Tin sáng 26/3: Hà Nội đã qua đỉnh dịch; truy tìm người bịa đặt ‘Trấn Thành tử vong vì COVID-19’
GiadinhNet - Một tuần trở lại đây, Hà Nội ghi nhận trung bình 17.591 ca bệnh/ngày, giảm 39,3% so với kỳ báo cáo trước. Theo nhận định của Sở Y tế, thành phố đã bước qua đỉnh dịch. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau đang tiến hành làm rõ tài khoản đăng thông tin bịa đặt "Trấn Thành tử vong vì COVID-19".
Hà Nội: Số ca mắc COVID-19 giảm gần 40%, đã qua đỉnh dịch
Ngày 25/3, Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong kỳ báo cáo (từ ngày 18 đến 24/3) trên địa bàn thành phố ghi nhận 123.134 ca mắc, 28 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 17.591 ca bệnh/ngày, giảm 39,3% so với kỳ báo cáo trước.
Theo nhận định của Sở Y tế, thành phố Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch, tuy nhiên không được phép chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và theo dõi diễn biến trong thời gian tới.
Hiện nay, thành phố đang quản lý, điều trị cho 264.820 bệnh nhân ở tầng 1 (nhẹ, không triệu chứng), tỷ lệ 99,34%; 1.404 bệnh nhân ở tầng 2 (triệu chứng trung bình), tỷ lệ 0,53%; 345 bệnh nhân ở tầng 3 (nặng, nguy kịch), tỷ lệ 0,13%.
Đại diện lãnh đạo các quận, huyện cho biết sẽ cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 3 bổ sung cho người dân trên địa bàn vào ngày 31/3.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của Thành phố, Sở cũng đã có văn bản về việc triển khai thích ứng linh hoạt phòng, chống hiệu quả dịch COVID-19 trong việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các khối lớp 7-12 trên địa bàn thành phố.
Đại diện Bảo hiểm xã hội thành phố cho biết, tuần qua đơn vị tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan để giải quyết hơn 61 nghìn lượt lao động bị F0 đến giải quyết chế độ nghỉ ốm, trong đó giải quyết hơn 49 nghìn lượt người với hơn 59 tỷ đồng, trong đó số còn lại chưa giải quyết được do thiếu hồ sơ.
Nêu diễn biến dịch COVID-19 tại Hà Nội hiện nay, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch.
Nhấn mạnh thời gian tới tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch của Trung ương cũng như thành phố, trong đó tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là phải đeo khẩu trang 100%.
Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm nguyên tắc "4 tại chỗ"; tiếp tục bảo vệ nhóm người thuộc nguy cơ cao; tiếp tục kiểm soát chặt số ca F0 chuyển nặng và hạn chế số ca tử vong.
Đối với vấn đề cho học sinh trên địa bàn thành phố đi học trở lại, ông Chử Xuân Dũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường.
Về việc tổ chức bán trú cho học sinh, thành phố thống nhất chủ trương, giao Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh.
Tại sao TP.HCM chưa cho F0 không triệu chứng đi làm như Long An, Cà Mau?
Tại họp báo chiều 24/3, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, TP đã cho phép người tiếp xúc gần (F1) được đi học, đi làm. Các F1 này phải tiêm đủ mũi vắc xin hoặc từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng.
Đồng thời, theo dõi sức khoẻ ít nhất 10 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 5 hoặc khi có triệu chứng. F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân, tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ, đeo khẩu trang, khử khuẩn....
Tuy nhiên, TP.HCM hiện vẫn chưa cho phép F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được đi học, đi làm như một số địa phương (Long An, Cà Mau).
Theo ông Tâm, Bộ Y tế có đề xuất cho F0 đi làm nhưng chỉ trong 2 tình huống và kèm theo một số điều kiện đặc biệt. Cụ thể, trên tinh thần tự nguyện, F0 có thể làm việc trực tuyến hoặc làm việc ở khu điều trị F0, thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống lây nhiễm.
