Tin sáng 8/1: Trẻ em đi máy bay từ TP HCM có phải xét nghiệm COVID-19? Những tỉnh nào áp dụng "cơ chế thoáng" đón người dân về quê ăn Tết?
GiadinhNet - Nhiều gia đình có con nhỏ ở TP HCM băn khoăn liệu có phải xét nghiệm nhanh COVID-19 khi đi máy bay về quê? Nhiều tỉnh miền Trung và miền Tây không hạn chế đi lại đối với tất cả người dân, người lao động ở các tỉnh, thành trong cả nước về quê đón Tết.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội
Ngày 7/1, Hà Nội phát hiện 2.725 ca mắc COVID-19
Ngày 7/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 2.725 ca bệnh Covid-19, trong đó, 655 ca cộng đồng, 2.070 ca bệnh đã được cách ly.
Như vậy, đây là ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.700 ca mắc COVID-19 và là ngày thứ 6 ghi nhận trên 2.000 ca mắc.
So với ngày hôm qua, số ca mắc cộng đồng được phát hiện có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, hơn 600 ca.
Còn theo Bộ Y tế, hôm 7/1, Hà Nội tiếp tục đứng đầu cả nước về số ca mắc COVID-19 được phát hiện mới.
Hà Nội chỉ còn 8 quận huyện "vùng cam" dù F0 liên tục "lập đỉnh"

Dù liên tục ghi nhận số ca F0 cao nhất cả nước nhưng ở thời điểm hiện tại, Hà Nội chỉ ghi nhận 8 quận, huyện có dịch ở cấp độ 3, giảm 2 địa phương so với một tuần trước đó (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Tối 7/1, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, dịch bệnh ở quy mô cấp thành phố của Hà Nội vẫn ở cấp độ 2. Tuy nhiên, tính theo quy mô cấp quận, huyện, thị xã thì thành phố chỉ ghi nhận 8 địa phương có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam); 20 địa phương ở cấp độ 2 (tức vùng vàng) và 2 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh).
Cụ thể, 8 địa phương "vùng cam" gồm 7 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Gia Lâm.
Như vậy, so với thông báo vào tuần trước, dịch ở quận Cầu Giấy đã chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3. Riêng cấp độ dịch ở quận Hai Bà Trưng, Tây Hồ và huyện Thanh Trì chuyển từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2.
Ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn, Hà Nội đang có 114 địa phương ở cấp độ 1; 332 địa phương ở cấp độ 2 và 133 địa phương ở cấp độ 3.
Hà Nội: Quận Tây Hồ nới lỏng nhiều hoạt động, quán được bán ăn uống tại chỗ

Kể từ 12h trưa 8/1, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 5 phường có dịch ở cấp độ 2 trên địa bàn quận Tây Hồ sẽ được phép phục vụ tại chỗ (Ảnh minh họa).
Tối 7/1, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết đã ban hành văn bản điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng dịch ở cấp độ 2 (tức màu vàng).
Theo đó, tương xứng với dịch ở cấp độ 2 thì toàn bộ các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Tây Hồ (trừ 3 phường: Bưởi, Xuân La, Yên Phụ) sẽ được phép bán hàng tại chỗ, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Đồng thời, các hoạt động dịch vụ không thiết yếu khác cũng sẽ được quận này cho phép hoạt động trở lại bình thường nhưng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
"Quyết định điều chỉnh các biện pháp tương xứng với dịch ở cấp độ 2 sẽ có hiệu lực kể từ 12h trưa 8/1" - ông Khuyến thông tin thêm.
Theo thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn được quận Tây Hồ phát đi, hiện phường còn 3 phường: Bưởi, Xuân La, Yên Phụ có dịch ở cấp độ 3 (tức màu cam); 5 phường có dịch ở cấp độ 2, gồm: Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê và Tứ Liên.
Hà Nội: Quận Cầu Giấy "đổi màu", sẽ dừng bán hàng ăn uống tại chỗ

Quận Cầu Giấy sắp điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng với mức độ dịch ở cấp độ 3, trong đó yêu cầu hàng quán dừng phục vụ tại chỗ (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Chiều 7/1, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, chiếu theo các quy định của Nghị quyết 128 của Chính phủ, quận hiện có 7/8 phường ở cấp độ 3 - nguy cơ cao (màu cam) về dịch COVID-19. Quận Cầu Giấy chuyển từ cấp độ 2 - nguy cơ trung bình - màu vàng sang cấp độ 3 - nguy cơ cao - màu cam.
Theo bà Dung, quận thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 128, sẽ điều chỉnh các hoạt động không thiết yếu trên địa bàn quận để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, quận sẽ yêu cầu các hàng quán ăn uống chuyển sang chỉ được bán mang về, dừng các hoạt động tập trung đông người...
TP.HCM rút ngắn thời gian cách ly F0 tại nhà còn 10 ngày

