Tin sáng 23/1: Rạp phim ở Hà Nội đã sẵn sàng để mở cửa trở lại; tra cứu cấp độ dịch COVID-19 ở đâu trước khi về quê ăn Tết?
GiadinhNet - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng cơ quan ban ngành nghiên cứu, xử lý việc mở cửa trở lại rạp chiếu phim tại Hà Nội. Trước khi về quê ăn Tết, người dân cần nắm được các quy định của địa phương và tra cứu trên bản đồ dịch để biết mình sống ở vùng dịch nào.
Bộ Y tế: Không cách ly người dân về quê ăn Tết
Ngày 22/1, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước được về quê nhân dịp Tết nguyên đán.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân về quê phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, gồm 5K và tự theo dõi sức khỏe,… Bộ Y tế nhấn mạnh, "không cách ly y tế" đối với người dân.
Trong trường hợp có biểu hiện mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì phải hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm và xử lý theo quy định.
Các địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng biện pháp không phù hợp.
Trước đó, nhiều tỉnh đưa ra những quy định khác nhau về xét nghiệm, cách ly đối với người từ địa phương khác về quê ăn Tết.
Rạp phim ở Hà Nội đã sẵn sàng để mở cửa trở lại
Văn phòng Chính phủ ban hành công điện truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xem xét đề nghị từ một số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh rạp chiếu phim tại Hà Nội.
Theo nội dung công điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế cùng các cơ quan ban ngành nghiên cứu, chỉ đạo xử lý việc mở cửa trở lại các rạp chiếu phim trên toàn quốc, bảo đảm thống nhất, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hoàng Hải, giám đốc nội dung của CGV cho biết đơn vị vẫn chờ quyết định chính thức từ cơ quan ban ngành để mở cửa rạp chiếu phim.
"Chúng tôi trông ngóng từng ngày việc hệ thống rạp chiếu phim được mở cửa trở lại trước dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Nếu rạp phim tái hoạt động trên cả nước, đây sẽ là mùa phim Tết vui, đáng nhớ của các chủ kinh doanh rạp lẫn nhà sản xuất và khán giả", anh chia sẻ.
Bộ GTVT bỏ yêu cầu xét nghiệm với khách đi máy bay chưa tiêm vaccine
Bộ GTVT ban hành hướng dẫn mới về việc phòng chống dịch cho hành khách đi trên các chuyến bay nội địa.
Hướng dẫn của Bộ GTVT nêu rõ, chỉ yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi lên máy bay đối với hành khách xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 (vùng đỏ) hoặc vùng cách ly ý tế (phong tỏa).
Với những địa bàn còn lại, hành khách chỉ cần thực hiện khai báo y tế theo quy định, sử dụng ứng dụng PC-Covid, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin khai báo.
Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...
Như vậy, hướng dẫn mới của Bộ GTVT cũng đã bỏ quy định trẻ em dưới 12 tuổi phải xét nghiệm COVID-19 khi đi máy bay.
Bộ GTVT yêu Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục theo dõi sát tình hình khai thác vận chuyển hàng không nội địa, chủ động quyết định tần suất khai thác các đường bay nội địa đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Cục Y tế GTVT chủ trì rà soát, làm việc với các cơ quan, đơn vị của Bộ Y tế về điều chỉnh, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện hành khách tham gia giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phù hợp với thực tiễn.
Tra cứu cấp độ dịch COVID-19 ở đâu trước khi về quê ăn Tết?
Dịp Tết nguyên đán, nhiều người dân có nhu cầu về quê, sum họp gia đình. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã đưa ra những quy định trong phòng chống dịch COVID-19 đối với người dân trở về quê với các tiêu chí khác nhau.
Theo đó, phần lớn chính sách phòng chống dịch của các tỉnh phụ thuộc vào hai yếu tố: cấp độ vùng dịch nơi sinh sống và tình trạng tiêm vaccine COVID-19 của người dân. Tuy nhiên, ngoài tiêu chí về tiêm đủ liều vắc-xin, một số địa phương yêu cầu người dân về từ vùng dịch có phải cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe tại nhà…
Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu người dân xét nghiệm âm tính trước khi về địa phương. Những người về từ vùng xanh, vàng, cam khai báo y tế. Riêng người về từ vùng đỏ, tiêm đủ 2 mũi vaccine cách ly tại nhà 7 ngày và thêm 7 ngày theo dõi sức khỏe, xét nghiệm 2 lần.
Người chưa tiêm đủ liều vaccine cách ly tại nhà 14 ngày; đi cách ly tập trung nếu nơi lưu trú không đủ điều kiện. Người dân từ Hà Nội và các địa phương khác trở về phải khai báo y tế với chính quyền nơi cư trú. Xã, phường vận động người dân tự xét nghiệm trước khi trở về.
Tỉnh Phú Thọ yêu cầu người về từ vùng xanh, vàng tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; khuyến khích tự test nhanh COVID-19. Người từ vùng cam, đỏ phải xét nghiệm âm tính trong 72 giờ bằng RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên.
