Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tình nguyện viên tiêm Covivac được hỗ trợ 2,7 triệu cho 9 lần thăm khám sau tiêm

GiadinhNet - Các tình nguyện viên sẽ nhận được một khoản kinh phí hỗ trợ từ dự án nghiên cứu. Mỗi lần thăm khám, mỗi tình nguyện viên sẽ nhận được 300.000 đồng.

Sáng 21/1, nhóm nghiên cứu vaccine Covivac - loại vaccine phòng COVID-19 thứ 2 được sản xuất tại Việt Nam - cho biết dự kiến mũi tiêm đầu tiên sẽ tiến hành vào tháng 2/2021. Mũi tiêm thứ 2 đối với mỗi tình nguyện viên sẽ sau 28 ngày từ mũi tiêm đầu tiên.

Nghiên cứu giai đoạn 1 dự kiến tiến hành tuyển chọn 120 người, là người khỏe mạnh, tuổi từ 18 – 59, chia thành 5 nhóm, sử dụng các liều 1mcg, 3mcg, 10mcg, 1mcg có bổ sung tá chất và sử dụng giả dược.

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho hay giai đoạn 1, sẽ tiến hành tại trường Đại học Y Hà Nội, tình nguyện viên được theo dõi an toàn trong vòng 24 giờ đầu.

Trong giai đoạn 2, các đối tượng tình nguyện sẽ được thu tuyển tại các xã tham gia của huyện Vũ Thư, Thái Bình. Các hoạt động khám sàng lọc, lấy mẫu, tiêm vaccine, theo dõi an toàn sau tiêm được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Tình nguyện viên tiêm Covivac được hỗ trợ 2,7 triệu cho 9 lần thăm khám sau tiêm - Ảnh 2.

Sáng 21/1, ngoài lượng lớn sinh viên trường Đại học Y Hà Nội tới tư vấn, đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac, còn có nhiều người "ngoài ngành Y", đã đi làm cũng tới nghe tư vấn. Ảnh: Võ Thu

Trả lời câu hỏi về các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, các chuyên gia cho hay các phản ứng thông thường sau tiêm vaccine được xử trí theo hướng dẫn hiện hành của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Về nguy cơ tiềm tàng sau tiêm vaccine, các chuyên gia tham gia nghiên cứu Covivac cho hay, tại vị trí tiêm, tình nguyện viên có thể bị đau, đau khi chạm vào sừng hoặc chai cứng và quầng đỏ. Các nguy cơ tiềm tàng toàn thân có thể gặp là sốt, đau đầu, mệt mỏi hoặc khó chịu, đau cơ đau đầu và buồn nôn hoặc nôn..

Vì có thể có những rủi ro chưa biết liên quan đến Covivac nên tất cả các tình nguyện viên sẽ được theo dõi về bất kỳ nguy cơ ngoài dự kiến nào trong 28 ngày.

Tình nguyện viên tiêm Covivac được hỗ trợ 2,7 triệu cho 9 lần thăm khám sau tiêm - Ảnh 3.

4 bàn tư vấn được chuẩn bị để giải đáp mọi thắc mắc của người đến đăng ký. Tổng số người tới đăng ký tư vấn sáng 21/1 lên tới hơn 100 người.

Trong giai đoạn 1, sau khi khám sàng lọc, đối tượng tình nguyện tiêm tiêm thử nghiệm được căn dặn để tránh mắc bệnh cấp tính trong thời gian 1-6 tuần, sinh hoạt điều độ, cũng như tuân thủ các nguyên tác phòng dịch COVID-19. Sau tiêm, đối tượng được theo dõi tại trường Đại học Y Hà Nội trong vòng 24 giờ. 

TS.BS Trần Thanh Tùng (Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, các tình nguyện viên tham gia chương trình sẽ được theo dõi trong suốt 13 tháng và trải qua 9 lần thăm khám.

Trong quá trình tham gia, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường, các tình nguyện viên sẽ trao đổi ngay với tư vấn viên.

Tình nguyện viên tiêm Covivac được hỗ trợ 2,7 triệu cho 9 lần thăm khám sau tiêm - Ảnh 4.

Với các phản ứng nặng cần can thiệp điều trị, trong giai đoạn 1, tình nguyện viên sẽ được chăm sóc điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn giai đoạn 2, tình nguyện viên được chăm sóc tại bệnh viện huyện Vũ Thư và bệnh viện đa khoa Thái Bình.

TS Tùng cũng thông tin, các tình nguyện viên sẽ nhận được một khoản kinh phí hỗ trợ từ dự án nghiên cứu. Mỗi lần thăm khám, mỗi tình nguyện viên sẽ nhận được 300.000 đồng.

GS Đặng Đức Anh cũng thông tin, IVAC mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm để chi trả cho việc điều trị các thương tích liên quan đến nghiên cứu.

IVAC cũng mua bảo hiểm trách nhiệm cho nghiên cứu viên, nhóm thử nghiệm và tất cả các nhân viên, nhà thầu và các đơn vị khác cung cấp dịch vụ cho thử nghiệm nghiên cứu vaccine… theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

Võ Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Top