Ảnh minh họa.
Theo hướng dẫn, F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi đã đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Làm xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Các đơn vị lập danh sách xác nhận F0 khỏi bệnh và giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Đồng thời cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động theo hướng dẫn của Sở Y tế tại công văn số 9000 ngày 2/12/2021.
Trẻ em đi máy bay từ TP HCM có phải xét nghiệm COVID-19?
Theo quy định mới của Bộ Giao thông vận tải, hành khách bay từ TP HCM không cần giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh âm tính trong 72 giờ khi đáp ứng một trong 3 điều kiện: Người đã có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Người có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay. Người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Như vậy, các trường hợp yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay, chỉ còn trường hợp hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Đại diện các hãng hàng không cho biết trẻ em dưới 12 tuổi (bao gồm cả trẻ sơ sinh) cũng là hành khách sẽ áp dụng các quy định như trên. Theo đó, nếu trẻ em là từng là F0 đã khỏi bệnh không quá 6 tháng hoặc trẻ em được tiêm vaccine ở nước ngoài trở về thì sẽ không cần xét nghiệm nhanh. Các trường hợp còn lại, trẻ em vẫn phải xét nghiệm nhanh như quy định và có giấy âm tính với SARS-CoV-2 có giá trị trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.
Nhiều tỉnh không hạn chế đi lại với người về quê ăn Tết

Nhiều tỉnh miền Trung áp dụng "cơ chế thoáng" đón người dân về quê ăn Tết. Ảnh: M.Hoàng.
Ngày 7/1, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết khác với trước, thời gian tới địa phương không có quy định xét nghiệm RT-PCR đối với người dân, người lao động về quê ăn Tết.
"Chúng tôi sẽ họp Ban Chỉ huy phòng, chống dịch để điều chỉnh, miễn quy định xét nghiệm RT-PCR đối với người dân đến/về quê đón Tết và điều chỉnh quy định cách ly theo hướng thông thoáng hơn. Hiện nay, bà con đã rất ý thức trong việc phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình. Chúng tôi khuyến cáo bà con về quê đón Tết phải tự giữ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó phải thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế", ông nói.
Ông khẳng định ngày 10/1 tới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19, sẽ chỉ đạo thay đổi biện pháp giám sát y tế, không cách ly y tế 7 ngày như trước.
Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết thêm hiện địa phương vẫn áp dụng phòng, chống dịch đối với người đến/về từ các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… và vùng cam, vùng đỏ (ngoài các tỉnh nêu trên) chưa tiêm đủ liều vaccine phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú bảy ngày và tự theo dõi sức khỏe bảy ngày tiếp theo.
Những người đã tiêm đủ liều vaccine tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú bảy ngày. Tất cả trường hợp trên buộc phải xét nghiệm RT-PCR vào ngày đầu tiên khi đến Quảng Ngãi.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi cũng áp dụng biện pháp cách ly F1 và cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà tùy vào điều kiện của từng gia đình.
Trong khi đó, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho hay địa phương không có quy định cách ly hay hạn chế đi lại đối với người đến tỉnh này. Ngành y tế chỉ yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc 5K để phòng dịch.
Tương tự, UBND tỉnh Phú Yên cũng cho hay tất cả người dân đến tỉnh này đều được đi lại, sinh hoạt bình thường, không có sự phân biệt hay hạn chế và tuân thủ 5K để phòng dịch.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên - Huế, cho biết hiện nay, người dân về quê ăn tết sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. "Chỉ có trường hợp vùng đỏ là còn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi tại nhà, nơi lưu trú", ông Phương nói.
Cụ thể, tại đây, người về từ các địa phương vùng xanh sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà tối thiểu bảy ngày. Người về từ các địa phương vùng vàng (cấp độ 2) sẽ thực hiện giám sát y tế tại nhà bảy ngày (nếu chưa tiêm vaccine) hoặc tự theo dõi sức khỏe tại nhà (đã tiêm đủ vaccine hoặc công bố khỏi bệnh trong vòng sáu tháng).
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Quốc Việt cũng cho biết địa phương áp dụng thích ứng an toàn với dịch COVID-19 nên không có quy định cách ly hay theo dõi sức khỏe công dân từ nơi khác đến tỉnh hoặc về quê ăn Tết. Hiện, Cà Mau đang tập trung tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, được hơn 200.000 liều.
Các tỉnh Sóc Trăng, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang… đều áp dụng các quy định thông thoáng, thích ứng an toàn như tỉnh Cà Mau.
Việt Nam đã có 30 ca nhiễm biến chủng Omicron

