Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 26/1: Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày

Thứ tư, 07:33 26/01/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Người dân cư trú ở 4 cấp độ dịch không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, ngoại trừ các trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa, theo giải thích của đại diện Bộ Y tế; Khi F0 tại Hà Nội liên tục tăng cao, dịch vụ chăm sóc người mắc COVID-19 được nhiều người tìm đến. Chăm sóc người bệnh ở nhà, ở bệnh viện trở thành công việc 'tay ngang' của nhiều người.

Tin sáng 25/1: Nguyên nhân gây tăng cân, viêm da sau khi khỏi COVID-19; cận cảnh những lán cách ly được lập lên để đón người dân về quê ăn TếtTin sáng 25/1: Nguyên nhân gây tăng cân, viêm da sau khi khỏi COVID-19; cận cảnh những lán cách ly được lập lên để đón người dân về quê ăn Tết

GiadinhNet - F0 sau khi khỏi bệnh dễ bị tăng cân khó kiểm soát bởi 3 nguyên nhân chính; Do đặc thù nhà ở của người dân khu vực miền núi không đảm bảo điều kiện cách ly, nên chính quyền xã Thanh Phong (H.Như Xuân, Thanh Hóa) đã dựng lán bằng tre luồng cho người dân cách ly khi về quê ăn Tết.

'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê đón Tết'

Ngày 25/1, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), cho biết thông tin nêu trên.

Trước đó hôm 22/1, Bộ Y tế có văn bản (số 357) gửi các địa phương, nêu rõ hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 trên cả nước đã đạt rất cao; tất cả dân số từ 18 tuổi đã được tiêm mũi một; 96% dân số tiêm đủ hai liều; 19% dân số tiêm mũi ba. Trẻ em từ 12-17 tuổi đã tiêm mũi một đạt 94%; tiêm mũi hai đạt 82%.

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho người dân về quê ăn Tết, đảm bảo công tác chống dịch, gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe và không phải cách ly y tế. Những người có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để dược hướng dẫn, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

Tuy nhiên, sau hướng dẫn trên, nhiều ý kiến thắc người dân hiện cư trú tại khu vực dịch bệnh ở cấp độ 4 (vùng đỏ) thì khi về quê có phải cách ly y tế hay không. Băn khăn này xuất phát từ việc, trong hướng dẫn chuyên môn về thích an toàn của Bộ Y tế từ tháng 10/2021, có yêu cầu cách ly người đến từ địa bàn dịch cấp độ 4 và vùng phong tỏa. Người cao tuổi, có bệnh nền hoặc phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, được cách ly tại nhà và có người chăm sóc cùng.

Ngày 25/1: Có 15.743 ca COVID-19; Hà Nội vẫn nhiều nhất, Đà Nẵng thứ 2; Số tử vong tiếp tục giảmNgày 25/1: Có 15.743 ca COVID-19; Hà Nội vẫn nhiều nhất, Đà Nẵng thứ 2; Số tử vong tiếp tục giảm

SKĐS - Bản tin dịch COVID-19 ngày 25/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.743 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất với gần 3.000 ca, Đà Nẵng thứ 2 với gần 1.000 ca; Trong ngày có 126 ca tử vong, giảm gần 40 ca so với hôm qua

Thanh Hóa vẫn cách ly người về quê ăn Tết ở vùng cấp độ 3,4

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 3.

Trước đó, người dân ở huyện Thiệu Hóa về quê ăn Tết không những bị cách ly mà chính quyền địa phương còn khóa trái cửa cổng

Ngày 22/1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

Trao đổi với P.V VietNamNet, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm hiện tại (ngày 25/1) Thanh Hóa vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo kế hoạch 289 của UBND tỉnh.

Theo đó, người từ vùng dịch cấp độ 1, 2 về không phải cách ly y tế.

Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 và người tiếp xúc gần với đối tượng F1 (F2), những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19) tự cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19 (thẻ vàng trên sổ sức khỏe điện tử), tự cách ly tại nhà 7 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu kể từ ngày về địa phương.

