Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 27/1: Hà Nội dừng tổ chức lễ hội chùa Hương; những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán

Thứ năm, 07:00 27/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) quyết định tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương); Theo cảnh báo của giới chuyên gia, dịp Tết Nguyên đán tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

Tin sáng 26/1: Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngàyTin sáng 26/1: Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày

GiadinhNet - Người dân cư trú ở 4 cấp độ dịch không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, ngoại trừ các trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa, theo giải thích của đại diện Bộ Y tế; Khi F0 tại Hà Nội liên tục tăng cao, dịch vụ chăm sóc người mắc COVID-19 được nhiều người tìm đến. Chăm sóc người bệnh ở nhà, ở bệnh viện trở thành công việc 'tay ngang' của nhiều người.

Bộ Y tế hỏa tốc không 'ngăn sông cấm chợ' dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán.

Trước diễn biến dịch phức tạp, sự gia tăng đi lại giao lưu của người dân sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo UBND các cấp triển khai các giải pháp "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch" theo Nghị quyết 128 và công văn của Bộ Y tế.

Mục đích là "tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết, không ngăn sông cấm chợ, tổ chức chăm lo cho người dân đón Tết, vận động người dân trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ, nhất là việc hỗ trợ người lao động trở lại TP lớn đảm bảo an toàn, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội".

Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế xây dựng trình UBND tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2022 tổ chức triển khai thực hiện sớm nhất có thể, phân công cụ thể các đơn vị liên quan theo từng nội dung và địa bàn phụ trách.

Tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mùa đông –xuân, tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là Covid-19 và biến thể mới, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch phát triển lây lan trong cộng đồng.

Sở Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" trong việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Văn bản hỏa tốc nhấn mạnh: "Đặc biệt chú ý tổ chức tiêm an toàn, thuận lợi cho người có nguy cơ cao, rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vắc xin để tập trung tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên trong thời gian ngắn nhất".

Tổ chức công tác thu dung, cấp cứu, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện phân luồng khám chữa bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Sở Y tế phải tham mưu tổ chức các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm để phát hiện sớm, chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Giáo dục Đào tạo triển khai quyết liệt các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở giáo dục, phối hợp với ngành y tế tổ chức tốt chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ em tại trường học. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị kỹ các hoạt động để mở cửa các cơ sở giáo dục, đạo tạo, các trường học trở lại trong thời gian tới đảm bảo an toàn.

Các tỉnh, thành cũng được yêu cầu phải chỉ đạo Sở Tài chính bổ sung kịp thời kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh…

Những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán

Diễn biến dịch ngày 26/1: Hà Nội đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron; Nhiều địa phương bỏ cách ly, nới lỏng quy định với người dân về quê ăn Tết - Ảnh 1.

Hà Nội dừng tổ chức lễ hội chùa Hương

UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) quyết định tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).

Theo thông báo của UBND huyện Mỹ Đức, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 , thực hiện sự chỉ đạo của T.Ư, Chỉ thị số 03 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và an toàn cho người dân, du khách, UBND huyện Mỹ Đức thông báo tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) năm 2022 cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó, theo Chỉ thị 03 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, thành phố tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra...

Lễ hội chùa Hương năm 2022 dự kiến diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5 (từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 30 tháng Ba năm Nhâm Dần); lễ khai hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng.

Ca nhiễm Omicron ở Hà Nội không còn nguy cơ lây ra cộng đồng

Tin sáng 27/1: Hà Nội dừng tổ chức lễ hội chùa Hương; những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 3.

UBND Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2022 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán, chiều 26/1

Ca nhiễm biến thể Omicron ngoài cộng đồng đầu tiên ở Hà Nội đã khỏi bệnh và không còn nguy cơ lây nhiễm ra bên ngoài.

Thông tin trên được ông Vũ Cao Cương, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của UBND thành phố chiều 26/1. Theo ông, chùm 14 ca bệnh nhiễm biến thể Omicron không còn khả năng lây lan ra cộng đồng vì tất cả đã khỏi bệnh, bao gồm cả ca nhiễm là nhân viên khách sạn.

Dù vậy, Sở Y tế đã lên phương án ứng phó với kịch bản số ca mắc COVID-19 tăng cao trong dịp Tết. Theo ông Cương, việc này có cơ sở khi vào dịp cuối năm, Hà Nội là trung tâm buôn bán, đi lại của người dân nhiều tỉnh, thành phố lân cận.

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ đẩy mạnh truyền thông để nhấn mạnh thông điệp 5K, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine với ưu tiên là tiêm vét mũi 2 và mũi nhắc lại.

Đồng thời, ngành y tế thành phố sẽ nâng cao năng lực quản lý F0 điều trị tại nhà bằng phần mềm, tạo nhiều kênh tiếp cận với bệnh nhân nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, chuyển tầng, tử vong. Các lực lượng khác như tổ hỗ trợ người mắc COVID-19 tại nhà, đoàn thanh niên cũng tham gia vào công tác chống dịch.

Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 theo hướng nào?

Đối xử với người về quê ăn Tết mỗi nơi một kiểu, cấm bán hàng ăn tại chỗ, nơi vùng vàng và vùng đỏ thì người dân lại đến vùng xanh để tụ tập… Những bất cập này phần nào bắt nguồn từ cách đánh giá cấp độ vùng dịch COVID-19 hiện nay. Trước thực tế này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, điều chỉnh lại các tiêu chí đánh giá cấp độ vùng dịch cho phù hợp tình hình thực tiễn. Vậy các tiêu chí đánh giá cần được thực hiện theo hướng nào?

Từ ngày 13/10/2021 Bộ Y tế hướng dẫn lấy tỷ lệ mắc mới COVID-19 trong 1 tuần trên 100.000 dân là 1 trong 3 tiêu chí đánh giá cấp độ của một vùng dịch nào đó.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tiêu chí này không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi tỷ lệ tiêm vaccine đủ liều cơ bản ở nước ta đã đạt 93,4%, và số người đã tiêm nếu mắc COVID-19 thì tỷ lệ chuyển nặng thấp.

Đơn cử tại Hà Nội, những tuần gần đây, số ca mắc mới đều gần 3.000 ca/ngày, nhưng phần lớn đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, đặc biệt tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 0,4%.

Hà Nội 'chốt' thời gian cho xe buýt hoạt động 100% công suất

Tin sáng 27/1: Hà Nội dừng tổ chức lễ hội chùa Hương; những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 4.

Xe buýt Hà Nội hoạt động trở lại

Hà Nội cho phép xe buýt được hoạt động 100% công suất trở lại từ 8/2 tới nhằm phục vụ người dân đi lại thuận tiện hơn.

Sở GTVT Hà Nội đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP xây dựng phương án cho xe buýt được hoạt động trở lại 100% công suất kể từ ngày 8/2. Đây cũng là thời điểm TP cho phép học sinh, sinh viên được đi học trở lại ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Được biết, các đơn vị đảm trách hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã sẵn sàng các phương án huy động phương tiện cũng như biện pháp phòng, chống dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách được thuận lợi, an toàn.

TP Hà Nội cho phép xe buýt được hoạt động 100% công suất nhằm phục vụ người dân đi lại được thuận tiện hơn.

Hà Nội nói về lộ trình cho quán karaoke, rạp chiếu phim mở cửa trở lại

Chiều 26/1, UBND TP Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2022 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.

Tại buổi họp, PV Dân trí nêu câu hỏi về việc hiện Hà Nội đã tiêm được khoảng 14,5 triệu mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó đạt tỷ lệ 98,3% người trên 50 tuổi tiêm mũi 2. Vậy thành phố đã xây dựng lộ trình, thời gian cho phép quán karaoke, quán massage, rạp chiếu phim… hoạt động bình thường trở lại trong thời gian tới chưa?

Bên cạnh đó, kể từ khi Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800 của Bộ Y tế ban hành, Hà Nội thường xuyên ghi nhận nhiều đơn vị cấp phường, xã, thị trấn là "vùng xanh" (dịch ở cấp độ 1).

Vậy tại sao thành phố không áp dụng các biện pháp hành chính tương xứng với dịch ở cấp độ 1 ở quy mô nhỏ nhất là cấp xã, phường, thị trấn, trong đó có việc để cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar… "vùng xanh" được phép hoạt động?

Trả lời câu hỏi nêu trên, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, thời gian vừa qua, Hà Nội luôn thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định 4800 của Bộ Y tế. Trên cơ sở đánh giá mức độ dịch bệnh, thành phố đã áp dụng ngay các biện pháp hành chính phù hợp với cấp độ dịch.

Cũng theo ông Cương, hiện mức độ áp dụng các biện pháp hành chính đang được thành phố thực hiện trên quy mô từng xã phường, thị trấn.

Riêng các hoạt động kinh doanh dịch vụ có điều kiện như: vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, rạp chiếu phim…, ông Cương cho biết, dưới góc độ chuyên môn thì những loại hình kinh doanh nêu trên hoạt động trong không gian kín, thường tập trung đông người...

"Khi đó, khả năng lây nhiễm bệnh rất lớn dù người tham gia hoạt động đã được tiêm vaccine đầy đủ nhưng không phải là không mắc COVID-19 và không lây nhiễm. Do đặc thù đặc biệt của các loại hình kinh doanh này nên căn cứ vào tình hình dịch bệnh thực tế diễn ra trên địa bàn thành phố, các cơ quan liên quan sẽ để các loại hình kinh doanh đặc biệt này hoạt động trở lại vào một thời điểm phù hợp" - ông Cương nói.

Hà Nội yêu cầu không tụ tập liên hoan cuối năm

Trong cuộc họp Thường trực Thành ủy chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 25/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành căn cứ diễn biến thực tế dịch bệnh, tiếp tục bám sát chủ trương chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố để triển khai nhiệm vụ.

Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch và thực hiện nghiêm "5K"; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư và người dân, nhất là người về từ tỉnh, thành khác, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tự giác thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, tránh để lây lan ra cộng đồng.

Cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; tổ chức hướng dẫn các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện công tác y tế phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các quy định của Trung ương và thành phố; tăng cường kiểm tra, giám sát nhắc nhở cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân không chủ quan, tụ tập liên hoan, tổ chức lễ hội không bảo đảm an toàn...

Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo Công an thành phố chủ trì triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, tổ chức phân luồng, phân làn; có kế hoạch chủ động đối với một số điểm thường tập trung đông người trong dịp lễ, Tết.

Thu hồi văn bản, xin lỗi người dân về quê ăn Tết phải cách ly 7 ngày

Tin sáng 27/1: Hà Nội dừng tổ chức lễ hội chùa Hương; những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 5.

Chính quyền cùng ngành y tế xã Ea Blang thừa nhận sai sót và đã thu hồi văn bản yêu cầu công dân về quê phải cách ly 7 ngày (Ảnh: Uy Nguyễn).

Chiều 26/1, ông Y Nhân Mlô - Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) - cho biết, đơn vị đã yêu cầu Trạm y tế xã Ea Blang thu hồi văn bản yêu cầu người dân từ xa về quê ăn Tết phải cách ly 7 ngày.

Theo ông Y Nhân, cán bộ y tế một phần vì lo lắng cho sức khỏe người dân, một phần cũng hiểu nhầm văn bản dẫn tới việc yêu cầu công dân cách ly không đúng quy định.

Trao đổi với PV Dân trí, anh Trần Quang L. (33 tuổi, ngụ xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ) chia sẻ, lãnh đạo chính quyền xã Ea Blang và ngành y tế xã đã đến nhà để thu hồi văn bản cam kết cách ly tại nhà đã ban hành vào ngày 22/1 vừa qua.

"Phía xã cũng gửi lời xin lỗi chân thành tới tôi vì đã yêu cầu cách ly không đúng. Riêng cá nhân tôi cũng sẵn sàng bỏ qua vì chính quyền địa phương rất cầu thị. Sau hơn 3 ngày được yêu cầu cách ly đến ngày hôm nay tôi mới dám ra khỏi nhà đi mua sắm Tết cho gia đình" - anh L. vui mừng nói.

Như Dân trí đưa tin, anh Trần Quang L. từ tỉnh Đồng Nai về thị xã Buôn Hồ để đón Tết cùng gia đình. Dù anh đã trình cả giấy xác nhận đã tiêm vaccine mũi 3 phòng COVID-19 và giấy chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng Trạm y tế xã Ea Blang vẫn yêu cầu anh ký vào cam kết cách ly tại nhà 7 ngày, kể từ ngày 22/1.

Anh L. bức xúc khi nhận thấy phía xã làm không đúng quy định của Trung ương và mặc dù anh đã trình bày nhưng vẫn không được chấp nhận.

Cho đến khi báo chí phản ánh sự việc, phía xã Ea Blang mới chính thức thu hồi văn bản này

Mời độc giả theo dõi video trên giadinh.net.vn

5 thực phẩm kiêng ăn chung với thịt gà

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 14 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 16 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 20 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 1 ngày trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Thời sự - 1 ngày trước

Vụ chìm sà lan làm 5 thuyền viên mất tích, đến nay cơ quan chức năng vớt được 3 thi thể trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 1 ngày trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu và đề phòng kiểu thời tiết nguy hiểm trong ngày hôm nay

Hàng chục triệu người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu và đề phòng kiểu thời tiết nguy hiểm trong ngày hôm nay

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, nắng nóng trên cả nước thu hẹp do miền Bắc có mưa dông giảm nhiệt. Nhiều nơi có mưa to dễ đi kèm tố lốc, sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tin sáng 24/4: Ca sĩ Bảo Anh công khai con gái; lời kể ám ảnh lúc máy nghiền đột nhiên hoạt động làm 7 công nhân tử vong

Tin sáng 24/4: Ca sĩ Bảo Anh công khai con gái; lời kể ám ảnh lúc máy nghiền đột nhiên hoạt động làm 7 công nhân tử vong

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận ca sĩ Bảo Anh cho biết cô có con gái ruột 13 tháng tuổi nhưng giấu kín thời gian qua; anh Nông Văn Tuân - người may mắn thoát chết sau tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái cho biết, lúc nhóm công nhân đang bảo trì thì máy nghiền đột nhiên hoạt động.

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Thời sự - 1 ngày trước

Trong lúc thả diều, 4 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn rồi xô xát với 1 bé gái khác. Sau đó bé gái này về kêu mẹ ra "giải quyết". Hậu quả, 4 đứa trẻ nhập viện với nhiều vết thương trên người.

Top