Tình trạng 'dương vật vùi' ở trẻ trai
Con trai tôi có 2 tinh hoàn đầy đặn, đi tiểu được nhưng dương vật hơi ngắn và thụt vào trong lớp mỡ da bụng.
Con tôi bụ bẫm, khỏe mạnh, phát triển tâm sinh lý bình thường. Khi đi nhà trẻ, cô giáo góp ý với gia đình là cháu có cấu trúc cơ quan sinh dục không giống với các bạn cùng lớp và đề nghị bố mẹ đưa đi khám.
Gia đình tôi ngạc nhiên vì trước giờ cháu có 2 tinh hoàn đầy đặn, đi tiểu được, dương vật của cháu đúng là hơi ngắn và có vẻ thụt vào trong lớp mỡ da bụng nhưng chúng tôi nghĩ chắc do cháu mập mạp quá thôi. Xin hỏi liệu cháu có vấn đề gì không? (Văn).

Ảnh minh họa: Health.
Trả lời:
Chào anh,
Trước hết phải nói rằng các cô giáo của cháu thật tận tâm và kỹ lưỡng. Bằng kinh nghiệm nuôi dạy các bé trai cùng độ tuổi, cô đã phát hiện được hình dáng bộ phận sinh dục của cháu nhà mình có gì đó khác lạ. Thường ở trẻ nhỏ, độ dài từ xương mu đến đầu dương vật nhỏ hơn 2 cm thì ngắn (ở người lớn dưới 4 - 6 cm).
Nguyên nhân dẫn đến kích thước dương vật bị ngắn thực sự thường do nội tiết:
- Não không tiết ra hormone LH để kích thích tinh hoàn tiết ra testosterone.
- Tinh hoàn bị suy không tiết ra testosterone.
- Dương vật không đáp ứng với tác động của testosterone (hội chứng kháng Androgen).
Có trường hợp dương vật của bé trai thực ra không bị ngắn mà bị "vùi", do da bìu tràn lên dương vật. Bao quy đầu của một số em có vòng xơ dài gây bít hẹp, nhốt "cậu bé" vào trong, tình trạng này do bẩm sinh hoặc cắt da quy đầu không đúng. Một số trường hợp khác bị thụt hẳn vào bên trong cơ thể, gọi là vùi (lún) dương vật. Đây là dị dạng bẩm sinh của bộ phận sinh dục ngoài, thường gặp ở người châu Á, được mô tả lần đầu tiên cách đây một thế kỷ do Keyes ghi nhận năm 1919.
Dị tật dương vật như trên có thể phát hiện ngay sau sinh do hình dạng đặc trưng của “chú chim nhỏ”, tuy nhiên thực tế thường có những nhầm lẫn trong chẩn đoán dẫn đến việc điều trị sai lầm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu về đường tiết niệu như nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm quy đầu xơ và tắc. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng quan hệ và sinh con.
Anh chị cần đưa con đi khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa. Các trường hợp này dễ bị chẩn đoán nhầm với chít hẹp bao quy đầu, nhất là vùi thể nhẹ nếu chẳng may cắt da quy đầu, sau này việc tạo hình dương vật cho cháu sẽ rất phức tạp, thậm chí không thể thực hiện được.
Cách xác định dương vật thể vùi không khó lắm: Sờ bóp nhẹ, nếu bị vùi thì tay ta không chạm được hoặc chạm rất ít vào thân dương vật, chỉ sờ được da quy đầu đồng thời da bìu có xu hướng chạy lên trên dương vật. Trong dị tật này, thân dương vật và quy đầu bị vùi trong lớp da quy đầu hoặc thành bụng, nên không nhô lên khỏi lớp da trước xương mu, gây khó khăn cho việc tiểu tiện. Vì vậy, nhìn bên ngoài không thấy thân dương vật, giống như em bé “không có chim” vậy. Khi dùng ngón tay ấn vào gốc dương vật để kéo da dương vật và bao quy đầu về phía xương mu mới thấy được thân dương vật, nhưng khi buông tay ra thì nó lại bị thụt vào và biến mất trong ngấn da.
Có thể anh sẽ nghe người ta “đồn” rằng, đa số trẻ bị vùi dương vật sau này sẽ trở thành “gay” do rối loạn nội tiết tố. Xin khẳng định đây là một bất thường về giải phẫu học, không phải do rối loạn nội tiết tố. Hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào ghi nhận các cháu bị vùi dương vật sau này sẽ thuộc về “giới tính thứ ba”.
Trường hợp dương vật bị vùi giả do béo phì, bị ngấn mỡ bụng che phủ thì không cần phẫu thuật. Chỉ cần cho cháu vận động, tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn để bé giảm cân. Thường ở người lớn khi béo thêm 10 kg, mỡ bụng che lấp khiến dương vật trông cứ như bị ngắn đi một cm. Các đấng mày râu vẫn gọi tình trạng này là "bụng to, lò xo ngắn".
Tuổi thích hợp để mổ điều trị cho cháu là 2-3 tuổi. Phẫu thuật ở lứa tuổi này ít gây xáo trộn về mặt tâm lý. Thêm vào đó, sau khi được phẫu thuật, "cậu nhỏ" ít bị phù nề hơn, việc kéo dài dương vật cũng dễ dàng hơn và thời gian phẫu thuật sẽ ngắn hơn so với lứa tuổi muộn hơn.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải/VnExpress

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 7 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 12 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 15 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 15 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.