Những người chưa tiêm vaccine và các đối tượng F2, cách ly tại nhà 14 ngày (trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc cách ly, thực hiện theo dõi sức khỏe); thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F2).

Đối với các trường hợp trên, cơ quan y tế địa phương ưu tiên chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 để sàng lọc đối tượng nguy cơ. Đối với các trường hợp theo quy định cách ly tại nhà nhưng không đảm bảo quy định cách ly hoặc được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4, người tiếp xúc gần F1 đã tiêm đủ liều vắc xin (thẻ xanh trên sổ sức khỏe điện tử), liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện) thực hiện cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 7 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Những người tiêm chưa đủ vaccine (thẻ vàng trên sổ sức khỏe điện tử), thực hiện cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 7 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất kể từ ngày về địa phương và tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày tiếp theo.

Những người chưa tiêm vaccine và là đối tượng F1, thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 14 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em), thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng; thời gian áp dụng các biện pháp cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe trương ứng với các nhóm đối tượng thuộc diện cách ly nêu trên.

Hưng Yên lập chốt, xét nghiệm Covid-19 tất cả người dân về quê ăn Tết

UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành văn bản yêu cầu người dân về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Văn bản này nêu rõ: Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã duy trì hoạt động hiệu quả chốt kiểm soát phòng chống dịch tại các khu dân cư, rà soát người từ tỉnh ngoài về địa phương phải có kết quả xét nghiệm âm tính.

Kết quả này phải được thực hiện tại các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn: UBND xã, các cơ sở y tế, phòng xét nghiệm tư nhân được cấp phép của Sở Y tế Hưng Yên. Kinh phí xét nghiệm do người dân tự chi trả.

Địa phương huy động các đoàn viên thanh niên, các tổ chức hội, đoàn thể tham gia vào công tác kiểm soát dịch tại các chốt, khu dân cư.

Tỉnh cũng yêu cầu tổ Covid cộng đồng tại các cơ sở thôn, xóm, tổ dân phố hoạt động chặt chẽ. Cụ thể, mỗi tổ phải kiểm soát từ 40 đến 60 gia đình trên địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà nắm chắc tình hình di biến động dân cư.

Đặc biệt, Hưng Yên yêu cầu người đi làm ăn, buôn bán từ tỉnh ngoài về và người từ tỉnh ngoài vào Hưng Yên chúc Tết, chơi Tết phải được xét nghiệm COVID-19. Người có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

Quy định xét nghiệm này được ban hành cho tất cả các trường hợp vào địa bàn tỉnh Hưng Yên, không xem xét vùng hay mức độ dịch.

Người dân địa phương Thanh Hóa không còn ở lán cách ly, về nhà theo dõi sức khỏe

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê đón Tết'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 2.

Khu vực lều lán ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) không còn người ở lại cách ly, mà người dân đã trở về nhà riêng theo dõi sức khỏe tại nhà

Trưa 25/1, ông Lê Văn Tuấn - chủ tịch UBND xã Thanh Phong, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) - xác nhận sáng cùng ngày, hơn 20 người không còn ở lều lán để cách ly y tế nữa, mà trở về nhà riêng tự theo dõi sức khỏe phòng chống dịch COVID-19.

Theo ông Lê Văn Tuấn, sau khi Tuổi Trẻ Online tối 24/1 phản ánh việc địa phương dựng lều lán bằng tre, luồng phục vụ người đi làm ăn xa về quê cách ly y tế, lãnh đạo UBND huyện Như Xuân đã có ý kiến chỉ đạo kịp thời, yêu cầu chính quyền địa phương cho người cách ly ở lều lán trở về nhà theo dõi sức khỏe.

Số cán bộ phục vụ tại khu vực lều lán cũng đã thôi làm nhiệm vụ ở đây, trở lại công việc bình thường tại UBND xã, thôn. Số lều lán được dựng bằng tre luồng, nứa, bạt từ đầu tháng 1-2022 sẽ được chính quyền xã tháo dỡ trong những ngày tới để trả lại mặt bằng cho nhà văn hóa ở địa phương.