Người tiêm đủ liều vaccine sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần. Người chưa tiêm đủ liều cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần và tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Người tỉnh ngoài không lưu trú, đi về trong ngày khai báo y tế tại các điểm đến.
Tỉnh Quảng Ninh không yêu cầu giấy xét nghiệm với người vào địa bàn, tuy nhiên người từ vùng đỏ, cam sẽ phải cách ly tập trung. Theo đó, người đã tiêm đủ hai liều vaccine cách ly tập trung 7 ngày, xét nghiệm 2 lần, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày; người chưa tiêm đủ hoặc đã tiêm đủ liều vắc-xin, trong đó liều cuối cùng chưa qua 14 ngày phải cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm 3 lần.
TP Hải Phòng quy định người về từ vùng đỏ, đã tiêm đủ hai liều vaccine phải cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần và tự theo dõi sức khỏe thêm 7 ngày. Riêng người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc mũi hai chưa qua 14 ngày, người già, bệnh nặng, trẻ nhỏ cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần.
Người từ vùng cam cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm một lần. Người chưa tiêm đủ liều vắc-xin hoặc mũi hai chưa qua 14 ngày, người già, bệnh nặng, trẻ nhỏ cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần. Người từ vùng vàng đã tiêm đủ liều tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày; người chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc mũi hai chưa qua 14 ngày thì tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.
Người từ vùng xanh, mới khỏi COVID-19, người tiêm đủ hai mũi vaccine tự theo dõi sức khỏe 7 ngày và thời gian 14 ngày áp dụng với người chưa tiêm đủ mũi.
TP Thái Nguyên vận động người dân hạn chế ra khỏi tỉnh lẫn tiếp xúc với người từ vùng dịch; vận động người thân trong gia đình đang học tập, làm việc ngoài tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ ngày 4-1 đến Tết Nguyên đán.
Trong trường hợp về tỉnh, người dân khai báo y tế, báo với chính quyền địa phương và test nhanh hoặc RT-PCR, âm tính mới được vào địa bàn. Nếu không có giấy xét nghiệm phải test nhanh ngay tại điểm chốt vào ra thành phố.
Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu người từ vùng xanh khai báo y tế, thực hiện 5K; người về từ vùng vàng, F3 thì tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; người từ vùng cam, F2 nếu đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng, tự cách ly tại nhà 7 ngày.
Người tiêm chưa đủ liều vaccine thì cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm một lần. Người chưa tiêm vắc-xin, F2 thì cách ly 14 ngày. Y tế địa phương ưu tiên xét nghiệm các trường hợp kể trên. Nếu người dân không đủ cơ sở vật chất cách ly tại nhà và đồng ý thì có thể cách ly tập trung.
Người từ vùng đỏ, F1, nếu tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi COVID-19 trong 6 tháng thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm hai lần và tiếp tục theo dõi sức khỏe tiếp 7 ngày.
TP.HCM toàn vùng xanh, chỉ còn một huyện vùng vàng
Ngày 22/1, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký văn bản thông báo về cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Trong tuần qua, thành phố tiếp tục đạt các tiêu chí của cấp độ 1 dịch COVID-19.
Như vậy, tính đến nay, TPHCM đã giữ vững vùng xanh trong 3 tuần liên tiếp. Số ca mắc COVID-19 của TPHCM trong tuần tiếp tục giảm sâu so với khoảng thời gian liền kề.
Cụ thể, tuần từ 14/1 đến 20/1, thành phố ghi nhận 1.802 ca mắc COVID-19. Một tuần trước đó, địa phương này có số trường hợp mắc Covid-19 là 3.122 ca. Tỷ lệ tổng số ca mắc Covid-19/100.000 dân/ tuần của TPHCM đang ở mức 27.
Đối với từng địa phương, TPHCM chỉ còn huyện Nhà Bè ở cấp độ 2 dịch COVID-19. Các quận, huyện còn lại và thành phố Thủ Đức đang ở cấp độ 1. Thành phố có 2 địa phương giảm cấp độ dịch COVID-19 trong một tuần là quận 1 và huyện Cần Giờ, toàn địa bàn không có địa phương tăng cấp độ.
Đối với các phường, xã, TPHCM có 276 khu vực là vùng xanh và 26 nơi đang là vùng vàng - cấp độ 2.
Hải Phòng hạ cấp độ dịch COVID-19 trước Tết Nguyên đán
Trong đó, 3 quận huyện là vùng xanh gồm: Cát Hải, Bạch Long Vỹ và Đồ Sơn; 12 quận huyện còn lại chuyển sang vùng vàng. Hiện trên địa bàn thành phố còn 4 xã vẫn đang ở cấp độ dịch 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ).
CDC Hải Phòng cũng thông tin, ngày 21/1 địa phương ghi nhận thêm 749 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, 661 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, hàng chục trường hợp qua sàng lọc tại các công ty ở khu công nghiệp thuộc huyện An Dương và Thủy Nguyên.
Thành phố hiện đang điều trị hơn 17.000 bệnh nhân, 115 trường hợp bệnh nặng. Lực lượng y tế đã triển khai tiêm chủng hơn 3,76 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 các loại.
