Những thách thức cần giải pháp quyết liệt trong công tác dân số hiện nay
GiadinhNet - Công tác dân số ở nước ta, khởi đầu từ năm 1961 nhưng chỉ sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (NQTW 4) năm 1993 về Chính sách DS-KHHGĐ mới có sự thay đổi về chất và đạt được những thành tựu ấn tượng. Để giải quyết khó khăn và đạt được mục tiêu về dân số trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, việc triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nếu không có sự thay đổi, việc đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết này đề ra đến năm 2030 vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Thành công của công tác DS-KHHGĐ có tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội; góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Ảnh: Đình Nam
Từ sinh sản bản năng đến "sinh đẻ có kế hoạch"
Mức sinh sau nhiều thập kỷ giảm chậm, nhiều kỳ Đại hội Đảng không đạt được mục tiêu thì sau Nghị quyết TW 4 đã giảm nhanh và hiện nay đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế.
Nếu trước đây, trung bình mỗi phụ nữ hết tuổi sinh đẻ có khoảng 7 con thì từ năm 2005 đến nay, chỉ tiêu này chỉ còn khoảng 2 con. Mô hình "Gia đình 2 con" đã trở nên phổ biến. Mục tiêu mà chính sách DS-KHHGĐ theo đuổi suốt nửa thế kỷ qua đã đạt được, sớm hơn 10 năm so với thời điểm năm 2015 mà NQTW 4 đề ra. Kết quả giảm sinh của nước ta đã vượt trội so với trình độ phát triển.
Năm 2005, số con trung bình của một bà mẹ ở các nước đang phát triển là 2,8, các nước kém phát triển nhất là 4,3, cao hơn nhiều so với Việt Nam. Từ sinh sản bản năng, tự nhiên, đến nay người Việt Nam đã làm chủ trong lĩnh vực này, tức là "sinh đẻ có kế hoạch", chủ động và có trách nhiệm, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Đây là bước chuyển có tính cách mạng trong lĩnh vực sinh sản. Thành tựu nói trên tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, ngay từ năm 1999 Liên Hợp Quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về thành công của Chương trình DS-KHHGĐ ở nước ta.
Có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu từ chính sách giảm sinh thành công của Việt Nam. Một là, có Nghị quyết chuyên đề về Công tác dân số của Đảng và quan trọng hơn là cụ thể hóa Nghị quyết này thông qua Luật pháp, Chiến lược, Chương trình, Dự án về dân số. Hai là, xây dựng bộ máy độc lập, chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ. Đến nay, nước ta đã 8 lần thay đổi mô hình bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ. Nhưng giai đoạn (1992-2002), Việt Nam xây dựng bộ máy độc lập, chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ, mức sinh giảm tới 11,8%o. Đây là giai đoạn mức sinh giảm mạnh nhất, (các giai đoạn khác, cũng 10 năm, mức sinh giảm tối đa chỉ có 3,8%o). Ba là, đảm bảo đủ kinh phí, quản lý kinh phí theo Chương trình mục tiêu Quốc gia và tập trung kinh phí cho địa phương. Bốn là, giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam không phải là hành chính, mệnh lệnh, ép buộc mà là vận động, tuyên truyền và giáo dục. Năm là, cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ đa dạng, đa kênh, đa hình thức (miễn phí, bán rẻ, bán theo giá thị trường) và theo phương châm "Đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân".
Nghị quyết 21-NQ/TW chỉ rõ khó khăn, thách thức và giải pháp trong tình hình mới
Bước sang thế kỷ 21, ngoài đạt được mức sinh thay thế từ năm 2005, dân số nước ta xuất hiện nhiều đặc điểm mới: Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng; hình thành cơ cấu dân số vàng; dân số già hóa nhanh; phân bố dân số ngày càng không đồng đều, dân số có xu hướng tập trung vào thành phố và một số vùng; chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao.
Chính vì vậy, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về "Công tác dân số trong tình hình mới" của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII đã đề ra mục tiêu: "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững". Mục tiêu này được cụ thể hóa thành 24 chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2030. Trong khi đó, trước đây, NQTW 4 về "Chính sách DS-KHHGĐ" năm 1993 chỉ đề ra 1 mục tiêu cụ thể: "Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con".