"Không phải F0 nào cũng được đề xuất đi làm mà có nhiều điều kiện đi kèm", ông Tâm nói.
Truy tìm người bịa đặt 'Trấn Thành tử vong vì COVID-19'
Ngày 24/3, một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết, sở đã chỉ đạo thanh tra xác minh, làm rõ trường hợp đăng thông tin thất thiệt về nghệ sĩ Trấn Thành trên mạng xã hội. Vào khoảng 20h ngày 23/3, tài khoản có tên M.C. đã đăng vào Fanpage Người Cà Mau: "Tin sốc chiều 22/3: Hồng Vân, Việt Hương xót xa thông báo về việc Trấn Thành ra đi mãi mãi ở tuổi 35 vì COVID-19 khiến cả Showbiz và CĐM bàng hoàng. Vĩnh biệt Anh. Mong Anh siêu thoát". Kèm theo là hình ảnh một chiếc quan tài, có hình chân dung của Trấn Thành. Hiện nội dung thất thiệt trên đã được gỡ bỏ. Cơ quan chức năng đang điều tra người tung tin để xử lý theo quy định của pháp luật.
TPHCM có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường chưa?
Sở Y tế TPHCM cho biết, dịch COVID-19 trên cả nước vẫn trong giai đoạn chuyển tiếp giữa đại dịch và bệnh lưu hành. SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới cần theo dõi chặt.
Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi biến thể BA.2 của Omicron có mặt trên địa bàn, TPHCM đã nhanh chóng ứng phó và có được những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch COVID-19. Trong lần công bố cấp độ dịch COVID-19 gần nhất, địa phương này đã xóa sổ những nơi thuộc cấp độ 3 - vùng cam của dịch COVID-19.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM chiều 24/3, phóng viên đặt câu hỏi cho ngành y tế về việc, với tỷ lệ tiêm chủng, số ca khỏi COVID-19 cao, địa phương này đã đạt miễn dịch cộng đồng hay chưa? Ngoài ra, quan điểm của thành phố ra sao về việc coi COVID-19 là bệnh thông thường?
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện tại, nhiều chuyên gia trên thế giới đang thảo luận và đề xuất coi COVID-19 là "bệnh lưu hành" hay "bệnh đặc hữu". Bộ Y tế vừa qua đã trao đổi cùng chuyên gia trong và ngoài nước, Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ về nhận định, đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Đã đến lúc cần có cách tiếp cận khác với COVID-19
Mới đây, Bộ Y tế cho biết đang xây dựng Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023, trong đó có nội dung quan trọng nghiên cứu, đánh giá, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Hiện nay, mặc dù số ca mắc COVID-19 mới vẫn cao trên 100 nghìn ca/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng, tử vong lại rất thấp. Dịch COVID-19 đã đạt đỉnh và có chiều hướng đi xuống. Nhiều địa phương cho phép F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và F1 đi làm. Học sinh thuộc diện F1 cũng đã được đến trường học tập.
Mở cửa du lịch, khách quốc tế qua cảng hàng không tăng 176%
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến sản lượng thông qua các Cảng hàng không trong quý I: hành khách quốc tế thông qua đạt 321 nghìn khách, tăng 176,2% so với cùng kỳ 2021; hàng hóa quốc tế thông qua đạt 292 nghìn tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ 2021.
Giai đoạn sau mở cửa từ ngày 15-21/3/2022, Singapore là hãng hàng không khai thác với tần suất lớn nhất 45 chuyến khứ hồi/tuần tăng 2 chuyến so với tuần trước khi mở cửa du lịch và đạt 36% so với cùng kỳ năm 2019. Số khách vận chuyển giữa Việt Nam và Nhật Bản cao nhất 10,3 nghìn khách trong số các quốc gia hiện đang khai thác (đạt 18,1%/tổng khách vận chuyển).
