũng là 1 trong 10 mô hình tiêu biểu của ngành y tế TP.HCM, được bình chọn giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam năm 2021".
Trước đó, vào thời điểm tháng 8-2021 khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM đã lập 327 tổ phản ứng nhanh, 5 trạm cấp cứu vệ tinh.
Từ ngày 20/8 ngành y tế TP quyết định lập trạm y tế lưu động đầu tiên tại quận 3, sau đó mở rộng với 525 trạm y tế lưu động để chăm sóc F0 điều trị tại nhà do lực lượng bác sĩ quân y hỗ trợ.
Theo đánh giá của PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - trong cuộc chiến chống dịch vừa qua, thí điểm triển khai các trạm y tế lưu động chăm sóc người F0 dựa vào cộng đồng đã phát huy hiệu quả tích cực.
Sở GD&ĐT Cần Thơ nêu quy trình xử lý khi có F0 tại trường học
Theo đó, Sở này đưa ra ba phương án tổ chức dạy học tùy vào cấp độ dịch. Cụ thể, phương án 1 ứng với cấp độ dịch trên địa bàn được xác định ở cấp 1, cấp 2. Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT; học viên giáo dục thường xuyên học trực tiếp tại trường (việc tổ chức cho trẻ học bán trú do UBND quận, huyện quyết định).
Phương án 2 ứng với cấp độ dịch trên địa bàn được xác định ở cấp 3, ưu tiên cho lớp 1, lớp 2, lớp 5, học sinh THCS, THPT và học viên giáo dục thường xuyên học trực tiếp tại trường.
Các khối lớp khác của cấp tiểu học học tập qua truyền hình và các hình thức phù hợp khác. Cơ sở giáo dục có phương án chuyển tài liệu học tập đến học sinh thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
TP HCM dừng 4 bệnh viện dã chiến trước Tết
Nội dung này được đề cập trong văn bản Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng gửi các cơ sở y tế trên địa bàn, ngày 14/1, nhằm sắp xếp lại hoạt động các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 trong giai đoạn nghỉ Tết Nguyên đán. Điều này tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia chống dịch có thời gian phục hồi sức khỏe, khi số ca mắc mới và số ca tử vong đang tiếp tục giảm. Nhân viên đang công tác tại các bệnh viện dã chiến được tạm thời trở về đơn vị.
Khi bệnh viện dã chiến ngưng hoạt động, người bệnh đang được điều trị tại những nơi này được xuất viện nếu đủ điều kiện. Người cần tiếp tục điều trị sẽ chuyển đến các bệnh viện điều trị Covid-19 khác.
Cụ thể, Bệnh viện điều trị COVID-19 TP Thủ Đức, dã chiến số 6, số 8 tiếp nhận bệnh nhân ở TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh và quận 4 (Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hỗ trợ). Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận bệnh nhân ở quận Bình Tân, quận 6 và huyện Bình Chánh (Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 hỗ trợ). Bệnh nhân ở quận 7, quận 8, huyện Cần Giờ do Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 tiếp nhận. Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi tiếp nhận bệnh nhân ở quận 10, Tân Phú, Hóc Môn và huyện Củ Chi (Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 hỗ trợ).
Cận Tết, Hà Nội không còn vùng xanh
Hà Nội: Xử lý lộn xộn tại các khu vực 'cafe đường tàu' trên phố
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Công an TP Hà Nội và Công an quận Hoàn Kiếm vừa ra quân xử lý các quán cafe có hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt trên phố.
Leo lên sân khấu đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi bị điện giật tử vong
Thời sự - 4 giờ trướcTrong lúc vui chơi cạnh khu vực tổ chức đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi ở Cà Mau leo lên cầu thang sân khấu và bị điện giật tử vong.
Tin tối 25/11: Gặp nhóm 'người hùng' dập tắt đám cháy trong 49 giây ở Hà Nội; lời hối hận muộn màng của chủ 2 con chó becgie cắn bé gái 5 tuổi tử vong
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Hành động dứt khoát và kịp thời của nhóm "người hùng" dập tắt đám cháy đã nhận được "cơn mưa" lời khen từ cộng đồng mạng; bị can hối hận nói: "Tôi rất bối rối và hốt hoảng. Tôi mong mọi người khi nuôi chó, hãy quản lý chó để không gây ra sự việc đáng tiếc khiến ân hận cả đời như tôi".
Nhân chứng vụ 4 người ở Hà Nội tử vong: ‘Các nạn nhân vẫn ngồi trên xe máy và ôm chặt nhau’
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Nhiều người chứng kiến sự việc cho biết, thời điểm phát hiện xe máy dưới mương nước họ thấy 4 nạn nhân còn ngồi trên yên xe, ôm chặt nhau.
Cận cảnh màn thổi nồng độ cồn giao thông đường thủy ở Hà Nội
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ thời điểm cuối năm, lược lượng CSGT TP Hà Nội phụ trách các tuyến sông chủ động công tác tuần tra, phòng ngừa, cùng tuyên truyền các tàu thuyền, bến phà, đảm bảo an toàn người dân đi lại.
Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ
Thời sự - 8 giờ trướcCơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 11 giờ trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 14 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.