Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng

Thứ ba, 08:22 03/09/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Tổng cục DS–KHHGĐ vừa công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng. Tham dự buổi công bố ngày 30/8/2013, có lãnh đạo Tổng cục DS –KHHGĐ, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của Bộ Y tế và Tổng cục DS –KHHGĐ.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS–KHHGĐ được giao nhiệm vụ kiêm Giám đốc Trung tâm. Các ông bà Nguyễn Cao Trường – Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, Đỗ Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục được điều động làm Phó Giám đốc Trung tâm.
 
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 1
TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng trao quyết định bổ nhiệm kiêm Giám đốc Trung tâm cho Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân.

Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng được thành lập theo QĐ số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS – KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.

Phát biểu tại buổi công bố, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS –KHHGĐ giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo Trung tâm mới được bổ nhiệm và điều động. Tổng cục trưởng chỉ đạo Trung tâm cần trọng tâm thực hiện trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở, nhằm nâng cao năng lực cán bộ, đặc biệt trong bối cảnh công tác dân số có nhiều khó khăn, thách thức mới nảy sinh. Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh yếu tố đoàn kết, sáng tạo đối với tập thể Trung tâm, đó cũng là sức mạnh để cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thay mặt lãnh đạo Trung tâm, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân kiêm Giám đốc Trung tâm hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 
Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng có chức năng giúp Tổng cục trưởng tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức và những người làm công tác DS–KHHGĐ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
 
Một số hình ảnh tại buổi công bố:
 
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 2
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 3
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 4
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 5
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 6
Tổng cục DS –KHHGĐ công bố quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng 7
Hà Anh

 

vietha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top