Tin sáng 22/11: Bắc Ninh tạm dừng đám cưới, đóng cửa karaoke, phòng gym; chưa tiêm vaccine, miễn đi chợ ở Bạc Liêu
GiadinhNet - Bắc Ninh nghiêm túc dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa, tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới (mời khách) cho đến khi có thông báo mới...
Bắc Ninh tạm dừng đám cưới, đóng cửa karaoke, phòng gym
Theo đó, nghiêm túc dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, yoga, spa cho đến khi có thông báo mới. Tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới (mời khách) cho đến khi có thông báo mới. Đám hiếu thực hiện theo các cấp độ dịch tại Quyết định số 399/QĐUBND ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ tất cả thời gian trong ngày (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người đến hết ngày 30/11.
Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 21h đến 4h sáng hôm sau, trừ các trường hợp: thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về,… (phải có giấy tờ liên quan như: thẻ nhân viên, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).
Thanh toán viện phí cho bệnh nhân COVID-19 và những tình huống 'dở khóc dở cười'
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ trên báo Vietnamnet, hiện Nhà nước đã quy định những chi phí liên quan đến bệnh COVID-19 được ngân sách chi trả.
Tuy nhiên, chi phí điều trị bệnh nền và những thuốc, trang thiết bị vật tư không trong danh mục điều trị COVID-19 sẽ do bảo hiểm y tế chi trả (nếu F0 có bảo hiểm y tế) hoặc do chính người bệnh thanh toán (nếu không có bảo hiểm y tế).
Trường hợp có bảo hiểm y tế, vấn đề thanh toán viện phí còn phụ thuộc vào phần trăm bảo hiểm chi trả. Ví dụ, thẻ bảo hiểm chỉ chi trả 80% thì người bệnh phải đồng chi trả thêm 20%. Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế cũng có các danh mục thuốc và vật tư được thanh toán hết, theo phần trăm hoặc không thanh toán. Như vậy, nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc mà bảo hiểm không thanh toán thì sẽ phải tự chi trả.
Bác sĩ Phúc chia sẻ, khi thanh toán viện phí cho bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế phải cân đo đong đếm danh mục nào thuộc COVID-19, danh mục nào thuộc bảo hiểm y tế, rồi nếu thanh toán theo bảo hiểm thì có sai quy định hay không.
"Bệnh nhân đều nằm viện mà không người trông nom, việc giải thích chi phí điều trị và tiên lượng bệnh cho người nhà chỉ qua điện thoại, nộp tiền viện phí đa số là chuyển khoản online nên có rất nhiều khó khăn", bác sĩ Phúc nói.
Anh và các đồng nghiệp đã không ít lần gặp những tình huống "dở khóc, dở cười" khi người nhà nhất định không đóng các chi phí điều trị.
"Nhiều người đưa ra những lý do như: "Người thân tôi nằm viện, tôi có nhìn thấy đâu mà biết các anh chị dùng thuốc hay không?" hay "Nhà nước bảo là miễn phí hết mà sao các anh chị bắt tôi đóng tiền". Có cả trường hợp người nhà bỏ luôn bệnh nhân đã khỏi bệnh tại bệnh viện chỉ vì không muốn đóng 6 triệu tiền viện phí", bác sĩ Phúc tâm sự.
Bạc Liêu: Chưa tiêm vaccine, miễn đi chợ
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định cập nhật, công bố cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh và quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục trong nhiều ngày.
Theo đó, từ ngày 21/11, toàn tỉnh Bạc Liêu vẫn có cấp độ dịch là cấp 3 - nguy cơ cao (vùng cam). Theo quyết định này, toàn tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị cấp xã thuộc "vùng đỏ" (cấp 4), 5 đơn vị "vùng cam" (cấp 3), 22 đơn vị "vùng vàng" (cấp 2) và 30 đơn vị "vùng xanh" (cấp 1). Tuy nhiên, đáng chú ý, quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động nêu trên có phạm vi áp dụng trên toàn tỉnh.
Theo đó, chỉ người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã tiêm 1 mũi vaccine sau 14 ngày và người đi tiêm vaccine mới được phép ra khỏi nhà/nơi lưu trú.
Từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người không được ra đường trừ các trường hợp khi có yêu cầu công vụ hoặc yêu cầu công tác phòng chống dịch, cấp cứu y tế, xử lý các sự cố khẩn cấp và công nhân đi làm ca đêm về.
Các cơ sở, quán ăn uống, nhà hàng (kể cả nhà hàng trong khách sạn) chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h hằng ngày.
Trong khi đó, chỉ những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đã tiêm 1 mũi sau 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng mới được phép đi chợ tối đa 2 lần/tuần (người đã tiêm 1 mũi vaccine dưới 14 ngày thì chỉ được đi chợ tối đa 1 lần/tuần); người chưa tiêm vaccine thì không được đi chợ, thông tin trên báo Tuổi trẻ.
