Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được quyền lợi này

Thứ ba, 07:15 17/09/2024 | Đời sống

GĐXH - Đối tượng nào được nhận tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã hội dù đã ký hợp đồng lao động? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

Người lao động nào được nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội?

Theo Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc đối tượng tham gia.

Cũng theo Khoản 3 Điều này, trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được giải quyết quyền lợi như sau:

"Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp".

Theo quy định nêu trên, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp thanh toán thêm một khoản tiền tương đương với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, những người lao động sau đây sẽ được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH:

(1) Người giúp việc gia đình.

(2) Người lao động đi làm nhưng đang hưởng lương hưu hằng tháng.

(3) Người lao động đi làm nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP.

(4) Người lao động đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

(5) Người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010.

(6) Người lao động là Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Lưu ý, nếu không thuộc các trường hợp trên mà thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

- Người lao động: Bị phạt 500.000 - 01 triệu đồng (theo Khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Người sử dụng lao động: Bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo Điểm c Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được quyền lợi này- Ảnh 1.

Theo quy định người giúp việc gia đình sẽ nhận được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH. Ảnh minh họa: TL

Tất cả người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

"Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp".

Từ quy định trên, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ngoài ra, trong trường hợp trên thì người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Người lao động được nhận số tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được doanh nghiệp (người sử dụng lao động) trả thêm tiền thay cho việc đóng bảo hiểm. Số tiền người lao động được nhận tính bằng số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng.

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng bảo hiểm với các tỷ lệ nhất định (21,5% hoặc 21,3%) của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trong đó, hưu trí - tử tuất là 14%; Ốm đau - thai sản là 3%; Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là 0,5% hoặc 0,3%; Bảo hiểm thất nghiệp 1% và Bảo hiểm y tế 3%.

Với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng mức 0,3% (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP). Còn lại đều phải đóng 0,5%.

Nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc để doanh nghiệp đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được nhận tiền số tiền như sau:

Số tiền thay cho đóng BHXH = 21,5% hoặc 21,3% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Trong đó, theo Khoản 26, Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động bao gồm:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

- Các khoản phụ cấp lương bù đắp về điều kiện lao động, độ phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ.

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể và được chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực đầu tháng 7/2025, người dân nên biết4 điểm mới về bảo hiểm xã hội tự nguyện sắp có hiệu lực đầu tháng 7/2025, người dân nên biết

GĐXH - Chế độ thai sản, tỷ lệ lương hưu, chế độ hưởng một lần khi về hưu, hưởng bảo hiểm xã hội một lần là những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?

Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định có tổng mức đầu tư 361 tỷ đồng đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng và đi vào hoạt động ngay trong tháng 12/2024.

3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về

3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trong tháng 12 này, có 3 con giáp đặc biệt may mắn, có sự giúp đỡ của các quý nhân khiến cuộc sống, công việc của họ suôn sẻ, phát triển hơn.

Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận

Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 người trong lúc tăng tốc vượt qua xe ô tô di chuyển cùng chiều thì bất ngờ mất lái, tông thẳng vào cửa nhà người dân bên đường.

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy. Đó là những bệnh gì?

Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết

Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, người trồng hoa ở Quảng Trị chong đèn xuyên đêm để hoa sinh trưởng, bung nụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm cung ứng ra thị trường.

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này may mắn được Thần Tài ghé thăm khiến tài vận tăng vọt, ăn nên làm ra.

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại khu vực ngã tư La Thành - Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (TP Hà Nội) giữa xe máy và xe tải khiến 1 người chết và 1 người bị thương.

Từ năm 2025, nhóm người nào sẽ không được lái ô tô hạng B?

Từ năm 2025, nhóm người nào sẽ không được lái ô tô hạng B?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT, người điều khiển xe máy chuyên dùng, người lái xe hạng B sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe hơn về sức khỏe từ 1/1/2025. Vậy nhóm người nào sẽ không được lái ô tô hạng B khi gặp vấn đề về sức khỏe?

Top