Ảnh: Anh Văn/VGP
Tính đến hiện tại, nước ta đã ghi nhận tổng cộng 30 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron. Cụ thể, tại Quảng Nam 14 ca, TP.HCM 11 ca, Hà Nội 1 ca, Hải Dương 1 ca, Thanh Hóa 2 ca và Hải Phòng 1 ca.
Trước đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống biến chủng Omicron. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch trên địa bàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ.
Quảng Ngãi bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR với người về quê ăn Tết
Ngày 7/1, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, sẽ chỉ đạo các ngành chức năng địa phương bỏ yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR đối với người dân về quê đón Tết để giảm một phần chi phí cho bà con.
Theo ông Minh, tỉnh Quảng Ngãi luôn chống dịch một cách nghiêm túc. Tuy nhiên nhu cầu người dân về quê trong dịp cận Tết là rất lớn. Chính vì vậy, tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho bà con.
"Riêng lãnh đạo tỉnh không vận động bà con ở lại, vì một năm mới có cái Tết cổ truyền của dân tộc để mọi người ở phương xa về quê thắp hương cho ông, bà, tổ tiên và gặp gỡ người thân gia đình. Nên hãy để người dân thoải mái. Không siết lại làm gì, tội cho bà con", ông Minh nhấn mạnh.
Ca tử vong ở TP.HCM thấp nhất trong 167 ngày
Tại cuộc họp báo chiều 7/1, ông Phạm Đức Hải (Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM) cho biết, hiện TP đang điều trị 5.061 bệnh nhân. Trong đó có 89 trẻ em dưới 16 tuổi, 319 bệnh nhân nặng đang thở máy, 18 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 6/1, TP có 20 ca tử vong, thấp nhất trong 167 ngày kể từ ngày 16-7-2021, có 391 người nhập viện và 417 bệnh nhân xuất viện.
Hơn 300 học sinh và giáo viên ở Ninh Bình là F0

Ảnh minh họa: báo Ninh Bình
Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình hôm 7/1 thông tin trên Dân trí, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn đang diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều ổ dịch phát hiện tại các trường học, cơ sở giáo dục.
Hiện ở tỉnh đã có trên 300 học sinh, giáo viên tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh mắc COVID-19. Ông Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình nói, hiện có 42 trường học từ cấp Mầm non đến THPT tại Ninh Bình tạm dừng cho học sinh đến trường.
*Hôm qua, Ninh Bình ghi nhận 102 ca mới, trong đó có 26 ca cộng đồng. Đây cũng là ngày thứ 5 liên tiếp, trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới liên tục ở mức cao, với khoảng 100 ca bệnh/ngày. Tỉnh đang cách ly điều trị cho 814 F0.
Sơn La Bỏ quy định về quê ăn Tết trước 22 ngày

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám, chữa bệnh người đàn ông ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng và buộc xin lỗi.

Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Xã hội - 1 giờ trướcNghị định số 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng vừa được Chính phủ ban hành, trong đó nêu rõ lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng.

Thí điểm Viện kiểm sát Nhân dân khởi kiện án dân sự
Xã hội - 2 giờ trướcViện trưởng VKSND Tối cao cho biết, sẽ thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nghệ An: Thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, giải toả nút thắt tại Quốc lộ 7
Xã hội - 2 giờ trướcViệc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu vượt đường sắt Km2+415 là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7.

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc
Xã hội - 2 giờ trướcCục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa đình chỉ công tác 1 cán bộ tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc do có thái độ không đúng mực với du khách.

Hải Phòng xem xét bãi bỏ Nghị quyết hỗ trợ thêm cán bộ nghỉ hưu trước tuổi
Xã hội - 2 giờ trướcTại cuộc họp Thường trực HĐND TP Hải Phòng diễn ra hôm nay 19/5 đã xem xét bãi bỏ Nghị quyết về chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thành phố quản lý trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy...

Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Xã hội - 3 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 11 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sựGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.