"Theo dự kiến, từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ có nhiều người dân đi học tập, làm ăn xa trở về địa phương đón Tết cùng gia đình. Chính quyền xã Thanh Phong khuyến cáo người dân khi về quê đến ngay trạm y tế xã khai báo y tế, để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.

Người dân nào có nhu cầu test nhanh COVID-19 thì cán bộ trạm y tế sẽ phục vụ miễn phí. Kinh phí test nhanh người dân không phải chi trả" - ông Lê Văn Tuấn cho biết thêm.

Dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê đón Tết'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 3.

Anh Gia Huy (áo đen) chạy xe ôm công nghệ, do dịch bệnh bị ảnh hưởng nên anh nhận chăm sóc các F0 - Ảnh: NVCC

Đăng tải trên nhóm tìm người chăm sóc F0 tại nhà trên mạng xã hội, anh T.T. cho biết gia đình cần tìm người chăm sóc F0, bà bị gãy chân không tự ăn uống, đi lại được. "Bệnh viện yêu cầu người chăm bệnh là F0 hoặc F0 đã khỏi bệnh. Gia đình chưa có ai F0 nên mong muốn tìm người chăm sóc cho bà, mức lương thỏa thuận", anh T. chia sẻ.

Cũng như anh T., chị N.T.T. đăng tin tìm người chăm sóc cho người bà đã điều trị COVID-19 tại bệnh viện và được cho về nhà tiếp tục điều trị cách ly theo dõi.

"Gia đình chưa ai là F0 nên không chăm sóc được bà. Bà vẫn đi lại được, cần người chăm ăn uống, tập luyện. Vì điều kiện kinh tế của gia đình hơi khó khăn nên chi phí hơi eo hẹp. Tôi rất mong tìm được người chăm sóc cho bà tại nhà, chi phí thỏa thuận", chị T. viết.

Chị Hoàng Mai (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trước đây làm công việc tự do, từ khi Hà Nội bùng phát dịch, ca F0 tăng cao, chị bắt đầu nhận chăm sóc cho bệnh nhân F0.

Theo chị Mai, người có nhu cầu 'chăm hộ' này khá nhiều, chủ yếu là chăm ở viện, cũng có người cần chăm F0 tại nhà. Điều kiện thường là phải test COVID-19 âm tính, trang phục bảo hộ. "Thông thường gia đình sẽ tự đưa ra chi phí, với bệnh nhân bình thường khoảng 2 triệu đồng/ngày, trong đó chi phí ăn uống mình tự chịu. Trong dịp Tết thì sẽ tăng hơn", chị Mai nói.

Chị Mai cũng thừa nhận chăm sóc cho F0 chắc chắn sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Thế nhưng dịch bệnh, tìm công việc cũng khó khăn, hơn nữa chị đã tiêm vắc xin, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, làm việc cũng hết sức cẩn thận nên đến giờ vẫn an toàn.

Vừa nhận chăm sóc cho F0 nặng, thở oxy tại bệnh viện do gia đình không vào chăm sóc được, chị Lan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ F0 cần được chăm sóc chủ yếu là những người cao tuổi, đi lại khó khăn nên đòi hỏi người chăm phải có sức khỏe tốt.

Chạy xe ôm công nghệ tại Hà Nội, do dịch bệnh nên công việc của anh Gia Huy (26 tuổi) bị ảnh hưởng. Thấy trên mạng xã hội tìm người chăm sóc F0, anh nhận việc để kiếm thêm thu nhập. Đến nay anh đã chăm sóc cho 4 F0 điều trị tại nhà với chi phí dao động từ 1-1,5 triệu đồng/ngày tùy thuộc vào từng thể trạng của người bệnh.

