Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

Thứ bảy, 07:00 05/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm; Nhiều gia đình ở Hà Nội có các thành viên cùng mắc COVID-19, phải cách ly điều trị ở nhà. Người dân băn khoăn không biết liệu những người có kết quả âm tính trước có phải cách ly với các F0 còn lại?

Tin sáng 4/3: 'Siêu F1' cách ly cả tháng, công ty 'vườn không nhà trống'; TP.HCM có thể dừng karaoke, bar, vũ trường ở nhiều nơi Tin sáng 4/3: "Siêu F1" cách ly cả tháng, công ty "vườn không nhà trống"; TP.HCM có thể dừng karaoke, bar, vũ trường ở nhiều nơi

GiadinhNet - Nữ nhân viên văn phòng là F1 phải cách ly cả tháng trời vì các thành viên trong gia đình lần lượt mắc COVID-19; Lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương căn cứ theo đúng quyết định 3900 để siết lại các hoạt động.

Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 2.

Bộ Y tế đã khuyến nghị 2-3 ngày mới nên xét nghiệm một lần bởi cần phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, kết quả cũng không chính xác dù có thể virus đã xâm nhập vào đường hô hấp.

Cụ thể, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.

Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm cũng không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Nhiều người cho rằng sau thời gian mang bệnh mà test nhanh âm tính tức là khỏi bệnh. Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác. Bởi test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi "độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi" hay còn gọi là SpO2 đủ 10 ngày.

Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 3.

Biển cách ly tại một gia đình ở quận Hoàng Mai, Hà Nội

Gia đình chị Lê Ngọc (Quốc Oai, Hà Nội) có 5 thành viên mắc COVID-19. Các F0 ở gia đình chị gồm 2 vợ chồng, 2 con trai và người mẹ chồng. Ban đầu, chồng chị mắc COVID-19, 4 thành viên còn lại đều âm tính nhưng sau đó, 4 người còn lại cũng lần lượt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Điều chị Ngọc băn khoăn là hiện tại chị có kết quả âm tính trước, trong khi 4 người còn lại vẫn đang dương tính. Như vậy, liệu chị có phải cách ly với các F0 còn lại?

Về vấn đề này, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết, hiện tại, tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội căng thẳng, xuất hiện tình trạng 1 người nhiễm và lây cho cả nhà. Ngoài ra, khi nhiều người trong gia đình nhiễm sẽ xảy ra trường hợp người âm tính trước, người âm tính sau.

Theo TS Bùi Lê Minh, với trường hợp người đã có kết quả xét nghiệm âm tính không cần phải cách ly với các F0 còn lại bởi lúc này cơ thể của F0 đã âm tính vẫn còn kháng thể giúp họ bảo vệ bản thân. Tình trạng tái nhiễm thường chỉ xuất hiện sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh.

"Người bệnh có kết quả âm tính nên an tâm, không phải quá lo lắng về vấn đề cách ly. Nếu sức khỏe đảm bảo có thể hỗ trợ, chăm sóc các F0 còn lại bởi khả năng chăm sóc nhau vô cùng quan trọng trong bối cảnh nhiều gia đình đang cách ly, điều trị tại nhà", TS Minh nói.

TS Bùi Lê Minh cũng phân tích thêm, sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh, người bệnh có khả năng tái nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian.

Thứ hai, chúng ta tái nhiễm COVID-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng, chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta, lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron.

Cũng theo TS. Minh, còn trường hợp đã nhiễm Omicron, rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng. Do hệ miễn dịch đã học được cách tấn công lại virus. Việc tái nhiễm 2 biến chủng khác nhau có thể xảy ra nhưng thời gian tái nhiễm thường từ 1 tháng trở lên vì vậy khi F0 vừa âm tính không phải cách ly với các F0 còn lại.

Tương tự, BS Nguyễn Hoàng Hiệp, Bệnh viện Quân y 103, cũng cho rằng, trong gia đình có nhiều F0 người có kết quả âm tính trước không phải cách ly với những người còn lại. BS Hiệp lý giải, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể bệnh nhân có kháng thể chống lại virus. Vì vậy người này có thể yên tâm để sinh hoạt, không lo về khả năng lây nhiễm trở lại từ những người vẫn dương tính.

Cũng theo BS Hiệp, trường hợp tái nhiễm có thể xảy ra nhưng thường tái nhiễm ở chủng khác. Ví dụ bạn mắc Delta, lần tái nhiễm bạn có thể mắc chủng Omicron. Thứ 2, việc tái nhiễm phải xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định khi kháng thể trong cơ thể F0 vừa khỏi bệnh bị giảm đi.