Dự kiến từ tháng 4/2022 sẽ có thêm các đường bay từ Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đến Đà Nẵng.
Hậu COVID-19: Vì sao có tình trạng 'nhớ nhớ quên quên', mất tập trung?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hội chứng hậu COVID-19 là các triệu chứng xảy ra ở các bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý Lâm sàng tại WHO, cho biết có 3 triệu chứng phổ biến của tình trạng hậu COVID-19 gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.
Trong đó, theo tiến sĩ Diaz, COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được dùng là "sương mù não", có nghĩa là khó chú ý, giảm tập trung, giảm trí nhớ, khó ngủ, khó nhận thức.
ThS.BS Trần Đình Văn – Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho hay, hội chứng hậu COVID-19 gây viêm đa hệ thống (multisystem inflammatory syndrome (MIA-A)), gây viêm hệ thần kinh, thoái hoá hệ thần kinh, gây ra các vấn đề nhận thức trong đó có biểu hiện của "sương mù não".
Cẩn trọng mắc sốt xuất huyết khi bị COVID-19
Từ đầu năm 2022, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca nhiễm sốt xuất huyết đặc biệt. Một bé gái 6 tuổi nhập viện vì sốt xuất hiện và dương tính với COVID-19 cùng lúc. Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, trẻ đã vào sốc, men gan cao, tiểu cầu giảm.
Một trường hợp khác là bé gái 11 tuổi bị nhiễm kép hội chứng viêm đa hệ thống (biến chứng sau khỏi COVID-19) và sốt xuất huyết, trẻ bị sốt xuất huyết; máu cô đặc, tiểu cầu giảm, phản ứng viêm rất cao.
Các y bác sĩ cho biết, đây là tình huống rất nguy hiểm cho trẻ cũng như gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nguyên nhân là COVID-19 gây tổn thương phổi, viêm phổi làm suy hô hấp - còn sốt xuất huyết gây sốc, suy giảm chức năng hệ tuần hoàn. Khi cơ thể bị tổn thương nặng nề cả hệ hô hấp và tuần hoàn, các bác sĩ phải tính toán, cân nhắc sử dụng các thuốc, các phương pháp điều trị để tránh "khỏi bệnh này, nặng bệnh kia".
Để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nhất là đồng nhiễm COVID-19 và sốt xuất huyết, các chuyên gia lưu ý người dân theo dõi các triệu chứng bất thường về sức khỏe. Nếu sốt cao đột ngột trên hai ngày, kèm xuất huyết tự nhiên như nôn ói, chảy máu mũi, máu răng; đi cầu phân đen, chảy máu âm đạo bất thường... cần đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm xem có nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết không. Nếu có thêm ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, mất khứu giác vị giác, khó thở cần làm xét nghiệm COVID-19.
Lừa bán kit test COVID-19 trên mạng lấy 150 triệu đánh bạc
Trước đó, Công an huyện Hoằng Hóa nhận được tin báo của chị T.T.N ở xã Hoằng Phụ về việc bị một đối tượng đăng bán kit test nhanh COVID-19 trên facebook lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 150 triệu đồng.
Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng Tuyển khai nhận ngày 22/2 vừa qua, do cần tiền đánh bạc trên mạng Internet dưới hình thức game đổi thưởng nên Tuyển đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức đăng tin bán kit test nhanh COVID-19 trên mạng xã hội facebook với số lượng lớn.
Ngày 25/2, chị N. đã liên lạc với Tuyển để mua. Do nhẹ dạ cả tin, chị N. đã đồng ý và gửi 150 triệu tiền đặt cọc qua số tài khoản ngân hàng. Sau khi nhận được tiền, Tuyển đã chặn hết liên lạc với chị N.
Quá trình đấu tranh, Tuyển khai nhận cũng với thủ đoạn trên, Tuyển còn lừa của một số người khác để lấy tiền đánh bạc.
Trẻ em đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không ?
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 50 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 10 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.