"Tôi đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh, tiêm đủ hai mũi. Ban đầu làm công việc này tôi thấy khá khó khăn bởi trước đây chưa làm bao giờ. Với những bệnh nhân không đi lại được, tôi phải vệ sinh cho người bệnh, lau dọn đại tiện, tiểu tiện… Với những người bệnh có thể đi lại được thì đỡ vất vả hơn.

Chủ yếu mình chăm sóc sinh hoạt hằng ngày, còn chuyên môn sức khỏe thì nhờ bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp bệnh nhân có chuyển biến sức khỏe thì liên hệ với bác sĩ để cấp cứu kịp thời. Có người điều trị 1-2 tuần là khỏi, có người cũng không qua được", anh Huy cho hay.

Yên Bái cho mở lại dịch vụ karaoke dịp Tết Nguyên đán

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 6.

Tỉnh Yên Bái cho phép tiếp tục hoạt động trở lại đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh những ngày giáp Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa).

Sát Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tỉnh Yên Bái cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo một số yêu cầu phòng dịch.

Theo đó, để tiếp tục thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, ngày 25/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố về việc cho phép tiếp tục hoạt động trở lại đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, tỉnh Yên Bái cho phép hoạt động trở lại đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh từ 8h00 ngày 26/1/2022.

Yên Bái yêu cầu, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh khi hoạt động, phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định, chỉ được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 8h00 đến 23h59 cùng ngày. Các cơ sở thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng sử dụng dịch vụ trong một phòng, nhân viên phục vụ phải luôn đeo khẩu trang và được tiêm ít nhất đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19.

Ngoài ra, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ phải quản lý và rà soát hàng ngày số lượng, thông tin cơ bản của khách hàng khai báo y tế, bắt buộc khách hàng phải quét mã QR; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên định kỳ tối thiểu một lần/tuần cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao (người quản lý, nhân viên phục vụ hoặc các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người vận chuyển hàng hóa...).

Yên Bái cũng yêu cầu các chủ cơ sở quán karaoke hàng ngày phải thực hiện vệ sinh, khử khuẩn phòng hát và các trang thiết bị trong phòng.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Yên Bái cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn quản lý thực hiện đúng các quy định nêu trên; cương quyết đóng cửa đối với các cơ sở vi phạm không đảm bảo quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

63 tỉnh, thành xây dựng kế hoạch dạy học trực tiếp trước 14/2

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 7.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng


Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tổ chức dạy học trực tiếp.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình dịch tại địa phương (tính đến địa bàn cấp xã/phường) khẩn trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.

Cùng đó, chỉ đạo Sở GD-ĐT, Sở Y tế, các ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục về phương án, kịch bản phù hợp xử lý tình huống xảy ra dịch trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp tại trường học; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, phụ huynh để tạo sự đồng thuận cho trẻ mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn.

Chỉ đạo các địa phương (cấp huyện, cấp xã) hỗ trợ nhà trường, gia đình học sinh để có phương án dạy và học phù hợp đối với từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể (học sinh bị bệnh nền, hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ,...).

Ninh Bình: Người dân khi đến viện phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê đón Tết'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 4.

Ngành y tế tỉnh Ninh Bình đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine mũi 3 liều bổ sung và nhắc lại cho các đối tượng nguy cơ cao, người bệnh mạn tính và công nhân lao động. Ảnh minh họa

Theo số liệu báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, ngày 24/1, tỉnh Ninh Bình ghi nhận thêm 135 ca bệnh mới, trong đó có 74 ca mắc tại cộng đồng. Trong ngày, số ca mắc COVID-19 tử vong là 3, cộng dồn đến nay có 12 ca tử vong.

Toàn tỉnh Ninh Bình hiện có 37 ổ dịch với 1.363 ca bệnh được ghi nhận. Trong đó, nhiều ổ dịch tại doanh nghiệp đã ghi nhận hơn chục ngày nay nhưng vẫn tiếp tục lây lan lên hàng trăm ca bệnh.