Vĩnh Phúc áp dụng "bất biến" và "vạn biến", thí điểm điều trị F0 tại nhà
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành vừa ký chỉ thị tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh này.
Theo đó, sau 80 ngày không phát hiện các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, từ ngày 20/10 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện nhiều ca dương tính trong cộng đồng - là những người trở về từ các tỉnh, thành phố đang có dịch nhưng không tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.
Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên mà địa phương này tuân thủ là "bất biến"- đặt sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, an toàn về dịch nhưng phải tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Trong quá trình chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phải đáp ứng nguyên tắc "vạn biến" - đó là phải ứng phó thần tốc, linh hoạt, sáng tạo, thích ứng an toàn, hiệu quả với từng trường hợp, từng địa phương, từng cơ quan, từng thời điểm cụ thể để đạt được mục tiêu.
Hà Nội: F0 nào được và không được điều trị tại trạm y tế lưu động?
Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương.
Trước đó, UBND Hà Nội quyết định từ 17/11 thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn.
Hà Nội lựa chọn 5 địa điểm tại 5 quận/huyện để thí điểm chính sách này (gồm: Long Biên; Hoài Đức; Sóc Sơn; Thanh Trì và Mỹ Đức).
Theo hướng dẫn mới ban hành của Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đề nghị UBND cấp quận phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 (gọi là trạm y tế lưu động) không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn.
Các trạm y tế lưu động này được thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện, thị xã; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.
Sở Y tế nêu rõ: Các trạm y tế lưu động không tiếp nhận các F0 là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền; chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi... Bệnh nhân đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96% khi thở khí trời.
Các trạm y tế lưu động phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng "Trạm y tế lưu động - cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào". Ngoài ra, các trạm y tế lưu động phải bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trạm y tế lưu động có 1 xe ô tô chuyên dụng, nhân viên y tế cho 1 kíp có 5 người (gồm: 1 bác sĩ phụ trách, 2 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, điều dưỡng xét nghiệm và 1 dược sĩ). Căn cứ số lượng người bệnh có thể bố trí kíp nhân lực y tế phù hợp, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở.
Tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần; khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị được chia làm 2 loại đối tượng người bệnh, đó là phòng điều trị F0 khỏe mạnh, không triệu chứng và phòng điều trị F0 triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan... Ngoài ra, buồng bệnh bảo đảm thông thoáng, phòng bệnh của nam và nữ riêng biệt...
Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng lên tiếng về quy định xét nghiệm COVID-19 đang gây xôn xao
Liên quan đến văn bản số 8403/UBND-VX3 ngày 18/11 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh tỉnh LâmĐồng, trong đó yêu cầu tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức tự xét nghiệm nhanh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động 3 ngày/1 lần, dư luận cho rằng tốn kém, khó khăn, không cần thiết... trên báo Người lao động, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Không ảnh hưởng đến chi phí hay tốn kém gì như dư luận đang xôn xao. Đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tại các công sở hoặc khi đến cơ quan làm việc, liên hệ công tác... chỉ cần giấy test nhanh âm tính với COVID-19.
Hơn nữa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp chỉ đạo nếu người dân đến cơ quan làm việc mà chưa có test nhanh COVID-19 thì ngành y tế tỉnh phải chuẩn bị, chủ động bố trí test nhanh cho người dân để chủ động phòng ngừa, không để bị động nữa!"
Còn riêng người dân, người lao động giáp ranh tỉnh Lâm Đồng vào tỉnh làm việc, công tác vẫn thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4.800 của Bộ Y tế. Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ. Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với người dân đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng phong toả và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ…". ông Nguyễn Đức Thuận cho biết.
Bình Thuận: Dịch COVID-19 lan rộng, người dân không được ra, vào vùng đỏ
Theo công văn do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong ký, tại vùng đỏ, người dân ở tất cả các vùng không được ra/vào, trừ trường hợp đặc biệt. Yêu cầu người dân chỉ ra ngoài khi có việc thật sự cần thiết và phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72h…
Người dân không đi ra đường từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau trừ những trường hợp đặc biệt. Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
Đối với nhà hàng, quán ăn, quán nước: Chỉ được bán trực tuyến, giao hàng tận nhà.
Các địa phương tổ chức lại chợ truyền thống, chợ dã chiến, siêu thị và khu mua sắm; hạn chế số người vào chợ, siêu thị và khu mua sắm cùng một lúc, chỉ cho người trong phường/xã/thị trấn được đi chợ, siêu thị và khu mua sắm trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội sau 1 tháng chuyển sang trạng thái "bình thường mới"
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương
Thời sự - 15 giờ trướcXe khách do tài xế tỉnh Phú Yên điều khiển trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận) tông vào xe bồn khiến 12 người thương vong.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.