"Hiện chưa có nghiên cứu chính xác về khoảng thời gian kháng thể bị giảm đi nhưng khoảng từ 1- 3 tháng, kháng thể sẽ không có tác dụng bảo vệ nữa, yếu đi. Điều này cũng giống như chúng ta tiêm vắc xin theo thời gian kháng thể cũng sẽ giảm dần", BS Hiệp nói thêm.

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, cũng cho rằng, việc tái nhiễm COVID-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau.

Dù vậy, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng vì khi tái nhiễm dù là biến thể mới nhưng đa phần sẽ nhẹ hơn so với mắc lần đầu, nhất là người đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19.

Về trường hợp nhà có nhiều người F0 nhưng vẫn có người âm tính, được cách ly phòng riêng. Khi người F0 âm tính trước, có nên tách ra ở cùng F1 hay vẫn cách ly cùng với F0 như trước, TS Bùi Lê Minh cho rằng, theo quy định của Bộ Y tế, F0 có kết quả âm tính sau 7 ngày có khả năng tái hòa nhập cộng đồng.

"Với các gia đình nhiều thành viên là F0, người âm tính trước có thể ra ở cùng F1. Theo nguyên tắc, khoảng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng, khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ kém đi, trừ trường hợp mắc COVID-19 nặng.

Tuy vậy để đảm bảo an toàn, người cùng một nhà vẫn nên thực hiện các khuyến cáo phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên…", TS Minh cho biết.

Không thể truy vết ca F0, quy định khai báo y tế còn phù hợp?

Anh Văn Lâm trú tại phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dương tính với COVID-19 từ ngày 20/2. Ngay sau đó, anh Lâm đã khai báo với y tế phường để được hướng dẫn điều trị tại nhà và xin giấy xác nhận F0. Tuy nhiên, đến nay anh vẫn chưa nhận được bất cứ giấy tờ gì.

"Biết mình bị bệnh, tôi đã nhiều lần liên hệ với phường mong muốn nghe chỉ dẫn của những người có chuyên môn, cùng với đó là xin giấy xác nhận F0 để hưởng phúc lợi. Tuy nhiên đến nay, dù đã khỏi bệnh sau gần 2 tuần điều trị tại nhà tôi vẫn chưa nhận được lời tư vấn hay giấy xác nhận từ phía địa phương.

F0 như tôi còn chưa được tiếp nhận từ chính quyền địa phương, các F1 khác càng không được gọi tên. Theo tôi, việc khai báo y tế không còn nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải. Người dân chỉ cần tự giác cách ly và điều trị tại nhà là đủ" - anh Lâm chia sẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Không có chuyện trẻ đang khỏe 'lăn đùng' ra vì MIS-CBác sĩ Trương Hữu Khanh: Không có chuyện trẻ đang khỏe "lăn đùng" ra vì MIS-C

MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống sau mắc Covid-19 ở trẻ em) diễn tiến từ từ với các triệu chứng dễ phát hiện, là một vấn đề hiếm gặp ngay cả với chủng Delta, còn với Omicron thì hầu như không thấy.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Dùng Molnupiravir không thể ngó lơ 3 điều "sống còn"

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 5.

Thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 bán theo chỉ định của bác sĩ tại nhà thuốc FPT Long Châu trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, TP HCM (ảnh minh họa). Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thứ nhất, suy nghĩ người trẻ khỏe mới "chịu nổi" thuốc kháng virus, còn người có tuổi, có bệnh nền dùng thì lại lo, là không đúng.

Ngược lại, người cao tuổi, người có bệnh nền, người có vấn đề gì đó mà chưa tiêm đủ vắc-xin tức những người có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19 mới là những người cần đến thuốc kháng virus như Molnupiravir.

Còn người trẻ tuổi, khỏe mạnh, tiêm ngừa đủ rồi thì mới là không cần thiết. Uống cũng không sao, nhưng có khi phí thuốc vì trẻ, khỏe và vaccine đã đủ để nếu có mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ. Cũng không nên nghĩ là uống rồi sẽ ít virus, bớt lây cho người khác. Với những biến thể mà tải lượng virus cao như Omicron, giảm mấy cũng vẫn đủ lây, quan trọng là tự cách ly.

Riêng thai phụ, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi tuyệt đối không dùng Molnupiravir.