Bắc Giang dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn
Ngày 22/1, tỉnh Bắc Giang tiến hành dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch COVID - 19 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của người dân.
Theo dự báo của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang, tình hình dịch COVID - 19 tại địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, do số lượng người làm ăn xa quê trở về quê ngày một tăng vào dịp Tết.
Tuy nhiên, để người dân làm quen, thích ứng dần với công tác phòng chống dịch trong tình hình mới, tạo thuận lợi cho người dân về quê và hoạt động lưu thông hàng hóa, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các huyện, thành phố dỡ toàn bộ chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, từ ngày 22/1, nhiều chốt kiểm soát dịch COVID – 19 được dỡ bỏ. Huyện Hiệp Hòa là địa phương đầu tiên tiến hành dỡ bỏ các chốt tại xã Mai Đình và Hợp Thịnh. Huyện này giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đúng 12h ngày 22/1, tại các chốt kiểm soát, lực lượng chức năng đồng thời đã dỡ bỏ lán bạt, barie, thu gọn bàn ghế, dụng cụ, phương tiện làm việc tại đây.
Theo kế hoạch, đến 16h ngày 22/1, thành phố Bắc Giang cũng dỡ bỏ 5 chốt vào thành phố. Ngày 23/1, các huyện Việt Yên, Sơn Động, Lục Nam, Yên Dũng cũng tiến hành dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch.
Biến chứng COVID-19 dễ bị nhầm với viêm ruột thừa
Ngày 21/1, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho biết, trước nhập viện hai ngày, trẻ đã liên tục sốt 39-40 độ C, uống thuốc hạ sốt không hiệu quả. Trẻ than đau bụng quanh rốn lan xuống hố chậu phải, buồn ói, ói 4-5 lần ra thức ăn, dịch trong không nhầy máu, tiêu phân vàng lỏng 5-6 lần/ngày.
Lúc nhập viện, trẻ lừ đừ, nhịp tim nhanh 160 lần/phút, mạch nhẹ, huyết áp kẹp, thở nhanh, bụng chướng nhẹ, ấn đau hố chậu phải, siêu âm thấy ruột thừa viêm sung huyết. Hai mắt trẻ đỏ nhẹ, có hồng da ở tay chân. Test nhanh Covid-19 trẻ âm tính, tuy nhiên xét nghiệm định lượng kháng thể nCoV trong máu dương tính. Trong khi đó trẻ chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, các bác sĩ xác định trẻ từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh.
Xét nghiệm máu thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19, nguy cơ có thể sốc. Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định truyền dịch chống sốc, sử dụng thuốc vận mạch sớm, truyền corticoid liều cao, chống đông, kháng sinh phổ rộng, đồng thời hỗ trợ hô hấp. Ngoài ra, các bác sĩ chụp CT ổ bụng loại trừ viêm ruột thừa cấp, do đó, tránh cho trẻ cuộc mổ không cần thiết. Bệnh nhi cũng được điều trị hỗ trợ điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết, hạ sốt, dinh dưỡng.
Quy định mới nhất đối với người dân về tỉnh Phú Thọ dịp Tết
UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Tại Phú Thọ, những ngày gần đây liên tục ghi nhận từ 120 - 160 ca mắc mới với nhiều ca nhiễm tại cộng đồng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt có nhiều trường hợp đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh Phú Thọ tự làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 khi phát hiện dương tính đã không khai báo với chính quyền địa phương sở tại, mà tự ý di chuyển về tỉnh.
Mặc dù dịch COVID-19 tại tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong tầm kiểm soát, song địa phương này cho rằng, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát diện rộng, gây quá tải hệ thống y tế, ảnh hưởng lên sức khỏe, đời sống người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt, nguy cơ này luôn ở mức cao nhất vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán và thời gian tổ chức các hoạt động lễ hội đầu xuân.
Vì vậy, Tiểu ban Y tế - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản yêu cầu các sở ngành, đơn vị, địa phương quán triệt sâu rộng tới cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân hạn chế tối đa việc di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh hạn chế đến, trở về tỉnh Phú Thọ trong thời gian này.
Trường hợp do nhu cầu phải đến/trở về tỉnh Phú Thọ, người dân bắt buộc phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương, luôn tuân thủ nghiêm các quy định 5K và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 phải chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày trở về địa bàn tỉnh. Khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 4 phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, phải được xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc tự thực hiện xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, cá nhân tự chi trả chi phí.
Phú Thọ cũng yêu cầu người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp tiêm đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp chưa tiêm đủ 2 liều vaccine; sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Các trường hợp đến/trở về từ ngoại tỉnh Phú Thọ trong ngày, không lưu trú lại phải thực hiện khai báo y tế bằng quét mã QR tại các địa điểm đến để phục vụ công tác truy vết, phòng dịch.
Mời độc giả theo dõi video trên giadinh.net.vn
Thích Nhất Hạnh - Sứ giả của trí tuệ và yêu thương
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 8 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 22 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 23 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.