Tỉnh dậy sau 8 ngày hôn mê, người đàn ông sốc khi biết tin bạn gái tử vong vì một món ăn khoái khẩu nhiều người Việt ưa thích
GĐXH - Món ăn cướp đi tính mạng bạn gái và khiến người đàn ông 44 tuổi này hôn mê suốt 8 ngày chính là món hàu sống vô tình bị nhiễm Vibrio Vulnificus.

Theo tờ New York Post, YouTuber Billy LeBlanc, 44 tuổi, người Mỹ chuyên làm nội dung về phong cách sống, đã đau buồn báo tin bạn gái anh, Natalie Clark, không may đã qua đời vì nhiễm Vibrio Vulnificus do ăn hàu sống.
Anh tiết lộ, sau khi ăn hàu với Natalie vào đầu tháng 7, anh lập tức cảm thấy không khỏe và phải nhập viện 12 ngày, trong đó 8 ngày anh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt do hôn mê.

Billy LeBlanc đã khỏe mạnh sau 12 ngày nhập viện nhưng bạn gái anh thì không qua khỏi. Ảnh: PNO
Billy kể rằng cả hai vô tình bị nhiễm Vibrio Vulnificus do ăn hàu. Khi tỉnh dậy sau cơn hôn mê, anh mới được biết Natalie đã qua đời sau khi hồi sức không thành công. Sự ra đi của bạn gái xấu số khiến anh đau buồn khôn xiết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Vibrio Vulnificus là loài vi khuẩn có thể gây ra căn bệnh nghiêm trọng gọi là bệnh vibriosis.
Vi khuẩn "ăn thịt" này sống trong nước biển ấm. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh nếu họ để vết thương hở tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, hoặc ăn hải sản sống, hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu.
Ăn hàu sống bị nhiễm vi khuẩn Vibrio nguy hiểm thế nào?
Những người thường xuyên tiêu thụ các loại đồ uống có cồn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gan và các bệnh nghiêm trọng do ăn hàu sống bị nhiễm vi khuẩn. Khi bạn uống 2 - 3 đồ uống có cồn mỗi ngày có thể gây bệnh gan và khiến gan bị suy giảm chức năng nhiều năm trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus mà thậm chí bạn không hề nhận ra.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, ung thư, thừa sắt hoặc bất kỳ tình trạng cần điều trị y tế nào làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao nhiễm Vibrio vulnificus khi ăn hàu sống.

Ảnh minh họa
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus do ăn hàu sống có khả năng đe doạ tính mạng đối với hầu hết mọi người. Các triệu chứng khi cơ thể nhiễm loại vi khuẩn này thường xảy ra trong vòng 24 – 48 giờ sau khi ăn hàu sống bị ô nhiễm và có thể bao gồm các triệu chứng như sốt, ớn lạnh đột ngột, buồn nôn, nôn mửa, sốc, tiêu chảy và tổn thương da.
Đối với những người mắc một số bệnh như tiểu đường, ung thư hoặc bệnh gan có thể chết vì nhiễm trùng trong vòng hai ngày. Do đó, bất kỳ ai có dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus sau khi ăn hàu sống nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh rủi ro khi ăn hàu
Để tránh rủi ro bị nhiễm vi khuẩn Vibrio khi ăn hàu sống, bạn cần chọn hàu từ những nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo hàu được lấy từ các vùng nước sạch.
Một số người cho rằng chỉ cần thêm nước chanh hoặc nước sốt nóng vào hàu sống là có thể tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên sự thật là chỉ có nhiệt mới giúp giết chết được những vi khuẩn gây hại này. Do đó, trước khi ăn hàu, bạn nên nấu chúng thật kỹ, tránh ăn hàu còn chưa chín.
Khi mua hàu, nên chọn những con có vỏ còn đóng lại và loại bỏ những con hàu đã mở vỏ Sau khi vỏ hàu mở ra, hãy luộc hàu sống thêm 3 – 5 phút nữa. Bạn nên sử dụng nồi nhỏ để luộc hoặc hấp hàu, không nên nấu quá nhiều hàu trong cùng một nồi vì những con ở giữa có thể không chín hết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.