Thành phố Ninh Bình hiện là địa phương có số ổ dịch đang hoạt động nhiều nhất tỉnh, có 13 ổ dịch với trên 500 ca bệnh; tiếp đến là huyện Gia Viễn với 8 ổ dịch, với gần 300 ca bệnh...

Nhiều bệnh nhân hậu COVID-19 phải vào viện vì chủ quan: Coi chừng mất Tết

Tin sáng 26/1: 'Người dân ở 4 cấp độ dịch đều không phải cách ly khi về quê đón Tết'; dịch vụ chăm sóc F0 xuyên Tết giá hơn 2 triệu đồng/ngày - Ảnh 5.

Bệnh nhân hậu COVID-19 được nhân viên y tế kiểm tra chức năng hô hấp (Ảnh: BVCC).

Ngày 25/1, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức (TPHCM) cho biết, chỉ trong ít ngày đưa vào hoạt động phòng khám hậu COVID-19 , nơi này đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám. Trong đó, nhiều trường hợp cho biết đã không tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa dịch, vì nghĩ mình đã nhiễm bệnh rồi là xong.

Như trường hợp của anh L.V.Đ. (25 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương). Theo lời kể của nam thanh niên, anh Đ. mắc COVID-19 vào đầu tháng 7/2021, điều trị khoảng 30 ngày thì khỏi bệnh hẳn. Lúc khỏi bệnh vì không thấy triệu chứng gì và nghe lời bạn bè nói "nhiễm rồi là bất tử", sẽ có kháng thể cao nên anh chủ quan không còn tuân thủ kỹ 5K. Sau thời gian TPHCM bình thường mới, anh vô tư tiếp xúc với đám đông.

Đến thời gian gần đây, anh thấy thể trạng yếu đi hẳn, rụng tóc nhiều và tinh thần uể oải, không có nhiều năng lượng, khiến sinh hoạt hằng ngày cũng bị ảnh hưởng. "Lúc đầu mới hết bệnh tôi thấy đã khỏe dần. Nhưng giờ đã sắp qua thời gian 6 tháng kể từ lúc khỏi COVID-19 rồi, tôi cứ thấy mình có triệu chứng cảm giống lúc nhiễm bệnh, nên lo lắng quá" - anh Đ. nói.

Người về tỉnh Đắk Lắk phải cách ly tại nhà: Ngành y tế địa phương nói gì?

Đó là trường hợp của anh Trần Quang L. (SN 1989, trú xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk). Anh L. bị yêu cầu cách ly y tế tại nhà 7 ngày sau khi về từ Đồng Nai. Anh L. cho biết từng là F0 nhưng đã điều trị xong và đã tiêm 3 mũi vắc xin phòng COVID-19.

"Khi trở về địa phương, tôi có đi khai báo y tế. Ngày 22/1 vừa qua, Trung tâm Y tế xã yêu cầu tôi ký cam kết cách ly 7 ngày tại nhà do đi từ vùng dịch trở về. Trong khi tôi thấy, Bộ Y tế có công văn, yêu cầu các địa phương không cách ly người dân về quê ăn Tết ", anh L. nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trần Thị Mỹ Luyến - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Ea Blang, cho biết, việc làm trên là thực hiện công văn chỉ đạo của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk). "Ở Đồng Nai, TPHCM hay ngoại tỉnh về đều phải cách ly tại nhà. Những người ngoại tỉnh, hoặc các F1 đều phải cách ly y tế tại nhà 7 ngày; những trường hợp F0 phải đưa đi cách ly tập trung. Việc này chúng tôi làm theo kế hoạch của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ", bà Luyến cho hay.

Mời độc giả theo dõi video trên giadinh.net.vn

Cơ thể nhất định không thể thiếu 3 loại vitamin này

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.

Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong

Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương

Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương

Thời sự - 12 giờ trước

Xe khách do tài xế tỉnh Phú Yên điều khiển trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận) tông vào xe bồn khiến 12 người thương vong.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.

Top