Thứ hai, đã uống thì phải đúng ngày, đủ ngày. Molnupiravir thì phải uống đủ 5 ngày, không được uống nửa chừng rồi bỏ ngang, vì như vậy sẽ gây lờn thuốc. Theo tôi thấy thì 3 liều đầu (1,5 ngày đầu) uống vào có "hành" chút chút rồi mới quen. Và cũng uống đủ 5 ngày thôi, không hơn.

F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!F0 sau bao lâu có thể bị tái nhiễm? biết điều này tuyệt đối không được chủ quan!

GiadinhNet - Trong thực tế có không ít trường hợp mắc COVID-19 điều trị khỏi, trong vòng hơn 1 tháng lại tiếp tục bị tái nhiễm lần 2.

F0 tăng, TP.HCM khuyến cáo không tụ tập đông người

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 7.

F0 tăng, TP.HCM khuyến cáo người dân hạn chế tụ tập đông người

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký ban hành văn bản khẩn về tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Theo UBND TP.HCM, tình hình dịch trên địa bàn TP đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt chủng Omicron chiếm ưu thế. Dự báo trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh và trường học...

Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại cộng đồng, trong khu công nghiệp, trường học theo các quy trình xử lý F0 của Sở Y tế và Sở Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn.

Cùng với đó, phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 "thần tốc hơn nữa"; đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cho các đối tượng từ 12 đến 17 tuổi; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi khi Bộ Y tế có hướng dẫn…

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" với các biện pháp như: truyền thông, tư vấn về phòng chống dịch; tiêm chủng vaccine; xét nghiệm tầm soát; chăm sóc và điều trị F0 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi sống chung với người cùng gia đình bị F0; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, có phương án huy động, bổ sung nhân lực y tế, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong trường học và cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe… trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng chống dịch.

Giao việc cho Sở Y tế, UBND TP.HCM yêu cầu phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến.

Cung ứng và đảm bảo đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị phòng hộ… đặc biệt là oxy y tế tại các cơ sở điều trị.

Tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; kết nối, hội chuẩn, theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị; không để xảy ra tình trạng người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.

Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, nhất là tại bệnh viện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND TP.HCM yêu cầu cơ quan này phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông nâng cao cảnh giác, chủ động phòng chống dịch của người dân, tự theo dõi sức khỏe và thực hiện nghiêm 5K; không tụ tập, không đến nơi đông người khi không cần thiết…

Tuyên truyền người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, không vì đã tiêm vaccine mà lơ là, chủ quan với dịch bệnh; yêu cầu các cơ quan, trường học, người dân thực hiện thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi ngờ về sức khỏe thì báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ, chăm sóc.

Trạm y tế, công sở ở Hà Nội chật vật xoay xở khi có nhiều cán bộ F0

Tin sáng 5/3: Những sai lầm khi sử dụng test nhanh COVID-19; nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly? - Ảnh 4.

Dù là F0, nhưng các nhân viên tại trạm y tế phường Ô Chợ Dừa vẫn đến làm việc bình thường. Ảnh: NVCC

Thời gian gần đây, số F0 tại Hà Nội tăng rất nhanh. Trong khi đó, nhiều cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ cơ quan hành chính cũng mắc COVID-19, ảnh hưởng rất lớn đến công việc hàng ngày.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định nhân viên y tế mắc COVID-19 vẫn phải làm việc ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh.

Theo ông, nếu không có lực lượng thay thế sẽ rất khó chống đỡ. Nhân viên y tế phải làm việc liên tục trong nhiều giờ, sinh hoạt thất thường, không có người thay thế để ngủ nghỉ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc điều trị. Nhất là trong bối cảnh số ca nhiễm đang tăng lên rất nhanh trong thời gian ngắn, người bệnh không được tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc y tế kịp thời có thể chuyển nặng và tử vong.

Ông Phu cho rằng, các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế cần được ưu tiên chú trọng. Một là những người này phải tự phòng bệnh, ví dụ hạn chế việc tiếp xúc đông người, thực hiện tốt 5K...

Hai là ngành y tế cần chú ý tăng cường các biện pháp phòng bệnh, như đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo hộ cho nhân viên. Ngoài ra, nếu các địa phương thiếu hụt lực lượng này, cần thông báo kịp thời với cấp trên để có sự tăng cường, điều động kịp thời vì đây là nhân lực chủ chốt đảm bảo điều trị cho F0 tại nhà.

Để F0 nhanh khỏi bệnh nhất định không được bỏ qua 5 món ăn này

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 10 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 21 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.

Top