Điều này cho thấy công tác dân số đến năm 2030 và từ đó trở đi, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong lời khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII là: "Vấn đề rất lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc".
Những quan điểm mới, mục tiêu mới và hệ thống giải pháp của công tác dân số ở nước ta đã được soi sáng trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Đảng. Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết này 3 năm qua cho thấy công tác dân số đang đứng trước những thách thức lớn.
Cần cụ thể hóa và đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW vào cuộc sống
Trước hết, để thực hiện chính sách dân số mới mà trọng tâm là "Dân số và Phát triển" phải đổi mới tư duy về chính sách dân số. Điều này không đơn giản, nhất là khi tư duy dân số chỉ là giảm sinh, là KHHGĐ, gần 60 năm qua đã "ăn sâu" trong tâm trí người dân và cán bộ quản lý. Vì vậy, giải pháp then chốt, đi trước là đẩy mạnh truyền thông, vận động về Dân số và Phát triển, về Nghị quyết 21-NQ/TW. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động này chưa đủ mạnh nên nhiều cán bộ quản lý, thậm chí là trong ngành Dân số cũng chưa thật hiểu thấu đáo Nghị quyết quan trọng này.
Về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số, Nghị quyết số 21-NQ/TW yêu cầu phải "phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong từng thời kỳ". Trọng tâm của thời kỳ này là "Dân số và Phát triển", nhưng tổ chức bộ máy hiện nay chưa thống nhất, đang đi theo hướng tinh gọn, "y tế hóa" có thể không phù hợp với "trọng tâm công tác dân số" hiện nay. Việc các đơn vị Dân số từ Trung ương đến cơ sở trực thuộc cơ quan Y tế cùng cấp, với nhân sự ngày càng "mỏng dần"; có thể quản lý các lĩnh vực mang tính chuyên môn nghiệp vụ y tế như: KHHGĐ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh... nhưng khó khăn trong việc điều phối các lĩnh vực "Dân số và Phát triển" khác như: Tận dụng cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; di cư và phân bố dân cư hợp lý... Tổ chức bộ máy quản lý dân số thay đổi nhiều nên cán bộ không yên tâm với công việc, một số địa phương không giữ được cán bộ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác.
Về kinh phí cho công tác dân số, trước đây chỉ thực hiện một mục tiêu, một chỉ tiêu giảm sinh nhưng ngay sau khi NQTW 4 được ban hành, đầu tư từ ngân sách Trung ương cho công tác dân số năm 1993 so với năm 1992 tăng gần 3 lần, còn năm 2012 tăng gấp 36 lần, đạt 970 tỷ. Hiện nay, giải quyết những vấn đề Dân số và Phát triển, với mục tiêu cụ thể gồm 24 chỉ tiêu, Nghị quyết số 21-NQ/TW yêu cầu "Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách" và "bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số" nhưng ngân sách của Trung ương lại giảm mạnh, thậm chí năm 2018 chỉ còn 289 tỷ, tức là chỉ gần 30% so với năm 2012. Kinh phí không chỉ giảm mà còn được cấp rất chậm đã tạo ra cú sốc lớn trong việc thực hiện chính sách dân số rộng lớn. Bên cạnh đó, nguồn tài trợ quốc tế và huy động nguồn lực xã hội cho công tác này gần như không đáng kể.
Thiếu kinh phí, ngay các tỉnh miền núi, vốn được ưu tiên bố trí nguồn lực, nhiều hoạt động của công tác dân số phải cắt; phương tiện tránh thai, phương tiện dùng cho các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số... luôn thiếu hoặc chậm đã hạn chế kết quả của công tác này.
Nếu không có sự thay đổi, khó đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII năm 1993 về Chính sách DS-KHHGĐ với những giải pháp quyết liệt, thể hiện trong 5 bài học kinh nghiệm đã trình bày ở trên, đã đạt được mục tiêu sớm 10 năm. Với những khó khăn, thách thức trong 2 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW vừa qua, nếu không có sự thay đổi, việc đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết này đề ra đến năm 2030 vẫn còn là một câu hỏi lớn. Rõ ràng, "đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp" như Nghị quyết 21-NQ/TW yêu cầu là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.

GS.TS Nguyễn Đình Cử (Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 2 giờ trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.