Tổng cục Dân số phát động cuộc thi “Sống chủ động - cùng viết nên câu chuyện ngày mai”
GiadinhNet - Cuộc thi nhằm khuyến khích, kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức, hành động đúng để tránh có thai ngoài ý muốn, giúp các bạn trẻ chia sẻ câu chuyện về chủ động tránh thai đã tự chủ thay đổi cuộc sống như thế nào.
Sáng nay, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9. Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Mục tiêu của Ngày Tránh thai Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe sinh sản.
Cuộc thi nhằm khuyến khích, kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức, hành động đúng để tránh có thai ngoài ý muốn, giúp các bạn trẻ chia sẻ câu chuyện về chủ động tránh thai đã tự chủ/ thay đổi cuộc sống như thế nào.
Cuộc thi áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ và đội ngũ cán bộ dân số và cộng tác viên dân số cũng như nhân dân tại các địa phương hưởng ứng tham gia cuộc thi. Thời gian diễn ra cuộc thi từ 26/9/2022 – 26/10/2022.
Cách thức tham gia
Bước 1: Thể hiện nội dung "Chủ động tránh thai đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?" bằng các hình thức: tiểu phẩm hoặc thuyết trình (bằng lời và hình ảnh bổ trợ). Toàn bộ tác phẩm thì cần chèn KV- Hình ảnh chủ đạo của chương trình vào cuối clip hoặc vị trí phù hợp, Tải KV tại đây: Link tải KV: https://cutt.ly/kv-wcd-2022 .
Bước 2: Đăng bài dự thi lên Tiktok và/hoặc Facebook ở chế độ công khai. Đối với cán bộ, cộng tác viên dân số có thể sử dụng Facebook của cá nhân hoặc Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh, thành phố.
Bước 3: Viết caption kêu gọi bạn bè cùng tham gia cuộc thi kèm các hashtag: #songchudong #truyenthongdanso #cungvietnencauchuyenngaymai và nếu trên Tiktok thì đồng thời gắn thẻ @Truyenthongdanso.
(*) Nếu bạn là cán bộ và cộng tác viên dân số thì cần thêm hashtag là tên tỉnh. Ví dụ: #tphochiminh (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Hồ Chí Minh); #hanam (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Nam); #ninhbinh (viết tắt của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình).
Bước 4: Điền link bài dự thi ở phần bình luận của bài đăng phát động trên fanpage Facebook của Tổng cục Dân số http://www.facebook.com/vutruyenthonggiaoduc
(Điền 2 link của Tiktok và Facebook nếu tham gia trên cả 2 kênh).
Lưu ý:
- Bài dự thi cần thể hiện rõ nội dung và thông điệp cuộc thi.
- Chưa được gửi đi tham gia các cuộc thi khác và chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào. Không thể hiện các thông tin cá nhân trong video clip dự thi.
- Không vi phạm các quy định về Luật An ninh mạng, quyền tác giả; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, hành động trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam; không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo; không vi phạm các quy định pháp luật liên quan khác.
- Không thể hiện tên, nhãn hiệu, mọi loại thuốc tránh thai. Trường hợp cần thiết phải sử dụng hình ảnh sản phẩm thì phải làm mờ hoặc che đậy tên nhãn hiệu sản phẩm. Người dự thi không nhận tài trợ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện tránh thai.
Cuộc thi "Sống chủ động – cùng viết nên câu chuyện ngày mai" nằm trong Chương trình truyền thông kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng hợp tác giữa Tổng cục DS-KHHGĐ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Bayer Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Trước đó, trong giai đoạn 2017-2020 (Giai đoạn 1), Chương trình đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng. Năm 2017, hơn 8 triệu người biết đến các hoạt động của Chương trình. Năm 2018, Chương trình đã có hơn 15 triệu lượt tiếp cận. Năm 2019, Chương trình đã có khoảng 25 triệu lượt tiếp cận.
Trong giai đoạn 1 các hình thức truyền thông, giáo dục chính là: Tổ chức các hội thảo tập huấn cho các cán bộ dân số và cán bộ Hội phụ nữ các tỉnh, thành phố; các hoạt động tuyên truyền trên các kênh truyền thông trực tuyến; truyền thông trên Fanpage "Sinh viên sống chủ động" cho đối tượng sinh viên giao lưu và tìm hiểu về các biện pháp tránh thai; tổ chức hội thảo tại các trường đại học về tránh thai và trên website là cuộc thi online "Sinh viên sống chủ động"; xây dựng và phổ biến App Mobile với tên "Sống chủ động" trên cả nền tảng Android và IOS.
Giai đoạn 2: Từ năm 2020-nay, do đại dịch COVID-19 bùng nổ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động offline trong công tác tuyên truyền DS-KHHGĐ. Nhanh chóng thích nghi với thách thức của thời điểm đó, Tổng cục DS-KHHGĐ cùng các đơn vị đồng hành đã chuyển hướng đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến (online) hơn để vừa đảm bảo quy tắc phòng chống dịch bệnh, vừa giúp chị em phụ nữ vẫn tiếp cận được các thông tin về sức khỏe sinh sản một cách khoa học, chính thống.
Năm 2020, tổng lượt tiếp cận cho các chiến dịch truyền thông trực tuyến được ghi nhận lên đến gần 31 triệu lượt. Năm 2021, tổng lượt tiếp cận cho các chiến dịch truyền thông trực tuyến được ghi nhận lên đến gần 29 triệu lượt.
Nửa đầu năm 2022, tuy đại dịch dần được khống chế nhưng người dân vẫn còn cảnh giác trước sự lây lan của dịch bệnh, công tác dân số của chương trình ở nửa đầu năm 2022 vẫn tiếp tục được duy trì ở hình thức online với tổng lượt tiếp cận lên đến hơn 3,5 triệu lượt.
Trong giai đoạn 2 các hình thức tuyên truyền trực tuyến đã thực hiện gồm: Sản xuất các clip về việc tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; các thông tin, bài viết khoa học nhưng không kém phần trẻ trung, trendy trên cả Fanpage và Website Phụ nữ sống chủ động và Fanpage, Zalo, Tiktok, Youtube "Truyền thông dân số" của Tổng cục DS; series các clip giáo dục giới tính trên Youtube có sự tham gia của chuyên gia sản phụ khoa; phát sóng các số Radio trò chuyện cùng chuyên gia tại kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam; phối hợp với nhiều người nổi tiếng để thực hiện các số livestream trên fanpage cá nhân nhằm lan tỏa thông tin và ý thức tránh thai chủ động đến với càng nhiều các đối tượng phụ nữ hơn.
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...